Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang
Nhằm thực hiện kế hoạch của UBND huyện Bình Giang về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2023-2025, vừa qua UBND huyện đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Bình Giang năm 2024.
Phát biểu tại hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Bình Giang, ông Vũ Hữu Tuấn – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Bình Giang, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP" huyện Bình Giang năm 2024 mong muốn các chủ thể có sản phẩm được đánh giá xếp hạng tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng quảng bá, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm; các địa phương cần tiếp tục đồng hành cùng chủ thể trong quá trình xây dựng sản phẩm OCOP nhằm tạo động lực lan tỏa ý nghĩa, tinh thần xây dựng, phát triển chương trình sản phẩm OCOP tại địa phương.
Ngoài ra, lãnh đạo huyện Bình Giang còn đề nghị Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng và Đơn vị tư vấn tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ các sản phẩm trình UBND huyện ra quyết định công nhận các sản phẩm OCOP đạt 3 sao và tiếp tục tìm kiếm các sản phẩm mới để được đánh giá, phân hạng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP cấp huyện trong thời gian tới.
Theo đó, các sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao trong đợt này gồm có: dưa lưới Cổ Bì của Hợp tác xã nông nghiệp An Phát (xã Cổ Bì), dưa lưới Thái Hòa của chủ thể Lê Văn Công (xã Thái Hòa); mì mòi Vĩnh Hưng của chủ thể Vũ Thị Sửu (xã Vĩnh Hưng), dây chuyền đơn bạc Lương Ngọc của chủ thể Vũ Thị Phượng (xã Thúc Kháng), chổi chít Lý Đỏ của chủ thể Lê Văn Tiến (xã Tân Việt), gạo ST Thái Dương của Công ty TNHH Chế biến nông sản Tài Long (xã Thái Dương), giò lụa Xuân Kim của chủ thể Đào Thị Kim (thị trấn Kẻ Sặt), gạo Bắc thơm Nhân Quyền (xã Nhân Quyền), lược Vạc của chủ thể Dương Văn Tú (xã Thái Học) và tượng gỗ Di Lặc tọa đài sen của chủ thể Đoàn Quang Sơn (xã Bình Xuyên).
Trước đó, để chuẩn bị công tác đánh giá, phân hạng, Tổ tư vấn đã kiểm tra thực tế và thẩm định hồ sơ tại các cơ sở đối với các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Bình Giang năm 2024.
Kết quả các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng cơ bản đáp ứng được các tiêu chí của sản phẩm như: Sản phẩm và sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị, nguồn gốc nguyên liệu, chất lượng sản phẩm… Mỗi sản phẩm đều có câu chuyện sản phẩm riêng gắn với nguồn gốc xuất xứ của từng sản phẩm; có tem truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói phù hợp và đẹp mắt; các sản phẩm đều có kế hoạch kiểm tra định kỳ đầy đủ các chỉ tiêu ATTP cũng như kiểm tra, giám sát nội bộ tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định.
-
Bạc Liêu: Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP -
Cà Mau: Sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau thu hút ký kết được nhiều hợp đồng trong và ngoài nước -
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50% -
Chỉ số thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2024 tăng 2,6 điểm so với năm 2023
- Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024
- Mảng bán lẻ của Masan liên tục “mang tiền về cho mẹ”
- Vốn vay giải quyết việc làm: Tạo sức bật cho nông dân
- An Giang: Phấn đấu đạt 1 - 2 thương hiệu sản phẩm dược liệu OCOP có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi
- Thanh nhãn Bạc Liêu - Thương hiệu độc đáo, được thị trường ưa chuộng
- TP. HCM: Tập trung xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực thế mạnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
- Hoa Quang Guduchi - Giải pháp hỗ trợ và nâng cao đề kháng cho cơ thể
-
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”(Tapchinongthonmoi.vn) - Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội Nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
-
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đạiThủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực...
-
Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê khi cơ sở hạ tầng phát triển, các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các mô hình phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị đã được hình thành và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
-
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhân dân.
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn