Chính sách của Nhà nước trong việc bảo vệ rừng, phát triển rừng
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định này, nhiều bạn đọc đã đề nghị thông tin chi tiết những chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc bảo vệ rừng, phát triển rừng… Sau đây chúng tôi xin trích đăng một số câu hỏi đó và giải đáp của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mai (Giảng viên Học viện Tư pháp).
Chính sách bảo vệ rừng:
Bạn đọc H’Bang (Đắk Nông): Hôm rồi tôi nghe đài được biết Nhà nước có chính sách khoán mới cho người dân bảo vệ rừng. Đề nghị cho biết cụ thể chính sách khoán đó thế nào?
Đúng như bạn biết, ngày 24/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó có quy định mức hỗ trợ bảo vệ rừng. Theo đó, mức kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng mức bình quân 500.000 đồng/ha/năm. Cụ thể như sau:
Đối với rừng đặc dụng: Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 Nghị định trên thì Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.
(Theo quy định tại khoản 24 Điều 2 Luật Lâm nghiệp thì: “Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán”).
Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân (theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 5, Nghị định trên)
Đối với rừng phòng hộ: Chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng phòng hộ cũng như đối với rừng đặc dụng. Chỉ khác về đối tượng thụ hưởng. Ngoài cộng đồng dân cư còn thêm hai đối tượng là: Hộ gia đình, cá nhân (theo quy định tại điểm d, khoản 1, và điểm c, đ khoản 2, Điều 9 Nghị định trên).
Đối với rừng sản xuất: Nhà nước hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng. Đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ như đối với rừng phòng hộ. (theo quy định tại điểm d, khoản 1, và điểm b, c, khoản 2, Điều 12 Nghị định trên).
Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
Bạn đọc Lù Văn Tuoi (Điện Biên): Nghe nói tới đây Nhà nước trợ cấp gạo cho người bảo vệ rừng. Tôi muốn được biết cụ thể quy định này?
Thông tin bạn biết là chính xác, Điều 21. Nghị định 58/2024/NĐ-CP có quy định việc “Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng”. Cụ thể như sau:
Về đối tượng và nội dung trợ cấp: Hộ gia đình nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại xã khu vực II và III thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng để thay đổi tập quán du canh du cư, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy và đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Mức trợ cấp, 15kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bảo các nguyên tắc sau:
Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450kg/năm;
Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm;
Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy, hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn;
Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Các bạn lưu ý, để được hưởng chính sách trợ cấp gạo, các đối trên còn phải đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại khoản 3, Điều 21, Nghị định này như: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; thực hiện bảo vệ rừng theo quy định… có hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo quy định…
Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
Bạn đọc Phạm Văn Hai (Cà Mau): Vừa qua nghe cán bộ Hội Nông dân xã nói, Nhà nước có chính sách mới để hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Hỏi chi tiết thì anh ấy cũng chưa nắm được vì anh ấy cũng chỉ mới được nghe phổ biến như thế. Đề nghị cho biết chính sách mới hỗ trợ người trồng rừng sản xuất ra sao? Mức hỗ trợ thế nào?
Điều 14, Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định chính sách “Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ”.
Đối tượng được thụ hưởng chính sách này gồm: Chủ rừng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.
Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.
Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).
Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt.
Điều kiện được hỗ trợ: Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; không hỗ trợ đầu tư cho các diện tích đã được nhà nước đầu tư hoặc đã dùng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; không hỗ trợ lặp lại trong một chương trình, dự án;
Cây giống để trồng rừng của chủ rừng phải có đủ hồ sơ theo quy định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
Hỗ trợ người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng
Bạn đọc Trần Thị Nga (Phú Thọ): Để tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho cư dân thuộc vùng đệm của các khu rừng đặc dụng, Nhà nước có chính sách hỗ trợ thế nào?
Việc hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng được quy định tại Điều 8, Nghị định 58/2024/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Đối tượng và mức hỗ trợ: Cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm.
Nội dung hỗ trợ: Căn cứ vào nguồn kinh phí được hỗ trợ, cộng đồng dân cư xác định nội dung hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:
Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, giống cây trồng, giống vật nuôi; thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ;
Vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng của cộng đồng dân cư như công trình nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn, nhà văn hóa và các công trình khác.
Tuy nhiên để được hỗ trợ thì cộng đồng dân cư phải đáp ứng các điều kiện sau:
Cộng đồng dân cư có quá trình bảo vệ rừng tốt, không để xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ rừng;
Có kế hoạch, dự toán được duyệt; có cam kết bảo vệ rừng với ban quản lý rừng đặc dụng;
Không trùng lặp nội dung hỗ trợ với dự án được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài những câu hỏi trên, còn rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước như: Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng; Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ… Để biết thông tin chi tiết, các bạn nghiên cứ Nghị định trên.
-
Chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú -
Quy định vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai -
Nhà trường được thu và không được thu những khoản phí đầu năm học mới -
Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới
- Chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến khai thác trái phép thủy sản
- Quy định mới về hỗ trợ đất đai đối với người dân tộc thiểu số
- Chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp
- Quy định mới về bảo vệ, khai thác, sử dụng nước
- Một số quy định mới về chế độ chính sách trợ giúp xã hội
- Nhiều ý kiến trao đổi, góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
-
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tếNhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La không chỉ giải được bài toán nông sản “được mùa mất giá”, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn đưa thương hiệu nhãn Sông Mã ghi danh trên bản đồ nông sản thế giới.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp; kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương 17 gương “Nông dân tiêu biểu” và 26 “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 9/10, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM) đã khai mạc Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 2 năm 2024 với gần 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp từ TP. HCM và các tỉnh. Đây là hoạt động do Hội nông dân (HND) TP. HCM tổ chức nhằm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024).
-
Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua triển lãm sách 70 năm giải phóng Thủ đôTrong không khí mùa thu lịch sử, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, sáng 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
-
Trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đôTại Lễ tuyên dương Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định thu hút trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô.
-
Hà Nội - Dấu ấn 25 năm Thành phố vì Hòa bìnhNgày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. 25 năm trôi qua, Hà Nội đã không ngừng phát triển, mạnh mẽ vươn lên, đạt những thành tựu đáng tự hào, không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
-
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xaNhờ chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số và bắt nhịp được xu hướng thị trường, hợp tác xã Tây Bắc (bản Huổi Hẹ, xã Viêng Lán, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã đưa thương hiệu “Tỏi đen Yên Châu” cùng nhiều nông sản bản địa khác “ghi danh” trên thị trường.
-
Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/10 vừa qua, tình hình sản xuất nông nghiệp trong quý III vẫn duy trì đà tăng trưởng, lúa vụ Đông Xuân - Hè Thu đạt kết quả khá; đàn gia cầm ổn định, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu.
-
Hà Tĩnh: Một nông dân thu tiền tỷ từ mô hình nuôi chồn vòi mốc(Tapchinongthonmoi.vn) - So với nhiều vật nuôi khác, nuôi chồn vòi mốc chi phí đầu tư thấp, song bán giá cao, không phải lo lắng về đầu ra sản phẩm. Nhận thấy những điều này, anh Lê Văn Bình, ở thôn Hợp Phát, xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã lựa chọn mô hình này để phát triển kinh tế và mang lại hiệu quả.
-
Bình Thuận: Hướng dẫn hội viên nông dân chuyên canh rau an toàn ở Hàm Thuận BắcViệc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác. Hiện nay, các cấp Hội Nông dân trong huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ hội viên về giống, kỹ thuật canh tác, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để chuyên canh rau an toàn đạt hiệu quả cao.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
5 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang