Đẩy nhanh nguồn lực chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy hiệu quả
Tính đến cuối tháng 6/2022, cả nước có 3.434 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III. Trong đó, Sơn La là tỉnh có số xã thuộc vùng đồng bào DTTS&MN nhiều nhất cả nước, với 202 xã; 3 tỉnh, thành phố có số xã thuộc vùng DTTS&MN ít nhất cả nước là TP Đà Nẵng 1 xã, Tây Ninh 1 xã và tỉnh Bình Dương 1 xã.
Kể từ năm 2021, các chính sách dân tộc hầu hết được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030. Một số chính sách còn hiệu lực vẫn tiếp tục được triển khai.
Tổng hợp báo cáo của 49/53 tỉnh vùng DTTS&MN và Ủy ban Dân tộc, với sự quyết tâm cao từ các cấp, các ngành, 6 tháng đầu năm 2022, việc thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được nhiều kết quả ý nghĩa, nhất là xây dựng lòng tin trong đồng bào đối với các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài và đặc biệt các ca nhiễm tăng cao, lan nhanh ở hầu khắp các tỉnh/thành vùng DTTS&MN trong quý I/2022, nhưng tình hình kinh tế, đời sống của đồng bào 6 tháng qua cơ bản được ổn định nhờ hiệu quả từ chính sách tiêm chủng vaccine phòng chống dịch và chương trình phục hồi kinh tế của Chính phủ. Tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát từ đầu quý II/2022, đời sống người dân trở lại trạng thái bình thường và kinh tế dần được mở cửa, hoạt động sản xuất kinh doanh bà con hồi phục.
Đáng chú ý, an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS&MN cơ bản được đảm bảo, người dân vui xuân đón Tết không bị thiếu lương thực trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần và giáp hạt đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ gần 22.326.000 tấn gạo cho 17 tỉnh, thành phố, với 379.800 hộ, hơn 1,2 triệu nhân khẩu có nguy cơ thiếu đói. Hoạt động thăm hỏi, tặng quà đồng bào DTTS&MN nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc được chú trọng.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Ủy ban Dân tộc và các địa phương tổ chức các đoàn công tác liên ngành đi thăm hỏi, tặng quà tập thể, hộ nghèo, gia đình chính sách người DTTS, người có uy tín đồng bào DTTS vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần – 2022 và các ngày Tết dân tộc như: Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer tại các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, Tết Ramiwan của người Chăm... Ngoài ra, còn huy động các nguồn lực xã hội, trao hàng nghìn phần quà cho các hộ gia đình DTTS nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, học sinh DTTS nghèo vượt khó và người lao động gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19...
Hàng loạt các đề án như: "Xây dựng điểm điển hình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo tỉnh Thanh Hóa", "đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh Hòa Bình", "miễn học phí đối với học sinh dân tộc Chăm và Khmer tại TP Hồ Chí Minh", "lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chương trình, chính sách dân tộc cho các xã đồng đồng bào dân tộc Mông sinh sống"... đã góp phần kịp thời chăm lo, hỗ trợ đồng bào DTTS&MN các địa phương nâng cao đời sống.
Tuy nhiên, tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào vùng DTTS&MN còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, giá một số loại nông sản không ổn định, có lúc giảm mạnh, khó tiêu thụ (như thanh long, dưa hấu, mít...). Nhiều hàng hóa nông sản không xuất khẩu được sang Trung Quốc do chính sách siết chặt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 làm ứ đọng nông sản trong nước tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân, trong khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhất là giá xăng, dầu, phân bón tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.
Bên cạnh đó, thiên tai, thời tiết, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, tác động ngày càng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của đồng bào vùng DTTS&MN. Tại miền Bắc, rét đậm, rét hại đã làm chết 6.389 con gia súc, trong đó có 5.311 con trâu, bò; 1.078 con dê và gia súc khác; đầu quý II/2022 lại xảy ra hiện tượng mưa lớn kèo dài, sạt lở tại một số nơi, gây thiệt hại về người, hoa màu và tài sản. Ở các tỉnh Tây Nguyên, thời tiết diễn biến phức tạp, khô hanh, nắng nóng kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng tại một số địa bàn. Các tỉnh Nam bộ bắt đầu bị xâm thực mặn, mưa trái mùa, giá một số loại nông sản chưa ổn định ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đời sống của đồng bào DTTS. Ước tính thiệt hại do thiên tai trong 6 tháng đầu năm 2022 đối với vùng DTTS&MN khoảng trên 200 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là thiệt hại của các hộ gia đình vùng DTTS&MN. Ngay khi thiên tai xảy ra, các cấp chính quyền và Ban Dân tộc các tỉnh đã kịp thời thăm hỏi, chia buồn, động viên, hỗ trợ nhân dân sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
6 giải pháp đẩy nhanh CTMTQG vùng DTTS&MN
Trong bối cảnh đặc thù về thời gian giao vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 vào thời điểm cuối tháng 6; căn cứ các quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và Luật Đầu tư công năm 2019 cùng các văn bản hướng dẫn, việc tổ chức triển khai thực hiện CTMTQG DTTS&MN, nhất là tiến độ phân bổ, giải ngân vốn của Chương trình được dự báo gặp nhiều khó khăn, thách thức, để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2022 đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, 6 tháng cuối năm 2022, Ủy ban Dân tộc đang tập trung phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện CTMTQG vùng DTTS&MN theo chức năng quản lý ngành, đảm bảo tiến độ Thủ tướng Chính phủ giao.
Đặc biệt, Ủy ban Dân tộc tập trung đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022; nghiên cứu, đề xuất tham mưu chủ trương phân bổ, giao vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương cho cả giai đoạn 2021-2025, trong đó, đề xuất cơ chế Trung ương giao tổng mức vốn sự nghiệp cho các địa phương và không phân bổ chi tiết cho các địa phương theo từng dự án, tiểu dự án và lĩnh vực chi. Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế lập kế hoạch bố trí vốn để triển khai đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao; đồng thời, khẩn trương hoàn thiện cơ sở pháp lý, làm rõ sự cần thiết, tính chất từng nhiệm vụ đảm bảo đúng quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp tại Nghị quyết số 88/2019/QH14, Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội và Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn địa phương triển khai các hoạt động đầu tư CTMTQG vùng DTTS&MN đảm bảo kịp thời, sớm gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư của chương trình, nhất là giúp người dân tiếp cận các nguồn vốn và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ liên kết chuỗi, tiêu thụ sản phẩm; thúc đẩy việc tạo sinh kế gắn với khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh dựa trên thế mạnh của các địa phương. Qua đó, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo, của đồng bào DTTS&MN, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng.
Một giải pháp quan trọng nữa là Ủy ban Dân tộc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, quản lý điều hành, theo dõi, giám sát tình hình triển khai thực hiện CTMTQG vùng DTTS&MN, quán triệt ở tất cả các cấp về vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, quản lý điều hành, theo dõi, giám sát và tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Trong đó ưu tiên triển khai có hiệu quả các nội dung của dự án 10 “Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình”.
Ngoài ra, Ủy ban Dân tộc cũng sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền về CTMTQG vùng DTTS&MN trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời phổ biến và nhân rộng ra các địa phương khác trong cả nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân trong phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội và tăng cường huy động nguồn lực, sự tham gia của các đối tác phát triển, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng, người dân trong quá trình thực hiện CTMTQG vùng DTTS&MN.
“Bài học lòng dân là vô cùng quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc”, Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia khẳng định tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022, diễn ra tại Hà Nội ngày 29/6.
Vì vậy, việc sớm tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 có ý nghĩa quan trọng đối với công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay.
Theo báo Tin tức
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu -
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng -
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" -
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
- Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam
- Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica
- Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng
- "Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộTổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầuCác nhà khoa học cảnh báo rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C mà các quốc gia đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đang bị đe dọa nghiêm trọng.
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên: Chuyển đổi số toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên xác định chuyển đổi số sẽ là động lực để phát triển và là hướng đi mới trong nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó thầy và trò nhà trường đã triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực: Tuyển sinh, dạy/học, quản lý và đào tạo…
-
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng(Tapchinongthonmoi.vn) - Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua (lượng mưa đêm 24/11 lên đến 800mm) gây ra rất nhiều điểm sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tuyến đường quốc lộ 40B đoạn qua xã Trà Bắc của huyện Bắc Trà My nhiều điểm bị sạt lở xuống nền gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
4 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
5 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa