Chiêm ngưỡng Pu Ta Leng "nàng tiên" của núi rừng Tây Bắc
Những lưu ý khi chinh phục đỉnh Pu Ta Leng
Nếu du khách từ Hà Nội nên đi xe giường nằm Lai Châu – Hà Nội, đi theo đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai để đến thành phố Lai Châu. Từ thành phố Lai Châu, du khách sẽ đi tiếp đến bản Hồ Thầu, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường để bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh Pu Ta Leng.
Du khách cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt, giày leo núi, quần áo thích hợp, thường xuyên cập nhật thời tiết để chọn ngày nắng ráo cho hành trình chinh phục của mình. Du khách cần có poster (người dẫn đường) là người địa phương sẽ mang hành lý, chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và nước uống cho du khách trong suốt hành trình.
Chặng đường đầu tiên, du khách sẽ được đi qua những cánh rừng và những con suối chảy róc rách suốt ngày đêm. Khi thấm mệt, dừng chân bên dòng suối trong vắt như gương để thư giãn, du khách có thể uống nước tại đây, tắm mát và chụp lại những khoảnh khắc đẹp làm kỷ niệm. Đến trưa, du khách sẽ nghỉ ngơi và dùng bữa trưa tại thung lũng thảo quả xanh mướt như ngọc.
Sau bữa trưa, du khách sẽ tiếp tục cuộc hành trình với những khám phá mới mẻ. Du khách có thể thả hồn theo biển mây hoặc ngắm những rừng cây cổ thụ bạt ngàn và quên đi cuộc sống bận rộn hàng ngày để hòa mình cùng núi rừng Tây Bắc.
Kết thúc ngày thứ nhất chinh phục đỉnh Pu Ta Leng, đi đến độ cao khoảng 2.500m so với mực nước biển, du khách sẽ dừng lại, nghỉ ở lán gỗ của người dân. Sau một ngày leo núi, ngắm cảnh với nhiều điều hấp dẫn, mới lạ, du khách sẽ được dùng bữa tối do các poster chuẩn bị. Du khách cũng có thể cùng các poster nấu các món ăn, hái rau rừng về luộc... Các món ăn độc đáo, mang đậm chất vùng cao như thịt lợn cắp nách quay, gà bản, cá suối nướng, thịt khun khói, du khách ăn một lần sẽ không bao giờ quên. Ăn tối xong, mọi người cùng nhau ca hát và trải nghiệm một đêm se lạnh, không khí trong lành, bình yên mà ở thànhh phố không bao giờ có được.
Ngày thứ 2 tiếp tục cuộc hành trình, từ độ cao 2.500m so với mực nước biển, du khách sẽ được lạc vào rừng chè cổ thụ nguyên sinh hàng trăm năm tuổi. Để thích ứng với tình hình thời tiết ở đây, trên mặt lá chè có lớp lông mỏng phủ ở trên và thân cây cũng được phủ đầy rêu. Chè cổ thụ là một loại chè đặc sản, quý hiếm, thường được người dân địa phương gọi là chè Tuyết Shan Pu Ta Leng.
“Vườn cổ tích Pu Ta Leng”
Lên đến độ cao 2.900m, du khách sẽ như lạc vào chốn "Tiên cảnh", dân phượt đã đặt tên cho nơi đây là "Vườn cổ tích Pu Ta Leng" với rừng Đỗ Quyên cổ thụ nhiều sắc màu khác nhau như hồng, đỏ, trắng... Người ta thường mệnh danh đây là “Thủ phủ” hoa Đỗ Quyên của Tây Bắc với nhiều cây cao to, xòe tán sum suê và ra hoa đẹp rực rỡ cả một vùng núi rừng.
Đỗ Quyên nở đẹp nhất vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm. Đến đây du khách sẽ được tận hưởng những cảm giác tuyệt vời khi băng rừng, vượt núi và ngắm hoa Đỗ Quyên khoe sắc thắm giữa bầu trời trong xanh rồi đi dưới tán rừng với những cánh hoa Đỗ Quyên rơi đầy màu sắc. Nếu chinh phục đỉnh Pu Ta Leng vào dịp cuối năm (tầm khoảng tháng 11), du khách sẽ được ngắm rừng phong lá vàng, lá đỏ tuyệt đẹp. Theo các poster, chinh phục đỉnh Pu Ta Leng mùa nào cũng có nét đẹp riêng...
Còn gì thú vị hơn khi chinh phục được những chặng đường hiểm trở, hấp dẫn, đầy bí ẩn, lên đến đỉnh Pu Ta Leng với độ cao 3.049m, du khách sẽ vỡ òa trong cảm xúc khó diễn tả thành lời. Thiên nhiên như ban tặng cho những ai có ý chí và nghị lực vượt qua chặng đường dài đặt chân tới đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tiềm ẩn của núi rừng. Du khách có cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, như đang bay bổng trên núi cao.
Đứng trên đỉnh Pu Ta Leng, du khách sẽ được ngắm nhìn biển mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh đầy nắng, gió và ngắm rất nhiều ngọn núi cao khác như đỉnh Bạch Mộc Nương Tử, đỉnh Ngũ Chỉ Sơn, thậm chí vào những ngày thời tiết đẹp, trời trong xanh có thể nhìn thấy cả đỉnh Phan Xi Păng... Khung cảnh này như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi núi non hùng vĩ. Cũng chính từ việc lấy ý tưởng từ đỉnh Pu Ta Leng, tỉnh Lai Châu đã tổ chức nhiều giải dù lượn trong nước và quốc tế với các chủ đề khác nhau, trong đó có chủ đề "Bay lên đỉnh Pu Ta Leng"...
Đỉnh Pu Ta Leng là điểm đến được nhiều khách du lịch, các đoàn phượt trong và ngoài nước ưa mạo hiểm luôn muốn chinh phục, nhất là vào mùa hoa Đỗ Quyên. Ở nơi đây vẫn còn vẹn nguyên là một cánh rừng nguyên sinh, với hệ thống thảm động – thực vật vô cùng phong phú. Tất cả đều phát triển tự nhiên và không hề có dấu hiệu tác động bởi bàn tay con người. Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ này đã khắc họa nên một bức tranh Pu Ta Leng rực rỡ khiến những ai đã đặt chân đến đây đều phải say đắm, mê hoặc.
-
Lâm Đồng: Công nhận 3 mô hình điểm với sản phẩm là du lịch canh nông -
Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
Hà Nội phát triển du lịch làng nghề, gắn kết sản phẩm thủ công mỹ nghệ -
Đặc sắc “Ngôi nhà ngô” ở Mù Căng Chải
- Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. HCM - ITE HCMC và Hội chợ triển lãm quốc tế quà tặng, quà lưu niệm TP. HCM
- Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo
- Korea MICE Roadshow và mục tiêu đưa 5 triệu lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2024
- Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn ở huyện miền núi Vũ Quang
- Bình Định ban hành quy định chính sách để thu hút khách du lịch MICE
- Về “miền quê cổ tích” Ngọc Chiến trải nghiệm điểm du lịch cộng đồng đạt hạng OCOP 4 sao
- Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định hứa hẹn thu hút nhiều khách du lịch
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết