

Để đáp ứng yêu cầu vệ sinh thì cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải đáp ứng điều kiện gì?
(Bạn đọc Hoàng Tuấn, Bình Dương)
Luật sư Vũ Văn Tuân: Trong Khoản 1, Điều 69, Luật Thú y quy định về yêu cầu đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung như sau:
a) Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
Trên cơ sở quy định đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung. Ký hiệu: QCVN 01 -150 : 2017/BNNPTNT. Trong đó có yêu cầu về địa điểm; về cơ sở vật chất; hệ thống thu gom chất thải; nước dùng trong sản xuất; người tham gia giết mổ…Như vậy, cơ sở giết mổ động vật nói chung, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nói riêng phải đáp ứng các quy định nêu trên.
Tôi muốn xây dựng cơ sở giết mổ lợn gần nhà để tiện đi lại và dễ quản lý. Tuy nhiên một số hộ lân cận không đồng ý bởi họ cho rằng gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường. Đề nghị cho biết pháp luật quy định thế nào về địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ lợn?
( Bạn đọc Vũ Thế Mạnh, Gia Lai)
Luật sư Vũ Văn Tuân: hông chỉ giết mổ lợn mà các cơ sở giết mổ động vật tập trung đều phải chấp hành quy định về địa điểm quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 69, Luật Thú y và Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung ban hành kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định về địa điểm khu vực giết mổ tập trung như sau:
- Phải nằm trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Phải cách biệt tối thiểu 500 m với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt.
- Phải cách biệt tối thiểu 01 km với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại.
Hệ thống thu gom nước thải tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải đáp ứng yêu cầu gì?
(Bạn đọc Trần Văn Bé, tp Hồ Chí Minh)
Luật sư Vũ Văn Tuân: Phải thực hiện theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 69 Luật Thú y và những quy định tại Tiểu tiết 2.2.2.6 tiết 2.2.2 Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung ban hành kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT về hệ thống thu gom chất thải như sau:
- Hệ thống thoát nước thải, thu gom và xử lý chất thải phải thiết kế để bảo đảm dòng chảy của cống thoát nước thải trong khu vực giết mổ chảy từ khu sạch đến khu bẩn;
- Đường thu gom nước thải nơi nhập động vật, nơi nhốt giữ động vật để đổ thẳng vào nơi xử lý chất thải lỏng, các đường thoát nước thải này không được chảy qua khu vực giết mổ;
- Công suất hệ thống thu gom và xử lý nước thải phù hợp với lượng nước thải phát sinh của cơ sở;
- Cống thoát nước thải phải có nắp bảo vệ và kích thước phải đủ công suất thoát nước, không gây tình trạng bị ứ đọng hoặc tắc;
- Cửa xả nước thải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, lấy mẫu;
- Lưới chắn rác, bể tách mỡ và bể lắng cặn được đặt ở các vị trí phù hợp của hệ thống thu gom nước thải.
Đề nghị cho biết yêu cầu về việc quản lý, xử lý chất thải trong cơ sở giết mổ động vật
(Bạn đọc Bùi Xuân Châu, Đồng Nai)
Luật sư Vũ Văn Tuân: Tiết 2.3.8 Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung ban hành kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định việc quản lý chất thải như sau:
- Đối với chất thải rắn thông thường
+ Có quy trình thu gom chất thải rắn thông thường, quy trình phải quy định tần suất thực hiện để đảm bảo không lưu giữ trong cơ sở giết mổ quá 24 giờ và được xử lý như rác thải sinh hoạt;
+ Hàng ngày, làm sạch dụng cụ chứa đựng, thu gom lông, biểu bì, phủ tạng, mỡ vụn, chất chứa trong đường tiêu hóa;
+ Phải quét dọn và xử lý phân, chất thải hàng ngày trong chuồng nhốt giữ động vật.
- Đối với chất thải rắn nguy hại
+ Cơ sở giết mổ phải có quy trình thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại; xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hay nghi bệnh, các loại thịt, phủ tạng có bệnh tích được đưa vào bao bì màu vàng, bên ngoài có dán biểu tượng chỉ chất thải nguy hại;
+ Chủ cơ sở phải lập tức mang chất thải nguy hại đi xử lý theo quy định ngay sau khi có quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;
+ Chất thải rắn nguy hại không được lưu trữ tại cơ sở giết mổ quá 8 giờ;
+ Chủ cơ sở không tự xử lý được chất thải phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề xử lý chất thải.
- Chất thải lỏng
+ Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo để trước khi thải ra môi trường đạt yêu cầu quy định tại QCVN 62-MT:2016/BTNMT mức độ B (Phụ lục 2);
+ Việc xử lý nước thải phải được giám sát định kỳ và lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Tôi xin làm việc giết mổ lợn tại một cơ sở giết mổ lợn, nhưng bộ phận nhân sự đưa ra một số yêu cầu như: Phải có giấy chứng nhận sức khỏe, chứng nhận qua tập huấn giết mổ... Yêu cầu như thế có đúng không? Pháp luật có yêu cầu gì về người giết mổ lợn?
Bạn đọc Đặng Văn Tùng (Long An)
Luật sư Vũ Văn Tuân: Tiêu chí về người tham gia giết mổ động vật được quy định tại điểm đ, Khoản 1, Điều 69 Luật Thú y và Tiết 2.3.5 Tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung ban hành kèm theo Thông tu 13/2017/TT-BNNPTNT. Cụ thể người tham gia giết mổ:
- Phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cấp theo quy định hiện hành cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia giết mổ.
- Phải được định kỳ khám lại sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; không được mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe trước khi hành nghề.
- Phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh cá nhân:
+ Phải mang bảo hộ lao động; bảo hộ lao động phải được cơ sở quy định, đồng bộ và được làm sạch trước và sau mỗi ca giết mổ;
+ Phải băng bó bằng vật liệu chống thấm đối với những người có vết thương hở;
+ Duy trì vệ sinh cá nhân: sử dụng bảo hộ đúng cách, không đeo nhẫn, đồng hồ khi làm việc;
+ Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực giết mổ;
+ Không được mang thực phẩm, đồ uống vào khu vực giết mổ;
+ Phải rửa tay bằng xà phòng trước khi giết mổ, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những vật liệu bị ô nhiễm.
+ Phải đào tạo về quy trình giết mổ bảo đảm vệ sinh thú y và đối xử nhân đạo với động vật theo quy định của pháp luật thú y cho người tham gia giết mổ.
* THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 81/2014/QĐ-TTG
-
Đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới nông dân
-
Vay tiền rồi trốn liệu có bị khởi tố?
-
Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo
-
Lái xe quá hạn đăng kiểm, quá niên hạn sử dụng bị xử lý như thế nào?
- Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 3/2023
- Từ 01/8/2024, chỉ tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào
- Năm 2023, tuổi nghỉ hưu, lương hưu của người lao động thay đổi như thế nào?
- Chính phủ quy định về điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước
- Điểm mới về chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
- Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?
-
Phiên họp Chính phủ tháng 5: Các địa phương thông báo hàng loạt chỉ số, tín hiệu tích cựcTại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã thông báo nhiều tín hiệu, số liệu tích cực trên các lĩnh vực, cho thấy tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 tiến triển tích cực với nhiều lĩnh vực cải thiện hơn so với tháng 4 và tính chung 5 tháng, tình hình có nhiều điểm sáng.
-
Học Bác để trở thành cán bộ gương mẫu, vì dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Chị Phạm Thị Nhị - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được tỉnh ủy Thanh Hóa lựa chọn để biểu dương vì có thành tích trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức trong tháng 5/2023 tại Thanh Hóa và sẽ tham gia triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2023 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
-
Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện để chăm lo sức khoẻ cho nhân dân tốt hơnNgày 1/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe Bộ Y tế báo cáo dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (Đề án), với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương.
-
Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả dán mác quốc tếGần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả được "ra lò" tại một căn nhà cấp 4 ẩm thấp nằm sâu trong thôn Cao Sơn (xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội), vừa bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đảnSáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"