Công bố chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm truyền thống của Đà Nẵng
Sau gần 2 năm thực hiện, chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm của thành phố Đà Nẵng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Đây là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của thành phố Đà Nẵng và là 1 trong 3 chỉ dẫn địa lý về sản phẩm nước mắm trên cả nước (gồm nước mắm Phú Quốc, nước nắm Phan Thiết và nước mắm Nam Ô).
UBND quận Liên Chiểu được UBND thành phố trao quyền quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” đã vinh dự được Cục Sở hữu trí tuệ trao văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm của thành phố Đà Nẵng. Sự kiện này chính là niềm vui của chính quyền địa phương và hơn 70 hộ sản xuất nước mắm của làng nghề nước mắm truyền thống Nam Ô hàng trăm năm tuổi ở phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Ông Trần Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô bày tỏ: “Cách đây 5 năm, chúng tôi nhận được bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hôm nay tiếp tục nhận chỉ dẫn địa lý Nam Ô cho sản phẩm nước mắm. Chúng tôi rất cảm ơn những người đã có công xây dựng làng nghề của chúng tôi. Nước mắm Nam Ô đặc biệt ở chỗ là ‘bống không’, không có hóa chất, không chất tạo màu, không chất tạo mùi và không có chất bảo quản. Hiện nay, chúng tôi phát động tổ đánh bắt hải sản để phục vụ cá cơm chế biến nước mắm tại Nam Ô. Sắp tới chúng tôi sẽ xin quỹ đất của thành phố, trưng bày sản phẩm, trình diễn cho khách du lịch đến địa phương biết được quy trình sản xuất nước mắm của làng Nam Ô chúng tôi”.
Chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ thể hiện sự công nhận về uy tín, danh tiếng, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Từ đó, giúp nâng tầm giá trị thương hiệu của cộng đồng và là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm truyền thống Nam Ô nâng cao danh tiếng, phát triển thị trường, bảo vệ giá trị về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm nước mắm truyền thống có lịch sử hàng trăm năm. Qua đó, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho sản phẩm nước mắm truyền thống Nam Ô tiêu thụ rộng rãi tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bà Nguyễn Thị Anh Thi, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” là tài sản mang tính cộng đồng, giá trị của sản phẩm cần được xây dựng bởi cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong quá trình phát triển chỉ dẫn địa lý là rất quan trọng. Do đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hội viên hội làng nghề cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện cam kết bảo đảm chất lượng sản phẩm, đúng tiêu chuẩn, tiếp tục duy trì danh tiếng, chất lượng đặc thù của sản phẩm và cùng nhau xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu nước mắm Nam Ô có giá trị truyền thống hàng trăm năm.
Bà Nguyễn Thị Anh Thi nhấn mạnh:“Bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là giải pháp quan trọng và cấp thiết, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” sẽ phát huy được giá trị sau khi được Nhà nước bảo hộ, góp phần hỗ trợ người dân làng nghề nước mắm Nam Ô phát triển sản xuất truyền thống ra thị trường một cách hiệu quả và bền vững, góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương”.
Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, việc công nhận chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm của thành phố Đà Nẵng mới là bước đi đầu tiên. Các đơn vị, địa phương cần phải hoàn thiện quy trình quản lý, kiểm soát chỉ dẫn địa lý để bảo tồn chất lượng và danh tiếng của sản phẩm: “Tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới, việc quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, vấn đề phát triển thương hiệu cần được địa phương chú trọng và sẽ tiếp tục có sự quan tâm đối với quận Liên Chiểu nói chung và bà con sản xuất nước mắm nói riêng. Chúng ta tiếp tục đồng hành với nhau trong chặng đường rất dài để thu được những lợi ích từ chỉ dẫn địa lý Nam Ô cho sản phẩm nước mắm”.
Theo VOV
-
Quảng Bình: Mưa xuống, người dân đổ xô đi hái "lộc trời" -
Mát ngọt vị hến sông La làm say đắm lòng người -
Người dân trồng na Hữu Lũng phấn khởi được mùa, được giá -
Hà Tĩnh: Thu nhập cao từ loài cây thích ứng với biến đổi khí hậu
- Say mật ong - “món quà” của rừng tràm U Minh
- Giữ gìn nghề làm bánh truyền thống ở Quảng Ngãi
- Món ngon Việt mang tới trời Âu
- Mạnh dạn khởi nghiệp, đưa chuối Khoái Châu đạt OCOP 3 sao
- Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
- Trưng bày, quảng bá sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Trị năm 2023
- Nông dân Lạng Sơn thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cây hạt dẻ
-
Tôn vinh nông dân xuất sắc và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong ngày 08/10, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình “Tôn vinh nông dân Thái Nguyên xuất sắc lần thứ I”, Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần thứ VII và Tổng kết, trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật trong nông dân lần thứ XII
-
Agribank sát cánh với đề án sản xuất lúa chất lượng caoMột số mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận các kết quả tích cực sau vụ thí điểm đầu tiên. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn tài trợ quốc tế cam kết sẽ tài trợ đáp ứng nhu cầu tài chính cho tất cả các mô hình.
-
Quảng Nam: Xã Tiên Phong đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) – Được công nhận xã nông thôn mới vào năm 2015, sau 9 năm xã Tiên Phong đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
-
Công điện của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanhThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
-
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo vệ môi trườngBảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững là một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác Hội và phong trào nông dân. Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chương trình phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền cùng nhiều kế hoạch được xây dựng và hành động.
-
Hà Giang: Hỗ trợ hội viên nông dân tham gia kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) – Nhằm hỗ trợ hội viên nông dân trên địa bàn tích cực tham gia vào kinh tế tập thể trong nông nghiệp, chiều ngày 07/10 Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Giang đã ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.
-
Long An: Huyện Tân Thạnh trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải(Tapchinongthonmoi.vn) – Mới đây, tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tân Bình, xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đã trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải áp dụng máy sạ hàng hiệu ứng đường biên và bón vùi phân bón.
-
Tín dụng chính sách đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Những năm qua từ nguồn vốn tín dụng chính sách theo các chương trình cho vay: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, xuất khẩu lao động, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, nhà ở… Từ đó đã góp phần giúp nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững và góp phần tích cực giúp các địa phương hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
-
Hỗ trợ Minh Tiến hoàn thành xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Góp phần hỗ trợ giúp xã Minh Tiến (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình vào năm 2024, sáng ngày 06/10, tại xã Minh Tiến, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) huyện Hữu Lũng và các đoàn thể huyện Hữu Lũng đã cùng UBND xã Minh Tiến, người dân trên địa bàn, tổ chức ra quân ngày “Chủ nhật xanh xây dựng nông thôn mới Minh Tiến” thực hiện tiêu chí số 17 trong xây đựng nông thôn mới.
-
Yên Thế nhiều cách làm hay trong xây dựng nông thôn mớiVận dụng khéo công tác dân vận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xác định rõ mục tiêu, giao việc cho từng cán bộ… nhờ đó việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Quê hương của phong trào Khởi nghĩa Yên Thế đang thay da đổi thịt từng ngày.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024