Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

OCOP tỉnh Lâm Đồng tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

PV - 07:06 23/12/2024 GMT+7
Triển khai QĐ số 919/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt kế hoạch thực Chương trình OCOP giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 1765/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 30/9/2022; Sở NN&PTNN đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành NQ số 207/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định nội dung, mức hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn đến 2030.

Kết quả thực hiện của Chương trình OCOP tính đến ngày 15/11/2024, Lâm Đồng có 426 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận: 2 sản phẩm đã trình Bộ NN&PTNT xem xét đánh giá phân hạng 5 sao; 86 sản phẩm 4 sao, 338 sản phẩm 3 sao; 2 sản phẩm OCOP 5 sao đã hết hạn Giấy Chứng nhận; 5 sản phẩm hạng 4 sao trình Bộ NN&PTNT xem xét quyết định công nhận nâng hạng sản phẩm 5 sao nhưng không được công nhận.

Trong 426 sản phẩm có 356 sản phẩm còn hạn giấy chứng nhận; 62 sản phẩm giấy chứng nhận đã hết thời hạn 36 tháng chưa tiến hành đánh giá phân hạng lại hoặc nâng hạng sao, trong đó có 2 sản phẩm cấp Quốc gia; 4 sản phẩm ngưng kinh doanh, chủ thể không tiến hành đánh giá phân hạng lại hoặc nâng hạng sao.

Hồng treo gió, một trong những sản phẩm OCOP đặc trưng tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: PV

Có 224 chủ thể tham gia chương trình. Cơ cấu chủ thể có sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP gồm: Chủ thể là hợp tác xã 39; chủ thể là doanh nghiệp 106; chủ thể là cơ sở, hộ cá thể, trang trại 67; chủ thể là tổ hợp tác 12.

Một số sản phẩm đặc trưng có lợi thế cạnh tranh đề xuất của tỉnh Lâm Đồng: Rau, củ, quả tươi sống; các sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả, hạt: Rau củ quả sấy, Hạt Macca sấy… Trà ôlong, các loại trà khác; các sản phẩm chế biến từ Atiso: Trà Atiso, cao atiso… sản phẩm chế biến từ hạt cà phê…

Các chính sách hỗ trợ chính trong năm 2024 của tỉnh Lâm Đồng là hỗ trợ các chủ thể xây dựng hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm, xây dựng câu chuyện sản phẩm… Đổi mới, nâng cấp công nghệ, máy móc: Máy nghiền, máy sấy thăng hoa, máy trộn, máy xay cà phê, máy hút ẩm… Hỗ trợ đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản để phát triển, chuẩn hoá sản phẩm gắn với lợi thế của từng địa phương; Hỗ trợ chủ thể cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); Hỗ trợ thiết kế, in ấn bao bì, nhãn mác; xây dựng hệ thống truy suất nguồn gốc; phát triển vùng nguyên liệu cho hợp tác xã; xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho các chủ thể của các sản phẩm OCOP.

Nhiều sản phẩm OCOP được đưa lên quầy kệ tại các cửa hàng, siêu thi. Ảnh: PV

Các điểm trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của Lâm Đồng: Hiện nay có 3 điểm trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gồm: Trung tâm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP huyện Lạc Dương do UBND huyện Lạc Dương hỗ trợ kinh phí thực hiện và giao cho Chi hội doanh nghiệp và Câu lạc bộ OCOP huyện Lạc Dương quản lý. Địa chỉ: Số 132, LangBiang, thị trấn Lạc Dương.

Điểm trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của Công ty TNHH Langbian. F Dâu rừng do Sở Công thương hỗ trợ kinh phí thực hiện. Địa chỉ: Khu du lịch LangBiang, huyện Lạc Dương.

Điểm trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt do Sở Công Thương hỗ trợ kinh phí thực hiện. Địa chỉ: Số 7A/1 đường Mai Anh Đào, phường 8, TP. Đà Lạt.

Sở Công thương Lâm Đồng cũng đã hỗ trợ kinh phí thực hiện: 5 điểm bán hàng Việt Nam; 3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm “Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trên địa bàn các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh và TP. Đà Lạt.

Ngoài ra, các Hội, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với các doanh nghiệp; mở một số điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP sản phẩm đặc trưng của Lâm Đồng: Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Công ty Ulink mở Trung tâm Nông Phố - kết nối nông sản phố núi để trưng bày sản phẩm, tư vấn các HTX, doanh nghiệp về quảng bá thương hiệu, thông tin truy xuất nguồn gốc, giới thiệu các mặt hàng nông sản có chất lượng đến khách hàng tại địa chỉ: Số 50 Quang Trung, phường 9, thành phố Đà Lạt.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecofarm Pay đầu tư siêu thị Ecofarmmart tại thành phố Bảo Lộc chuyên bán các sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tại địa chỉ: Số 2 Đường 1/5, phường B'Lao, TP. Bảo Lộc.

Một số Doanh nghiệp đầu tư showroom tại trụ sở công ty để trưng bày và bán sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng, Công ty TNHH Cà phê nguyên chất Thái Châu, Công ty TNHH Rau hoa Song Bill, Công ty TNHH Hiếu Linh, Công ty TNHH Tâm Châu…

Đến nay, Chương trình OCOP tỉnh Lâm Đồng đã bắt đầu tiếp cận với nhiều người dân, doanh nghiệp; thông qua công tác tuyên truyền, các hoạt động xúc tiến thương mại cùng với sự thành công của các chủ thể đi trước đã tạo động lực mạnh mẽ cho các chủ thể mới tham gia chương trình; người dân đã cơ bản hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP; Chương trình OCOP đã góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, từng bước mang lại những kết quả khả quan, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Đồng thời, các sản phẩm được chứng nhận, không ngừng cải tiến mẫu mã, từ đó thu nhập của doanh nghiệp, hộ dân đã được tăng lên thông qua chương trình OCOP. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước, đã tạo điều kiện, nguồn lực cho các chủ thể tham gia chương trình; Thông qua chương trình đã góp phần quảng bá, sản phẩm của các doanh nghiệp, hình ảnh của sản phẩm OCOP Lâm Đồng đến người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến; nhiều địa phương trong tỉnh đã thấy được tiềm năng, thế mạnh của mình để có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm OCOP góp phần nâng cao thu nhập, thực hiện tốt tiêu chí tổ chức sản xuất của chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng
(Tapchinongthonmoi.vn) - Vừa qua, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024. Theo đó kinh tế của tỉnh đã chịu nhiều tác động từ sự biến động của nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, chuỗi cung ứng hàng hóa, giá nhân công, nguyên liệu,…
  • Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp
    Để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ngành Nông nghiệp Việt Nam phải đi đầu và có nhiều thay đổi. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy các giải pháp giảm phát thải thông qua các kế hoạch chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang kinh tế tuần hoàn.
  • Hành trình đến sản phẩm OCOP 4 sao, xuất khẩu của nước mắm Bà Hai  
    Nước mắm Bà Hai, cái tên gọi bình dị, thân thương gắn liền với bao người dân địa phương và du khách muôn nơi. Việc liên tiếp đạt được sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao đã giúp thương hiệu nước mắm Phan Thiết phát triển mạnh mẽ vươn mình trở thành thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận. Đến nay, nước mắm Bà Hai đã có trong các siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước. Đặc biệt, nước mắm Bà Hai đã xuất khẩu được ra nước ngoài là Mỹ, Canada.
  • "Luồng gió" mới trong phát triển kinh tế với chồn nhung
    (Tapchinongthonmoi.vn) – Đầu ra thuận lợi còn chi phí chăn nuôi thấp, do tận dụng được nguồn phụ phẩm sẵn có ở địa phương như: Cỏ, lá tre, lá mía, lá ngô, rơm, lá chuối… nông dân Nguyễn Văn Thơm ở xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đang bước đầu thành công và trở thành điểm sáng nơi địa đầu Tổ quốc với mô hình nuôi chồn nhung.
  • OCOP tỉnh Lâm Đồng tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
    Triển khai QĐ số 919/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt kế hoạch thực Chương trình OCOP giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 1765/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 30/9/2022; Sở NN&PTNN đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành NQ số 207/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định nội dung, mức hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn đến 2030.
  • Tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Tại công văn lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời gian miễn thuế này đến hết năm 2030. Nếu được thông qua, Nghị quyết này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
  • Hoa quả tươi Việt Nam có cơ hội xuất khẩu thị trường Thụy Điển
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Lượng rau quả nhập khẩu của Thụy Điển trước năm 2021 đạt khoảng 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 2023, lượng nhập khẩu giảm còn 887.000 tấn do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm nhu cầu tiêu dùng. Dù vậy, thị phần nhập khẩu từ các nước đang phát triển đã tăng lên 24%, tương đương 215.000 tấn, mở ra cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam.
  • “Thực là một đội quân kỳ lạ”
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Lời Toà soạn: Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Tạp chí Nông thôn mới xin trích đăng lại một đoạn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để cùng bạn đọc nhớ về ngày lịch sử và khoảnh khắc ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh... Đây chính là "đòn bẩy" giúp ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh phát triển vượt trội.