Cần đổi mới nội dung đào tạo nghề cho nông dân
Đào tạo nghề tạo ra những nông dân 4.0
Mới đây tại Hội thảo Khoa học Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trước tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (4.0), ông Lê Tấn Dũng - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH nhấn mạnh: Nông nghiệp - nông thôn - nông dân là 3 thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó không thể tách rời; có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Dũng cho biết, sau hơn 10 năm thực hiện đề án 1956 hàng chục triệu nông dân đã được đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Nông nghiệp, nông thôn được cải thiện. Tuy vậy, công tác đào tạo nghề cho LĐNT cũng còn gặp nhiều hạn chế. Do vậy, cần phải có những bước chuyển mới trong việc đào tạo nghề cho LĐNT. Đào tạo nghề phải giúp tạo ra những thế hệ nông dân 4.0.
Từng là nông dân đi làm thuê, giờ đây chị Hoàng Thị Tân 42 tuổi, (Tân Cương, Thái Nguyên) đã trở thành Giám đốc HTX Tâm trà thái. Chị Tân là một trong những nông dân 4.0 điển hình được hưởng lợi từ mô hình đào tạo nghề.
“Tôi đã rất bất ngờ vì tất cả những kiến thức được học là những kiến thức tôi đang cần. Các thầy không chỉ dạy cho tôi trồng chè, bón phân, thu hái, sao chế như thế nào... các thầy còn dạy cả kiến thức khởi nghiệp kinh doanh, kỹ năng quản lý, cách đóng tem nhãn, cách livestream bán hàng trực tuyến, thậm chí tôi còn học được cả cách làm du lịch sinh thái...”, chị Tân kể lại.
Từ những kiến thức được học, chị nhanh chóng chuyển đổi số. Nhờ đó, trong 2 năm dịch bệnh doanh số bán hàng của HTX vẫn tăng trưởng tốt, hàng hóa không chỉ được bán trong nước mà còn xuất ra nước ngoài. Thu nhập của lao động tham gia HTX cũng tăng lên theo thời gian.
Tiến sĩ Phan Chính Thức - Chuyên gia đào tạo nghề cho rằng Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức, sẽ có những ngành nghề mới phát sinh, một số ngành nghề sẽ bị triệt tiêu. Trong bối cảnh đó, nông nghiệp sẽ ứng dụng công nghệ vào sản xuất; sử dụng nhiều robot, thiết bị không người lái, công nghệ led, công nghệ tưới nhỏ giọt...
“Trước đây lao động chỉ học 1 lần làm việc suốt đời, nhưng nay thì khác. LĐNT, làm nông nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố: Khí hậu; đất đai; công nghệ,... những yếu tố này thay đổi liên tục vì thế lao động phải học tập không ngừng”, ông Thức nói.
Về đào tạo lại, ông Thức cho rằng cần phải mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng. Đặc biệt nâng cao chất lượng và đây là mục tiêu quyết định sự thành công của việc đào tạo nghề cho LĐNT.
Ông Dương Đức Lân - Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội thì lại cho rằng phải tăng cường xã hội hóa đào tạo nghề.
“Cần phải có các cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Kết nối các bên trong việc khảo sát, đào tạo. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng, các HTX, Hội Nông dân (ND) trong công tác tổ chức đoàn thể tham gia hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT”, ông Lân nói.
Đặc biệt, hình thành Hội đồng kỹ năng nghề nông nghiệp với vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn để tham gia sâu vào toàn bộ quá trình đào tạo nghề từ khảo sát đánh giá nhu cầu của thị trường việc làm, xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng, xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức triển khai đào tạo, đánh giá trình độ kỹ năng nghề, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm và tuyển dụng.
Nông dân cần đào tạo kỹ năng quản lý, kinh doanh
Để nâng cao chất lượng dạy nghề cho LĐNT, đặc biệt nông dân, ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Hội NDVN cho rằng ngoài việc đào tạo kỹ thuật chuyên môn thì cần tăng đào tạo kỹ năng mềm, trọng tâm là kỹ năng khởi sự kinh doanh.
Ông Định cho rằng, điều kiện học tập của nông dân Việt Nam còn rất khó khăn. Hầu hết các chương trình học hiện nay là đào tạo tại trường lớp, nông dân gặp hạn chế về thời gian, không gian. Cần đổi mới việc đào tạo, ngoài đào tạo trực tiếp, cần tăng cường đào tạo trực tuyến qua mạng Internet. Đặc biệt, ngoài việc đào tạo kỹ năng chuyên môn, cần phải đào tạo kỹ năng mềm, các kỹ năng tổ chức quản lý kinh doanh, bán hàng. Bởi vì nếu không có kỹ năng xúc tiến thương mại, không biết bán hàng khiến sản phẩm làm ra rơi vào tình trạng dư thừa, ế ẩm…
Điều làm ông trăn trở nhất chính là giải pháp đào tạo nghề, tạo việc làm cho hàng triệu lao động mất việc ở khu công nghiệp. Bởi vì lao động mất việc về quê làm nông nghiệp nhưng không có kỹ năng, muốn chuyển đổi nghề cũng không thể. Bên cạnh đó, cũng cần nâng tuổi đào tạo nghề cho LĐNT vì có những nông dân 70 - 80 tuổi vẫn còn ra đồng làm nông nghiệp. Việc giới hạn lao động dưới 60 tuổi mới được học nghề không còn phù hợp.
Cũng theo ông Định, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, có thể tính toán bồi dưỡng thêm kỹ năng sư phạm cho hơn 3,5 triệu nông dân SXKD giỏi, nếu được đào tạo đây sẽ là những người thầy rất tâm huyết, đào tạo nghề rất hiệu quả. Thực tế, từ năm 1988, Hội ND cũng triển khai đề án “Nông dân đào tạo cho nông dân”, kết quả rất khả quan.
“Chúng tôi kiến nghị Bộ LĐTBXH quan tâm hơn tới các Trung tâm Hỗ trợ ND. Hiện nay, Hội ND có 52 trung tâm đào tạo nghề nông dân, mới được đổi tên thành Trung tâm Hỗ trợ ND. Bản chất hoạt động không thay đổi, vẫn đào tạo nghề nhưng hiện nay không được cấp chứng chỉ, bằng cấp khi đào tạo. Chúng tôi kiến nghị Bộ LĐTBXH xem xét tháo gỡ vướng mắc về vấn đề này”, ông Định nêu kiến nghị.
Ông Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đồng tình với ý kiến của đại diện lãnh đạo Hội ND. Ông Khánh cho biết, hiện nay khối lượng kiến thức về khởi nghiệp, marketing, đào tạo cho giám đốc HTX... đã được đưa vào giảng dạy. Thời gian tới, Bộ LĐTBXH và Bộ NN&PTNT cũng sẽ có đổi mới mạnh mẽ hơn trong việc đào tạo nghề, trong đó tăng cường hơn nữa các kiến thức kỹ năng mềm trong các chương trình dạy nghề cho nông dân.
“Hiện nay chúng tôi đã hoàn thành việc lấy ý kiến của các bộ, ngành và địa phương và đã trình Chính phủ xem xét đề án Đổi mới đào tạo nghề cho LĐNT tới năm 2025. Ngay khi được Chính phủ phê duyệt, các địa phương sẽ triển khai”, ông Khánh cho biết.
”Cần phân tích rõ các rào cản, từ đó đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới đào tạo nghề đặc biệt là những biến động về nghề nghiệp trong tương lai. Xác định LĐNT sẽ làm gì, là ai trong cuộc cách mạng này, từ đó mới có thể thiết kế chính sách đào tạo nghề phù hợp, hiệu quả”.
Ông Phùng Xuân Nhạ - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
-
Bình Định: Sôi nổi Hội thi nông dân công tác giảm nghèo bền vững -
“Cần cán bộ Hội nhiều kinh nghiệm về xây dựng chi, tổ hội” -
Người làm “cầu nối” nông dân và doanh nghiệp -
Tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về sử dụng năng lượng tái tạo
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
- Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ Hội cơ sở
- “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội”
- “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”
- “Cán bộ Hội phải hiểu biết sâu rộng, đa dạng và linh hoạt”
- Vùng nông thôn sẽ là nhân tố thúc đẩy giai đoạn bùng nổ tiếp theo của nền kinh tế số
- Nỗ lực, tâm huyết góp phần để cuộc sống nông dân ngày một thịnh vượng
-
Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức ra mắt “Câu lạc bộ 5 nhà”Sáng ngày 2/11/2024 tại khu du lịch Làng Xanh tỉnh Bến Tre, Hội nông dân tỉnh đã có buổi ra mắt Câu lạc bộ (CLB) 5 nhà gồm Nhà nước – Nhà nông – Nhà báo - Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và phát động phong trào đóng góp để phát triển “Quỹ hỗ trợ nông dân” trên địa bàn tỉnh.
-
Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc(Tapchinongthonmoi.vn) – Được xem là vùng “rốn lũ” của miền Trung, việc bảo vệ thành quả nông thôn mới (NTM) với Hà Tĩnh cũng chẳng khác hành trình xây dựng đầy gian nan, đích đến càng cao lại nhiều thách thức. Chính vì lẽ đó, người dân nơi đây xem thiên tai như là sự thử thách sinh tồn, để rồi trong gian khó tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên hiện diện càng rõ hơn và được ví như “điểm tựa” để vượt qua.
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợpNgày 1/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, chủ trì hội nghị.
-
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóaThời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn những làn điệu dân ca các dân tộc, thu hút được sự quan tâm của người dân ở nhiều lứa tuổi.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
1 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
2 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
3 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay