Cuộc gặp bất ngờ của phóng viên chiến trường ở hai đầu Nam - Bắc ngày giải phóng
Người về từ Lộc Ninh, chứng kiến nội các Dương Văn Minh đầu hàng
Ông Nguyễn Đức Giáp (sinh năm 1934) - phóng viên thường trú của Việt Nam thông tấn xã tại Trung ương Cục, ông vốn là người rất giỏi ngoại ngữ (5 ngoại ngữ). Năm 1964 ông được tổ chức cử đi B và thường trú tại Trung ương Cục (căn cứ Lộc Ninh, Bình Phước). Trong những năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ, ông thường xuyên bám sát tình hình, viết bài và đưa tin về chiến sự.
Sáng 30/4/1975, nghe tin các cánh quân đang thần tốc tiến vào Sài Gòn, ông lập tức lấy chiếc xe máy của đơn vị giao cho rồi cùng một phóng viên ảnh chạy thẳng vào Sài Gòn. Sau một hồi loanh quanh các phố, trưa 30/4 ông đã có mặt tại Dinh Độc Lập.
Ông Nguyễn Đức Giáp (ngồi sau) trên đường từ Lộc Ninh về Sài Gòn sáng ngày 30/04/1975.
Lúc này các phóng viên của Thông tấn xã như Trần Mai Hạnh, Trần Mai Hưởng… đi theo các cánh quân từ miền Bắc chưa vào tới nơi. Ông Nguyễn Đức Giáp đã chứng kiến cảnh nội các Dương Văn Minh đầu hàng vào những giây phút đầu tiên khi quân ta chiếm lĩnh Dinh Độc lập.
Ông có giữ một vật kỷ niệm của ngày chiến thắng đó là chiếc bật lửa có dòng chữ “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thân tặng” do ông lấy được trong phòng họp của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Hiện tại chiếc bật lửa này nằm trong phòng trưng bày của Thông tấn xã Việt Nam để vinh danh những hoạt động của các phóng viên chiến tranh.
Nội các chính quyền Sài Gòn chiều 30/04/1975, ảnh do ông Nguyễn Đức Giáp chụp lần đầu công bố.
Mấy ngày sau, ông Nguyễn Đức Giáp được mời tham gia Ủy ban Quân quản thành phố. Lúc này ông và các nhà báo Trần Mai Hạnh, Trần Mai Hưởng về Việt tấn xã (cơ quan Thông tấn xã của Việt Nam Cộng hòa) để tiếp quản những máy móc và tìm cách sử dụng luôn. Ông kể lại những máy móc này rất hiện đại, chúng ta chưa kịp làm quen, nên lại phải mang các máy điện tín ở căn cứ về tiếp tục dùng. Năm 1998, ông Giáp đã về hưu ở cương vị Phó Tổng Biên tập Thông tấn xã Việt Nam.
Cuộc hội ngộ Nam - Bắc bất ngờ
Cũng trong sáng 30/4/1975 đó, rất nhiều phóng viên từ mọi hướng tràn vào thành phố Hồ Chí Minh. Sáng 30/4 nhà thơ, nhà báo Anh Ngọc - phóng viên báo Quân đội Nhân dân cùng đồng nghiệp là Hà Đình Cẩn ở Phan Thiết cùng lên chiếc xe đò chạy thẳng vào Sài Gòn. Nhà báo Anh Ngọc cho biết lúc đó tiền công tác có 40 đồng được chuyển sang thành 4.000 đồng tiền Việt Nam Cộng hòa. Đó là một số tiền lớn vào thời điểm đó.
Khi vào tới Sài Gòn ông được một người bạn cho mượn một chiếc xe Hon - đa cũ. Anh Ngọc ngồi trên xe nổ máy tập đi. Đi thì rất thích nhưng không biết cách dừng nên cứ chạy đi mãi cho lúc hết xăng mới dừng xe được. Thân xe có một lỗ thủng nhỏ, dầu luyn chảy ra rất nhiều nên nhà báo Anh Ngọc dắt xe máy vào một cửa hàng sửa chữa, lấy giẻ nhét vào lỗ thủng. Ông thợ vừa nhét giẻ vào lỗ thủng vừa cười nói: “À! Đây là xe của nhà thơ Du Tử Lê, tôi nhận ra nó ngay vì lỗ thủng này”. Anh Ngọc nói có biết thơ của Du Tử Lê - một nhà thơ miền Nam - và đọc cho ông ta nghe thơ của Du Tử Lê. Người thợ sửa chữa xe máy lẩm bẩm nói: “Đúng là nhà báo Việt Cộng có khác, ở tận ngoài kia mà cũng biết thơ Du Tử Lê”.
Hôm sau với chiếc xe máy tập tàng này, Anh Ngọc đi sang Việt tấn xã gặp các đồng nghiệp và tình cờ gặp lại người em họ của mình là ông Nguyễn Đức Giáp, hai người là anh em con chú, con bác. Thân phụ của nhà thơ Anh Ngọc là Nhà Hán học Nguyễn Đức Vân (là anh cả), còn thân phụ của Nguyễn Đức Giáp là Nhà phê bình Văn học Nguyễn Đức Bính (là em út).
Cuộc gặp gỡ không hẹn thật kỳ diệu và cũng thật đặc biệt. Sau 10 năm không tin tức, hai anh em - hai phóng viên trên hai tuyến lửa bất ngờ gặp nhau giữa ngày đầu tiên của Sài Gòn giải phóng. Họ ôm chầm lấy nhau và hàn huyên không ngớt.
Tổng thống Dương Văn Minh chiều 30/04/1975, ảnh do ông Nguyễn Đức Giáp chụp lần đầu công bố.
Anh Ngọc kể cho nhà báo Nguyễn Đức Giáp tình hình quê hương, bà con ai còn, ai mất. Hai hôm sau Anh Ngọc chia tay người anh em của mình rồi tiếp tục ra Côn Đảo để thực hiện những phóng sự tại hòn đảo địa ngục trần gian của chế độ cũ, nay đã trở về với nhân dân.
Sau này nhớ lại kỷ niệm cũ cách đây hơn 40 năm, nhà thơ Anh Ngọc nói vui: “Ngày đầu vào Sài Gòn thấy máy ghi âm nhỏ tẹo trông thích quá, tôi muốn mua một cái để tác nghiệp nhưng số tiền 4.000 đồng đã tiêu sạch nên hỏi vay chú Giáp. Nhưng chú ấy trả lời vui rằng:”Chúng tôi sống bằng lý tưởng chứ không có tiền”. Sau một hồi chạy vạy tôi cũng kiếm được một cái ghi âm nhỏ và cuối cùng chiếc máy này đã dùng để phỏng vấn anh Lê Quang Vịnh - tử tù đầu tiên vừa ra khỏi Côn Đảo. Những kỷ niệm cuộc gặp gỡ của hai anh em nhà báo giữa Sài Gòn ngày chiến thắng không bao giờ có thể quên được”.
-
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào -
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP -
Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi -
Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
- Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc
- Bài học lớn nhất từ Hiệp định Geneve 1954 là tinh thần độc lập, tự chủ
- Miền ký ức thiêng liêng của “cô bé Trung Quốc” được chụp ảnh cùng Bác Hồ
- Quảng Nam: Trưng bày hình ảnh, hiện vật “Huyền thoại Trường Sơn”
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh