Được hỗ trợ nuôi vịt an toàn sinh học, nông dân "quê nhãn" tự tin làm ăn lớn
Kiến thức bổ ích, nông dân dễ tiếp thu
Từ sáng sớm 9/9, nhiều nông dân ở xã An Vĩ, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đã tất bật đến hội trường của UBND xã để tham dự hội nghị “Tập huấn kỹ thuật và bàn giao, con giống, vật tư xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi vịt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học năm 2024”. Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Công Hậu (59 tuổi, ở thôn Chung, xã An Vĩ, cho biết, khi biết được tham dự hội nghị và tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi vịt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học, vợ chồng ông rất phấn khởi và hào hứng. Hàng chục năm chăn nuôi lợn, sau khi bị dịch tả lợn châu Phi tấn công gây thiệt hại nặng lên đến hàng tỷ đồng, gia đình ông Hậu lại chuyển sang chăn nuôi vịt thương phẩm. Trung bình mỗi năm, vợ chồng ông nuôi khoảng 5.000 - 6.000 vịt. Tuy vậy, việc chăn nuôi của gia đình ông khá bấp bênh vì dễ bị dịch bệnh tấn công.
“Do thiếu kiến thức chăn nuôi nên chúng tôi vừa làm vừa học và chủ yếu nuôi vịt theo cách truyền thống nên gặp rất nhiều rủi ro. Đến nay, được tham dự mô hình chăn nuôi kiểu mới, chúng tôi và bà con ở địa phương rất vui mừng” - ông Hậu bày tỏ.
Cùng tham dự hội nghị với nông dân ở hội trường xã An Vĩ, chúng tôi cảm nhận thấy phần thuyết trình tập huấn, đào tạo kỹ thuật chăn nuôi của bà Hồ Thị Thoàn - giảng viên Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ rất sát với thực tế chăn nuôi. Trong quá trình tập huấn, giảng viên Hồ Thị Thoàn luôn kết hợp xen kẽ các kiến thức trong bài giảng kèm theo các ví dự thực tế, hỏi đáp trực tiếp, tổ chức trò chơi đoán hình về kinh nghiệm chăn nuôi rất thú vị, hấp dẫn. Trong đó, có nhiều kiến thức mới được giảng viên đưa ra tại hội nghị khiến các đại biểu khá bất ngờ. Theo bà Thoàn, chăn nuôi, trồng trọt giảm phát thải khí nhà kính sẽ giúp người dân sản xuất bền vững hơn, đây cũng là xu thế sản xuất hiện nay tại các nước trên thế giới.
Bà Thoàn dẫn chứng thêm, trong chăn nuôi vịt, người nuôi có thể giảm khí nhà kính được ở nhiều khâu. Đơn cử như khi cho vịt ăn, bà con chỉ cần xay chuối và trộn với chế phẩm sinh học, ủ trong thùng để lên men có thể cho vật nuôi ăn trong nhiều tháng. Giải pháp này sẽ giúp cho vịt giảm tiết mùi hôi và cho chất lượng thịt thơm ngon, khi nấu thịt vịt không có váng, khách hàng sẽ rất thích và ưa chuộng giúp bà con dễ tiêu thụ sản phẩm hơn.
Tiếp đó là khâu xử lý chất thải, chất độn trong chuồng, người nuôi vịt chỉ trộn sử dụng đệm lót sinh học từ rơm, mùn cưa, trấu và pha chế phẩm sinh học tưới lên đệm lót theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật không chỉ giúp chúng ta giảm được mùi hôi trong chuồng trại mà còn hạn chế được các mầm bệnh sinh ra và tấn công vật nuôi. “Bà con chỉ cần làm một lần đệm lót sinh học dày từ 20-30cm (lượng trấu chiếm <= 40% tổng khối lượng đệm lót) có thể dùng được trong ba tháng giúp người nuôi giảm được nhân công dọn chuồng hàng ngày. Hơn nữa, sau khi sử dụng, người dân có thể thu phân để chăm bón cho cây trồng rất hiệu quả” - bà Thoàn khẳng định.
Đối với các chuồng sàn trên ao, giảng viên Hồ Thị Thoàn cho rằng, người dân vẫn có thể dùng chế phẩm sinh học để té xuống ao định kỳ hàng tuần giúp phân hủy hết phân thải của vật nuôi, lại vừa giúp cải tạo được môi trường ao nuôi cá đảm bảo hơn.
Tự tin liên kết hợp tác chăn nuôi bền vững
Chia sẻ thêm với chúng tôi, ông Trần Công Hậu cho hay: Nhiều kiến thức, thông tin mà giảng viên chia sẻ tại hội nghị đều rất mới với chúng tôi. Tuy nhiên, qua cách đặt vấn đề, giảng giải cụ thể, chi tiết và chơi trò chơi, chúng tôi đều nhận thấy rất dễ hiểu, dễ thực hiện.
Khi tham gia mô hình “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi vịt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học năm 2024”, 6 hộ dân ở xã An Vĩ được tập huấn, đào tạo kỹ thuật. Mỗi hộ còn được nhận 258 con vịt giống (giống của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương); 16 bao cám đợt giai đoạn 1, 70 bao cám giai đoạn 2; 4kg chế phẩm sinh học, 1 biển mô hình. “Điều bà con chúng tôi vui nhất là sau khi tham gia hội nghị, mọi người nhận được con giống, cám, chế phẩm chất lượng cao giúp bà con yên tâm chăn nuôi hơn” - ông Hậu bộc bạch.
Cũng theo ông Hậu, sau khi tham gia hội nghị, các hộ còn được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kết nối nhóm trên mạng xã hội (Zalo) để cùng nhau thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và được hướng dẫn kỹ thuật kịp thời. “Sau khi tham dự hội nghị, chúng tôi sẽ cùng nhau liên kết hợp tác và tiến tới thành lập HTX để chăn nuôi quy mô lớn hơn theo hướng tuần hoàn để tránh rủi ro, bấp bênh từ vật tư đầu vào đến thị trường đầu ra” - ông Hậu khẳng định.
Cùng tham gia mô hình, ông Trần Công Thuận (sinh năm 1980, ở thôn Thượng, xã An Vĩ) tỏ ra rất hào hứng khi được tiếp nhận các thông tin kỹ thuật chăn nuôi mới cùng con giống, cám, chế phẩm. Ông Thuận cho biết, gia đình ông mỗi năm chăn nuôi khoảng 5 lứa vịt, mỗi lứa 1.000 con. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào con giống, cám, thuốc từ các đại lý nên việc chăn nuôi dễ gặp rủi ro.
“Hơn 10 năm nuôi vịt nhưng đến giờ chúng tôi vẫn rất bấp bênh, nhiều lần vịt bị dịch bệnh và chết nhiều nên tôi bị thua lỗ nặng. Khi được chọn tham gia mô hình “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi vịt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học năm 2024”, tôi vừa bất ngờ, vừa vui vì không chỉ học hỏi được nhiều kiến thức chăn nuôi mới mà còn được nhận vịt giống, cám, chế phẩm chất lượng” - ông Thuận cho biết thêm.
Bà Trần Thị Hồng Thắm - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, cho biết, sau khi bão số 3 quét qua đã khiến cho cơ sở hạ tầng và sản xuất, chăn nuôi của địa phương bị thiệt hại rất nặng nề, cuộc sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. “Chính vì thế, việc Văn phòng Phát triển bền vững của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông tỉnh, huyện chọn xã An Vĩ để thực hiện mô hình “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi vịt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học năm 2024” như một món quà rất quý giá và thiết thực, không chỉ giúp động viên tinh thần cho bà con mà còn giúp bà con có thêm điều kiện để khôi phục lại sản xuất, chăn nuôi ngày càng hiệu quả và bền vững hơn”-bà Thắm khẳng định.
Tham gia mô hình “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi vịt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học năm 2024”, 6 hộ dân ở xã An Vĩ được tập huấn, đào tạo kỹ thuật. Mỗi hộ còn được được nhận 258 con vịt giống; 16 bao cám đợt giai đoạn 1, 70 bao cám giai đoạn 2; 4kg chế phẩm sinh học; 1 biển mô hình.
-
Hà Tĩnh: Ra mắt Câu lạc bộ "Nông dân hướng tới có lương hưu" ở vùng biên giới -
Bắc Giang: Hơn 70.000 nông dân chuyển sang canh tác lúa thân thiện với môi trường đạt năng suất cao -
Hỗ trợ nông dân Bến Tre trồng bưởi da xanh an toàn sinh học -
Tạp chí Nông thôn mới và các nhà hảo tâm hỗ trợ người dân Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ
- Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng Ninh
- Nuôi cá song, nhiều hộ nông dân Kim Sơn kỳ vọng làm giàu
- Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản
- Hội hỗ trợ nông dân kịp thời để nuôi thành công, nhân rộng mô hình
- Mạnh dạn chuyển đổi sản xuất nhờ vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Hà Tĩnh: Tập huấn giúp cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức để thụ hưởng chính sách
- 5 nhóm nhiệm vụ của các cấp Hội Nông dân trong công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới
-
Bắc Giang: Yên Dũng vững bước xây dựng nông thôn mới nâng caoTháng 10/2021, huyện Yên Dũng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới (NTM). Hiện Yên Dũng đang quyết tâm phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành các tiêu chí huyện NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, với phương châm làm đến đâu chắc đến đó.
-
Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữNhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Paris (Pháp), sáng 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo.
-
Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộcTối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
-
Bạc Liêu: Tổ chức thành công Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, Hội Nông dân (HND) tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024. Đây là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024).
-
Khánh Hòa: Thu hút hơn 50 gian hàng trưng bày sản phẩm, công nghệ số tiêu biểu tại Ngày hội công nghệ số năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, tại TP. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức ngày hội công nghệ số năm 2024. Ngày hội có quy mô hơn 50 gian hàng của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp công nghệ số, ngân hàng trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa tham gia trưng bày các sản phẩm công nghệ số tiêu biểu. Qua đó, thu hút được đông đảo người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp cận công nghệ mới, dịch vụ công nghệ mới, góp phần vào thành công chung trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh
-
Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận tiếp tục phục hồi, phát triển ổn định theo kế hoạch (KH). Một số lĩnh vực chuyển biến tích cực như: các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng khá; kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì tăng trưởng ổn định, quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vượt mục tiêu đề ra.
-
Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng"Sáng 3/10/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã trang trọng tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V và trao giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông" lần thứ X, năm 2024. Đây là một chương trình kéo dài suốt 6 tháng với nhiều vòng thẩm định nghiêm túc, khắt khe để chọn ra 56 gương mặt "Nhà khoa học của Nhà nông"; 24 tác giả đoạt giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông"
-
Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường đầu tiên tại Nghệ AnNhà phố quảng trường Central Plaza, Eco Central Park lấy cảm hứng thiết kế từ những căn nhà châu Âu cộng với ngôn ngữ kiến trúc Ecopark tạo nên một không gian mua sắm sôi động, hiện đại, kích thích nhu cầu tiêu dùng, gia tăng trải nghiệm của cư dân, khách tham quan, du lịch.
-
An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) – An Giang là tỉnh có thổ nhưỡng rất thích hợp cho phát triển cây ăn trái, do đó hoạt động liên kết, tiêu thụ trái cây được quan tâm, doanh nghiệp đầu tư, xúc tiến liên kết để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
-
Tây Ninh kêu gọi đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!