Chính sách tín dụng ưu đãi tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Sau khi Nghị định trên được ban hành, Tạp chí Nông thôn mới đã nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc về chính sách này. Chúng tôi xin trích đăng một số câu hỏi và giải đáp của luật sư Vũ Công Dũng - Văn phòng Luật sư Bảo Hiến:
Bạn đọc Lộc Văn Hà (Thanh Hóa): Được biết Nhà nước mới có chính sách tín dụng ưu đãi ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Đề nghị cho biết ai được vay vốn ưu đãi theo chính sách này?
Đúng như bạn đã biết, đó là chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Theo Khoản 1, Điều 2 Nghị định này thì:
- Khách hàng vay vốn theo quy định tại Nghị định này bao gồm:
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định trong từng thời kỳ, thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định tại Nghị định này.
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định tại Nghị định này.
Tuy nhiên: Để được vay vốn, người vay phải đáp ứng các quy định về đối tượng vay vốn, điều kiện vay vốn… quy định tại Nghị định này
Bạn đọc Y Blang (Gia Lai): Chính sách tín dụng ưu đãi ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi có quy định chỉ được vay vốn trong các trường hợp nào không?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Nghị định 28/2022/NĐ-CP thì người vay vốn theo Nghị định này phải sử dụng vốn vay đúng mục đích. Cụ thể là sử dụng vốn vay vào các mục đích quy định trong các Điều 10, 16, 22, 28, 34 (hay nói cách khác chỉ được vay vốn ưu đãi theo Nghị định này trong các trường hợp sau:
Sử dụng vào việc trang trải chi phí để có đất ở (Điều 10).
Sử dụng vào việc trang trải chi phí xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở (Điều 16).
Sử dụng vào việc trang trải chi phí tạo quỹ đất sản xuất hoặc chi phí học nghề, chuyển đổi nghề (Điều 12).
Vay vốn để thực hiện Dự án vùng trồng dược liệu quý, Dự án Trung tâm nhân giống được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Điều 28).
Vay vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị (Điều 34).
Tùy theo mục đích sử dụng vốn vay nêu trên, sẽ có quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện được vay, mức được vay cũng như thời hạn vay, mức lãi suất… tương ứng. Để có thông tin chi tiết, các bạn tham khảo Nghị định trên.
Bạn đọc Lò Văn Thái (Lai Châu): Đề nghị cho biết chính sách vay vốn ưu đãi mua đất ở đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số?
Việc cho vay hỗ trợ đất ở được quy định tại Chương II, Nghị định trên. Để được vay vốn ưu đãi theo quy định này, bạn phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
Bạn phải thuộc: Hộ nghèo dân tộc thiểu số hoặc hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bên cạnh đó, đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Cư trú hợp pháp tại địa phương và có tên trong danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thành viên đại diện vay vốn của hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay.
Phải sử dụng vốn vốn vay đúng mục đích: vay vốn để sử dụng vào việc trang trải chi phí để có đất ở.
Mức cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không vượt quá 50 triệu đồng/hộ.
Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận, nhưng tối đa là 15 năm. Trong 5 năm đầu, khách hàng chưa phải trả nợ gốc.
Lãi suất cho vay bằng 3%/năm.
Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Bạn đọc ở Hòa Bình: Làm nhà, sửa nhà có được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi không?
Làm nhà, sửa nhà là một trong những trường hợp được vay vốn ưu đãi theo quy định tại Nghị định 28/2022/NĐ-CP, Tuy nhiên không phải ai cũng được thụ hưởng chính sách ưu đãi này. Để biết thông tin chí tiết, bạn tham khảo Chương III, Nghị định 28/2022/NĐ-CP.
Bạn đọc Trần Văn Vương (Kon Tum): Mức được vay, lãi suất vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, theo quy định tại Nghị định 28/2022/NĐ-CP là bao nhiêu?
Tùy theo việc sử dụng vốn vay vào mục đích nào, sẽ có mức vay, mức lãi suất tương ứng, cụ thể là:
Vay hỗ trợ đất ở, nhà ở: Lãi suất cho vay bằng 3%/năm; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Mức cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không vượt quá 50 triệu đồng/hộ đối với hỗ trợ đất ở; không vượt quá 40 triệu đồng/hộ đối với hỗ trợ nhà ở.
Vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề: Mức cho vay hỗ trợ đất sản xuất do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không vượt quá 77,5 triệu đồng/hộ.
Mức cho vay chuyển đổi nghề do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận tối đa bằng mức cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ. Mức cho vay chi phí học nghề tối đa bằng mức cho vay áp dụng đối với chính sách tín dụng học sinh, sinh viên quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Vay vốn để thực hiện Dự án vùng trồng dược liệu quý, Dự án Trung tâm nhân giống: Tổng mức cho vay không vượt quá 45% tổng mức đầu tư dự án và không vượt quá 96 tỷ đồng đối với Dự án vùng trồng dược liệu quý, không vượt quá 92 tỷ đồng đối với Dự án trung tâm nhân giống. Mức cho vay đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Dự án trung tâm nhân giống và Dự án vùng trồng dược liệu quý do Ngân hàng Chính sách xã hội xác định cho vay căn cứ phương án sử dụng vốn và quyết định phê duyệt thực hiện dự án của cơ quan có thẩm quyền, nhưng không vượt quá 45% mức đầu tư của cơ sở sản xuất kinh doanh khi tham gia vào dự án. Lãi suất cho vay 3,96%/năm, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Vay vốn để hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị: Các bạn tham khảo Chương VI Nghị định 28/2022/NĐ-CP.
Lê Chiên (ghi)
-
Quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực đất đai -
Chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú -
Quy định vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai -
Nhà trường được thu và không được thu những khoản phí đầu năm học mới
- Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới
- Chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến khai thác trái phép thủy sản
- Quy định mới về hỗ trợ đất đai đối với người dân tộc thiểu số
- Chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp
- Quy định mới về bảo vệ, khai thác, sử dụng nước
- Một số quy định mới về chế độ chính sách trợ giúp xã hội
-
Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnhVừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo sở, ban, ngành và đơn vị liên quan trong tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục tăng cường công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dânNgày 7/11, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi cấp tỉnh năm 2024 với sự tham gia của 12 đội thi và 106 thí sinh là cán bộ, hội viên nông dân đến từ 12 huyện, thành phố trong tỉnh.
-
Thiếu hụt magie làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạchMagie rất quan trọng đối với cơ bắp, chức năng thần kinh và sức khỏe tổng thể. Khi cơ thể thiếu magie sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, chuột rút cơ bắp, huyết áp cao… Do đó bạn cần phải tăng cường các loại thực phẩm cần thiết để tránh thiếu hụt magie.
-
Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn LaSáng 7/11, kỳ họp chuyên đề lần thứ 25 Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã bầu ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La với số phiếu tuyệt đối.
-
Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt NamBà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
-
Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạoĐể góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp), UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành văn bản triển khai "Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp".
-
Quốc hội thảo luận một loạt dự án luật và Luật Điện lực sửa đổiNgày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước... và Luật Điện lực sửa đổi.
-
Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột pháĐại biểu Quốc hội cho rằng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, còn trùng lắp, chồng chéo; đồng thời kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ tạo ra đột phá thúc đẩy phát triển của địa phương và đất nước.
-
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của MỹKết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
-
Vợ sinh con, chồng tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sảnBạn Ngô Văn Bường (Kon Tum): Tôi làm công nhân, có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi vợ tôi sinh con, tôi có được nghỉ chăm vợ không? Ngoài ra, khi vợ sinh con, chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng còn được hưởng những quyền lợi BHXH gì?
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế