Trung tâm Môi trường Nông thôn
20 năm đồng hành cùng nông dân bảo vệ môi trường
Tham dự lễ Kỷ niệm có ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN); các đồng chí Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN: Phan Như Nguyện, Nguyễn Xuân Định, Đinh Khắc Đính; các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban đơn, vị thuộc cơ quan T.Ư Hội; các đồng chí Thường trực, nguyên Thường trực T.Ư Hội; công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm Môi trường nông thôn qua các thời kỳ.
Phát biểu tại Lễ Kỳ niệm, ông Phạm Văn Thiện – Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn cho biết: Trung tâm Phát triển Môi trường Nông thôn – tiền thân của Trung tâm Môi trường nông thôn ngày nay được Ban Thường vụ Trung ương Hội ra quyết định thành lập ngày 14/4/1999 tại quyết định số 18 QĐ/HND có chức năng, nhiệm vụ chính lúc đó chủ yếu là tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ, hội viên nông dân về bảo vệ môi trường; tổ chức thực thi các đề tài, dự án phát triển môi trường nông thôn; tham gia, phối hợp các chương trình và đề tài khoa học của các ngành, đại phương…
Đến năm 2004, trước yêu cầu bức thiết về lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Trung tâm Phát triển Môi trường Nông thôn thành tên mới là Trung tâm Môi trường nông thôn với chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Thường vụ Trung ương Hội về các vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường nông thôn; tổ chức thực thi các dự án, đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và thử nghiệm phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đến môi trường nông thôn, tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên và nông dân về bảo vệ tài nguyên môi trường…
Trong suốt 20 năm qua, bám sát phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”, Trung tâm đã đã đổi mới tư duy và phương thức hoạt động, chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố triển khai xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; tham mưu cho Thường trực, Ban Thường vụ Trung ương Hội ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Hội ND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nội dung hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường nông thôn…
Trong đó, Trung tâm Môi trường nông thôn đã có nhiều hoạt động nổi bật đồng hành cùng người nông dân trong các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn. Từ những vụ việc lớn như vụ Vedan xả chất thải nguy hại ra dòng sông Thị Vải, tổ chức Hội NDVN và các cơ quan chức năng đã ngay lập tức cử cán bộ đến để kiểm tra chất lượng môi trường và đưa ra những biện pháp cùng người dân khắc phục. Sự vào cuộc sát sao của tổ chức Hội NDVN và các cơ quan chức năng cùng nhiều tổ chức chính trị xã hội khác đã khiến Vedan phải thừa nhận hành vi sai trái và đền bù thiệt hại cho người dân.
Từ 2017 – 2021, Trung tâm Môi trường nông thôn đã tổ chức 549 lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ, hội viên, nông dân. Từ năm 2021 đến nay, Trung tâm tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông ở Trung ương và địa phương đăng tải hơn 25 phóng sự, nhiều chuyên trang, chuyên mục, 395.723 tin, bài phản ánh các hoạt động của Hội và phong trào nông dân trong bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; phối hợp với các chuyên gia biên soạn, in và phát hành hơn 3 triệu tài liệu phổ biến kiến thức, pháp luật và những mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổ chức phát động cán bộ, hội viên nông dân ra quân làm vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn...
“Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, Trung tâm Môi trường nông thôn luôn được Thường trực, BTV, BCH T.Ư Hội đánh giá là một tập thể đoàn kết, tương thân, tương ái, có nhiều hoạt động tích cực, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn; biết bảo vệ cái đúng, kiên quyết sửa chữa khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, nhiều năm được bình bầu là Đơn vị xuất sắc, được nhận nhiều Bằng khen và Cờ xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ, của Trung ương Hội, các bộ, ngành có liên quan cùng Huân chương Lao động hạng 2, hạng 3 của Nhà nước”, ông Phạm Văn Thiện cho biết thêm.
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Trung tâm Môi trường nông thôn trong 20 năm qua. Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN cũng trân trọng cảm ơn các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm Môi trường nông thôn đã tận tâm đóng góp, cống hiến cho Hội NDVN trong công tác bảo vệ môi trường; tham gia đóng góp cho Trung ương Hội tham mưu Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường nông thôn.
Hiện nay, vấn đề môi trường luôn hiện hữu trong đời sống xã hội, có tác động nhanh hơn cả dự định, dự báo của các chuyên gia, nhà khoa học, càng cho thấy mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với con người ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Chính vì vậy, vấn đề môi trường là vấn đề rất quan trọng, được xác định trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Cùng với phát triển bền vững kinh tế - xã hội, công tác chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển bền vững của đất nước và của địa phương.
Đối với nông dân, môi trường nông thôn hết sức quan trọng. Từ những thói quen trong sinh hoạt, sản xuất như xả rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật… đã ảnh hưởng và tác động lớn đến môi trường nông thôn. Trung ương Hội thành lập Trung tâm Môi trường nông thôn phù hợp với chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tế của đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đời sống của người nông dân.
Theo ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN, môi trường nông thôn là những lĩnh vực hết sức quan trọng, trong đó có trách nhiệm, vai trò tổ chức Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường. Hội Nông dân các cấp trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ hội viên, nông dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn sáng, xanh, sạch đẹp.
“Nhằm phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, đề nghị Trung tâm Môi trường nông thôn tiếp tục cố gắng, nỗ lực, đoàn kết tập thể; thực hiện đúng, đủ chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và đóng góp tích cực hơn cho T.Ư Hội NDVN trong công tác tham gia bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu” - ông Lương Quốc Đoàn khẳng định..
-
Hội nghị xét chọn hợp tác xã tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa toàn quốc năm 2024 -
Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang -
Hội Nông dân huyện Cẩm Thủy đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế -
Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
- HND xã Đỉnh Sơn trao tặng "Viên gạch nghĩa tình" và hỗ trợ sinh kế cho hội viên
- Hội đồng thẩm định “Nhà khoa học của Nhà nông” họp để thẩm định cá nhân được tôn vinh năm 2024
- HND Phú Tân: Tạo nền móng cùng nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
- Nâng cao nhận thức pháp luật cho nông dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội
- Nghiên cứu các mô hình, tiếp thu kinh nghiệm để xây dựng nghị quyết mới về tuyên truyền, vận động nông dân trong thời kỳ mới
- Bài 3: Phong trào lan tỏa sâu rộng nhờ "Dân vận khéo" từ chủ trương đến hành động
- Công bố Quyết định thành lập Hội Nông dân thành phố Nam Định khóa I, nhiệm kỳ 2023 - 2028
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bãoThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
-
Đoàn công tác của Phó Chủ tịch Nước hỗ trợ 500 triệu đồng giúp tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả sau bão Yagi(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong chiều ngày 13/9, tại thôn Đồng Bụt (xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 (bão Yagi) và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân địa phương.
-
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn LaChiều 13/9, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tới kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ do tác động của hoàn lưu cơn bão số 3 tại xã Hua Păng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3