Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam tăng cường kết nối, hỗ trợ các đơn vị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh
VIPA đã và đang đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành gia cầm
Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam phấn đấu trong nhiệm kỳ 2024 - 2029 tăng trưởng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc hiệp hội đạt 4 - 5%/năm thể hiện trên các chỉ tiêu như tổng đàn, sản lượng thịt, trứng, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; xuất khẩu một số sản phẩm thịt gà, con giống, thuốc thú y tăng bình quân 6 - 8%/năm so với giai đoạn 2019-2024.
Tại Đại hội, các đại biểu đã nhất trí 100% báo cáo tổng kết hoạt động của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam nhiệm kỳ IV (2019-2024), phương hướng hoạt động nhiệm kỳ V (2024-2029). Đại hội đã bầu 48 đại biểu vào Ban chấp hành, 27 đại biểu vào Ban Thường vụ. Ông Nguyễn Thanh Sơn tái đắc cử tiếp tục giữ chức Chủ tịch VIPA.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho biết, hơn 20 năm xây dựng và phát triển, VIPA không ngừng mở rộng về số lượng, thành phần hội viên và lĩnh vực hoạt động.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, với quy mô lớn và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngày càng được mở rộng, VIPA đã và đang đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành gia cầm nước ta. Có thể nói, Hiệp hội là lực lượng nòng cốt trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, phương thức chăn nuôi gia cầm ở nước ta theo hướng hiện đại, quy mô lớn, công nghiệp.
"Các doanh nghiệp, đơn vị của Hiệp hội đang đi tiên phong trong chọn tạo, sản xuất giống gia cầm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thiết bị và đặc biệt là đi đầu trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm gia cầm, đóng góp quan trọng về GDP của ngành Chăn nuôi nước ta", ông Nguyễn Thanh Sơn khẳng định.
Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng cho biết thêm, hiện VIPA đã trở thành hệ sinh thái và chuỗi ngành hàng khép kín từ sản xuất giống, thức ăn, thuốc thú y, chăn nuôi đến chế biến, giết mổ và thương mại. Bên cạnh đó, năm 2024, Hiệp hội đã trở thành hội viên chính thức của Hội đồng Gia cầm thế giới (International Poultry Association - IPC). Đến nay, tổng số hội viên tập thể và cá nhân của hiệp hội có trên 310 thành viên.
VIPA thường xuyên cập nhật, chia sẻ thông tin về tình hình sản xuất, thương mại chăn nuôi nói chung, gia cầm nói riêng trong nước và thế giới; nội dung các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết… cho các doanh nghiệp, hội viên tham khảo, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Đồng thời, hiệp hội bám sát tình hình, kịp thời đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức; điều chỉnh các quy định chưa phù hợp, tạo không gian thuận lợi cho doanh nghiệp, người chăn nuôi gia cầm phát triển…
Nhiều mặt hàng của thành viên Hiệp hội chiếm 60 - 70% thị phần của toàn ngành Nông nghiệp
Mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm gia cầm và sản phẩm gia cầm gặp nhiều khó khăn, nhưng, VIPA vẫn là hiệp hội ngành hàng đóng góp quan trọng cho ngành Nông nghiệp, nhiều mặt hàng của Hiệp hội chiếm 60 - 70% thị phần của toàn ngành.
Trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y, các doanh nghiệp của VIPA vẫn duy trì sản xuất và thương mại ổn định, phục vụ tốt không những trong nội bộ Hiệp hội mà phục vụ cho toàn ngành. Điển hình trong số này là Công ty TNHH Việt Pháp Quốc tế (Viphavet), Công ty TNHH Thú y Xanh Việt Nam (GreenVet), Công ty Hanvet, Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu, Công ty VMC Việt Nam, Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng… Các sản phẩm thuốc thú y và vaccine do các doanh nghiệp nêu trên sản xuất đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và từng bước xuất khẩu. Nhiều mặt hàng chiếm 60 - 65% thị phần cả nước.
Nhiều doanh nghiệp của VIPA đã đầu tư đồng bộ từ chăn nuôi, giết mổ chế biến khép kín với công nghệ hiện đại bậc nhất ở khu vực như: Tập đoàn C.P, Tập đoàn Dabaco, Công ty San Hà, Công ty Lượng Huệ, Công ty Ba Huân, Tập đoàn Mavin. Đây là những doanh nghiệp đang nỗ lực duy trì sản xuất và cung cấp cho thị trường các sản phẩm thịt, trứng gia cầm sạch có chất lượng tốt.
Phát biểu tại Đại hội, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao những thành tựu mà Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, nhiều mặt hàng do các doanh nghiệp của hiệp hội sản xuất, cung ứng ra thị trường chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường cả nước như giống gà lông màu, giống thủy cầm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trứng và thịt gia cầm chế biến…
“Là hiệp hội ngành hàng lớn trong nông nghiệp với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất con giống, thức ăn, thuốc thú y, thiết bị chăn nuôi, giết mổ, chế biến sản phẩm gia cầm. Vì vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu VIPA phát huy hơn nữa trách nhiệm chính là kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh” –Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
-
Long An: Huyện Tân Thạnh trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải -
An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới -
Liên kết tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ -
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩu
- Long An tổ chức lại sản xuất, hướng tới trồng lúa chất lượng cao
- Đà Nẵng tổ chức phiên chợ nông sản hỗ trợ nông dân liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Nâng cao giá trị cho quả nhãn Hưng Yên
- Nâng cao năng lực cho người trồng sầu riêng để đẩy mạnh cơ hội xuất khẩu
- Liên kết để xây dựng vùng nguyên liệu, bài học trong xuất khẩu nông sản
- Đề án 1 triệu héc ta lúa sẽ khắc phục tình trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ
- Làm rõ quy định về đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
-
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tếNhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La không chỉ giải được bài toán nông sản “được mùa mất giá”, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn đưa thương hiệu nhãn Sông Mã ghi danh trên bản đồ nông sản thế giới.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp; kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương 17 gương “Nông dân tiêu biểu” và 26 “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 9/10, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM) đã khai mạc Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 2 năm 2024 với gần 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp từ TP. HCM và các tỉnh. Đây là hoạt động do Hội nông dân (HND) TP. HCM tổ chức nhằm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024).
-
Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua triển lãm sách 70 năm giải phóng Thủ đôTrong không khí mùa thu lịch sử, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, sáng 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
-
Trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đôTại Lễ tuyên dương Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định thu hút trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô.
-
Hà Nội - Dấu ấn 25 năm Thành phố vì Hòa bìnhNgày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. 25 năm trôi qua, Hà Nội đã không ngừng phát triển, mạnh mẽ vươn lên, đạt những thành tựu đáng tự hào, không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
-
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xaNhờ chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số và bắt nhịp được xu hướng thị trường, hợp tác xã Tây Bắc (bản Huổi Hẹ, xã Viêng Lán, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã đưa thương hiệu “Tỏi đen Yên Châu” cùng nhiều nông sản bản địa khác “ghi danh” trên thị trường.
-
Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/10 vừa qua, tình hình sản xuất nông nghiệp trong quý III vẫn duy trì đà tăng trưởng, lúa vụ Đông Xuân - Hè Thu đạt kết quả khá; đàn gia cầm ổn định, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu.
-
Hà Tĩnh: Một nông dân thu tiền tỷ từ mô hình nuôi chồn vòi mốc(Tapchinongthonmoi.vn) - So với nhiều vật nuôi khác, nuôi chồn vòi mốc chi phí đầu tư thấp, song bán giá cao, không phải lo lắng về đầu ra sản phẩm. Nhận thấy những điều này, anh Lê Văn Bình, ở thôn Hợp Phát, xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã lựa chọn mô hình này để phát triển kinh tế và mang lại hiệu quả.
-
Bình Thuận: Hướng dẫn hội viên nông dân chuyên canh rau an toàn ở Hàm Thuận BắcViệc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác. Hiện nay, các cấp Hội Nông dân trong huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ hội viên về giống, kỹ thuật canh tác, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để chuyên canh rau an toàn đạt hiệu quả cao.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
5 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang