Hành trình đến sản phẩm OCOP 4 sao, xuất khẩu của nước mắm Bà Hai
Lưu giữ hương vị truyền thống cho quê hương
Bên cạnh bờ cát trắng, biển xanh ở vùng biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là những làng chài với những người con của biển chịu thương, chịu khó quanh năm. Ở vùng biển Phan Thiết nơi có nguồn hải sản tươi và giàu dinh dưỡng, cũng là nơi nổi tiếng từ trước đến nay về độ ngon của mắm cá cơm nói riêng và nước mắm nói chung.
Từng con cá cơm tươi ngon không chỉ ướp bằng thứ muối mặn đặc trưng của địa phương mà còn bằng hết thảy sự trân quý của con người với biển cả tạo thành một thứ gia vị, một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Việt. Cũng từ đây, nước mắm Bà Hai ra đời, tạo “tiếng thơm” cho thương hiệu nước mắm truyền thống Phan Thiết nói riêng và hình ảnh Bình Thuận đến với mọi nơi.
Thuở ban đầu, nước mắm Bà Hai được biết đến qua hình ảnh người phụ nữ gầy còm, kham khổ gánh trên vai những chai nước mắm bôn ba, vượt nắng mưa đem những chai nước mắm đến từng nhà, từng chợ ở Phan Thiết. Những tháng ngày gian khổ nối tiếp nhau, mặc cho nắng mưa những giọt nước mắm được Bà Hai gánh đi khắp nơi. Cũng từ những chai nước mắm ấy đã nuôi sống bao nhiêu thành viên trong gia đình, thắp sáng biết bao giấc mơ của các con.
Với khát khao lưu giữ hương vị truyền thống cho quê hương, cho nước mắm Phan Thiết, Bình Thuận, quan trọng nhất chính là vì người mẹ đáng kính, đáng tự hào của mình, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ thương hiệu nước mắm Bà Hai đã bỏ lại tất cả mọi thứ để về bên gia đình, quê hương, để tạo ra sản phẩm lấy tên người mẹ của mình với tên gọi thân thương Bà Hai.
Được mẹ chỉ dạy, truyền lại kinh nghiệm làm mắm, ông Dũng nhanh chóng phát huy được hết khả năng của mình. Dần dần, ông Dũng kế thừa lại những tinh hoa và phát triển thương hiệu nước mắm Bà Hai nổi tiếng gần xa.
Ông Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ: Trước đây, ông học ngành Y. Sau thời gian, bôn ba và vì muốn giữ nghề truyền thống của mẹ là Bà Hai, nên đã quyết tâm tạo dựng nước mắm cổ truyền thương hiệu Bà Hai Phan Thiết. Thời điểm đó, nước mắm Phan Thiết ngon và nổi tiếng nhưng bị yếu thế về đóng chai, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Sau này, khi về trực tiếp quản lý và phát triển thương hiệu nước mắm Bà Hai, ông Dũng đã khắc phục triệt để vấn đề này. Hiện nay, các sản phẩm của thương hiệu nước mắm Bà Hai được đóng chai theo dây chuyền tân tiến nhất. Đồng thời, tiếp cận khách hàng qua nhiều kênh mua bán khác nhau. Đến nay, các sản phẩm của nước mắm Bà Hai đang được các nhà hàng và khách du lịch ưa chuộng. Sản phẩm nước mắm Bà Hai đã xuất đi Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, các tỉnh Tây Nguyên và cả nước ngoài.
Sản phẩm OCCOP 4 sao, xuất khẩu ra nước ngoài
Ở Phan Thiết có nguồn hải sản tươi và giàu dinh dưỡng, nước mắm Bà Hai được sản xuất theo phương thức cổ truyền, áp dụng các công nghệ hiện đại. Quy trình sản xuất khắt khe đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã tạo nên những sản phẩm nước mắm đặc biệt với hương vị đặc trưng thơm ngon, tinh khiết, bổ dưỡng không lẫn vào đâu giữa muôn vàn thương hiệu.
Từ khi hình thành đến nay, nước mắm Bà Hai luôn đặt “chất lượng là trên hết!”, “Khách ăn cũng như mình ăn!”. Cũng từ đây, thương hiệu nước mắm Bà Hai nâng tầm sản phẩm, trở thành một trong những thương hiệu nước mắm truyền thống đáng tin cậy và nổi tiếng tại Phan Thiết. Đặc biệt, tạo sự lưu luyến nhung nhớ mùi vị nước mắm, hương vị đậm đà đến không chỉ người dân địa phương nơi đây mà còn biết bao khách thập phương đến Phan Thiết.
Năm 2022, nước mắm Bà Hai được chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Sản phẩm phối hợp với Liên hiệp HTX Thương mại TP. HCM (Saigon Co.op) sản xuất ra sản phẩm Co.op Select Nước mắm lú đạt sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023. Các sản phẩm nước mắm đã được bán rộng rãi tại tạp hóa, chợ, cửa hàng siêu thị. Từ đây, thương hiệu nước mắm Bà Hai phát triển mạnh mẽ vươn mình trở thành thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận.
Hiện nay, nước mắm Bà Hai đã có trong các siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước. Đặc biệt, nước mắm Bà Hai đã xuất khẩu được ra nước ngoài. Đánh dấu bước chuyển mình lớn trong việc sản xuất kinh doanh, định danh thương hiệu nước mắm Bà Hai. Ngoài nước mắm nức tiếng, hiện nay nước mắm Bà Hai còn phát triển những sản phẩm khác như mắm ruốc, mắm nêm, gia vị, hải sản khô, hải sản tươi…
Việc đạt được những chứng nhận về OCOP, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh giúp nước mắm Bà Hai vươn mình đi khắp mọi miền đất nước, xuất hiện trên nhiều kênh bán hàng. Từ đây, mở ra bước ngoặc tăng doanh thu và mở rộng thị trường, tệp khách hàng cho công ty. Đồng thời, cũng là thách thức trong việc đẩy mạnh sản xuất đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong đó, công ty phải nâng tầm quy mô sản xuất, nâng cao kĩ thuật sản xuất, đóng chai, bảo quản, đúng quy chuẩn. Đặc biệt, phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm nước mắm lên hàng đầu.
“Hiện nay, nước mắm Bà Hai là một thương hiệu nước mắm truyền thống có tiếng tại Phan Thiết được người dân địa phương và du khách tin dùng. Tuy nhiên, đó chỉ mới là phần tệp khách hàng của thị trường trong nước. Chúng tôi, đang tính toán từng bước vững chắc để mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài như Mỹ, Canada, nơi có đông cộng đồng người Việt sinh sống. Hiện nay, sản phẩm của nước mắm Bà Hai đã đạt được chứng nhận ISO, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. Đang trong thời gian xúc tiến hoàn tất các thủ tục đưa nước mắm thương hiệu Bà Hai ra thị trường nước ngoài”, ông Dũng chia sẻ.
Để đạt được những thành công như ngày hôm nay, nước mắm Bà Hai đã không ngừng học hỏi để tạo ra nước mắm hảo hạng; Không ngại thay đổi để tạo ra những sản phẩm đẹp, đa dạng mẫu mã, giá cả phải chăng, cạnh tranh sòng phẳng giữa nền kinh tế thị trường.
- Chỉ số thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2024 tăng 2,6 điểm so với năm 2023
- Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024
- Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang
- Mảng bán lẻ của Masan liên tục “mang tiền về cho mẹ”
- Vốn vay giải quyết việc làm: Tạo sức bật cho nông dân
- An Giang: Phấn đấu đạt 1 - 2 thương hiệu sản phẩm dược liệu OCOP có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi
- Thanh nhãn Bạc Liêu - Thương hiệu độc đáo, được thị trường ưa chuộng
-
Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân: Đổi mới để phục vụ bệnh nhân tốt hơnVới mục tiêu “Tất cả hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên. Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, triển khai các kỹ thuật mới, phục vụ tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân.
-
Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệpĐể thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ngành Nông nghiệp Việt Nam phải đi đầu và có nhiều thay đổi. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy các giải pháp giảm phát thải thông qua các kế hoạch chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang kinh tế tuần hoàn.
-
Hành trình đến sản phẩm OCOP 4 sao, xuất khẩu của nước mắm Bà HaiNước mắm Bà Hai, cái tên gọi bình dị, thân thương gắn liền với bao người dân địa phương và du khách muôn nơi. Việc liên tiếp đạt được sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao đã giúp thương hiệu nước mắm Phan Thiết phát triển mạnh mẽ vươn mình trở thành thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận. Đến nay, nước mắm Bà Hai đã có trong các siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước. Đặc biệt, nước mắm Bà Hai đã xuất khẩu được ra nước ngoài là Mỹ, Canada.
-
"Luồng gió" mới trong phát triển kinh tế với chồn nhung(Tapchinongthonmoi.vn) – Đầu ra thuận lợi còn chi phí chăn nuôi thấp, do tận dụng được nguồn phụ phẩm sẵn có ở địa phương như: Cỏ, lá tre, lá mía, lá ngô, rơm, lá chuối… nông dân Nguyễn Văn Thơm ở xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đang bước đầu thành công và trở thành điểm sáng nơi địa đầu Tổ quốc với mô hình nuôi chồn nhung.
-
OCOP tỉnh Lâm Đồng tạo sức bật xây dựng nông thôn mớiTriển khai QĐ số 919/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt kế hoạch thực Chương trình OCOP giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 1765/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 30/9/2022; Sở NN&PTNN đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành NQ số 207/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định nội dung, mức hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn đến 2030.
-
Tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại công văn lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời gian miễn thuế này đến hết năm 2030. Nếu được thông qua, Nghị quyết này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
-
Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh gặp mặt Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam“Đoàn kết - nghiêm túc - dũng cảm - chiến thắng” là 8 chữ vàng truyền thống của Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320 luôn được phát huy theo suốt chiều dài lịch sử.
-
Hoa quả tươi Việt Nam có cơ hội xuất khẩu thị trường Thụy Điển(Tapchinongthonmoi.vn) - Lượng rau quả nhập khẩu của Thụy Điển trước năm 2021 đạt khoảng 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 2023, lượng nhập khẩu giảm còn 887.000 tấn do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm nhu cầu tiêu dùng. Dù vậy, thị phần nhập khẩu từ các nước đang phát triển đã tăng lên 24%, tương đương 215.000 tấn, mở ra cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam.
-
“Thực là một đội quân kỳ lạ”(Tapchinongthonmoi.vn) - Lời Toà soạn: Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Tạp chí Nông thôn mới xin trích đăng lại một đoạn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để cùng bạn đọc nhớ về ngày lịch sử và khoảnh khắc ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
-
Tròn 80 năm quân đội ra đời: Bản hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh80 năm qua, dưới sự lãnh đaọ của Đảng, quân đội ta đã lập nên bao chiến công lẫy lừng. Tất cả đã đi vào lịch sử dân tộc, tạo nên bản anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Bài 2: Những quyết sách đúng đắn, kịp thời