Lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Bắc Âu
Ngày 23/6/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Quy định chống mất rừng (EU Deforestation Regulation - EUDR), đối với 7 nhóm hàng nhập khẩu vào thị trường này. Trong đó, Việt Nam có ba mặt hàng quan trọng xuất khẩu vào EU là cà phê, gỗ và cao su đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của EUDR. Đây thực sự là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng kể trên, song nếu không thực hiện nghiêm túc các quy định chống mất rừng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ tự “rời khỏi cuộc chơi”, mất đi một thị trường tiềm năng như EU.
Theo EUDR, các mặt hàng nhập khẩu chỉ được phép lưu thông tại thị trường EU nếu đáp ứng được hai điều kiện sau: Thứ nhất, sản phẩm nhập khẩu là hợp pháp. Hợp pháp ở đây có nghĩa các hoạt động sản xuất, chế biến, vận chuyển… diễn ra tại quốc gia sản xuất đáp ứng được toàn bộ các quy định pháp luật của quốc gia này. Thứ hai, quá trình sản xuất sản phẩm không gây mất rừng, với mốc thời gian mất rừng tính từ sau ngày 31/12/2020.
Để chứng minh sản phẩm thỏa mãn cả hai điều kiện trên, doanh nghiệp đưa sản phẩm vào lưu thông tại thị trường EU phải thu thập thông tin về chuỗi cung; từ đó, đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Thông tin về chuỗi cung, về đánh giá rủi ro và đặc biệt các biện pháp giảm thiểu rủi ro cần được doanh nghiệp công bố trong Due Diligence Statement (cam kết thẩm định chuỗi cung). Các doanh nghiệp quy mô lớn có thời gian 18 tháng và doanh nghiệp quy mô nhỏ có 24 tháng tính từ thời điểm EUDR có hiệu lực để chuẩn bị thông tin.
Trước khi EUDR chính thức đi vào thực thi (sau 18 tháng kể từ ngày EUDR được ban hành), EU sẽ tập hợp thông tin dựa trên đó phân loại các quốc gia, vùng sản xuất các mặt hàng này theo nhóm quốc gia, vùng rủi ro cao, trung bình hoặc thấp về mối liên quan tới mất rừng và suy thoái rừng. Trong quá trình thực hiện phân loại, EU sẽ tham vấn với các quốc gia nhằm có kết quả phân loại khách quan.
Mặc dù rủi ro gây mất rừng có liên quan tới khâu sản xuất của 3 mặt hàng cà phê, gỗ, cao su tại Việt Nam đều không lớn, do diện tích canh tác nhìn chung đã ổn định, nhưng hiện vẫn còn tồn tại một số vấn đề về chuỗi cung làm cản trở tới khả năng truy xuất nguồn gốc, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá và phân loại rủi ro của EU theo quốc gia, vùng sản xuất.
Hiện đất trồng cà phê đa phần là đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ sử dụng lâu dài. Mặc dù có tới 40% diện tích đất trồng cà phê tại Việt Nam đã được cấp chứng chỉ sản xuất bền vững, nhưng có những diện tích mở rộng trên nền đất rừng kể từ sau năm 2003 đến nay vẫn chưa có giấy chứng nhận sử dụng đất.
Với gỗ rừng trồng, hiện tại cả nước có 3,5 triệu ha rừng sản xuất, với 1,1 triệu hộ tham gia trồng rừng sản xuất, cung cấp 60% trong tổng lượng cung gỗ rừng trồng mỗi năm (trên 24 triệu m3 tổng số), còn lại là do các doanh nghiệp trồng rừng. Hiện đã có trên 60% số hộ trồng rừng đã được nhận giấy chứng nhận sử dụng đất. Hầu hết các công ty lâm nghiệp nhà nước đã có giấy chứng nhận sử dụng đất. Tuy vậy, diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ bền vững hiện đạt khoảng dưới 10% tổng diện tích rừng sản xuất.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, để tiếp cận và duy trì thị phần trong khu vực này, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Doanh nghiệp cần đảm bảo cà phê xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của EUDR, bao gồm: Sản phẩm không gây phá rừng; Tuân thủ luật pháp tại quốc gia sản xuất; Chia sẻ thông tin vị trí địa lý cụ thể của vùng trồng cà phê.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển lưu ý, các doanh nghiệp nên hợp tác với các hiệp hội nông dân và nhóm sản xuất để thu thập thông tin vị trí địa lý và hồ sơ truy xuất nguồn gốc. Đầu tư vào công nghệ theo dõi chuỗi cung ứng, đảm bảo tính minh bạch và chính xác của dữ liệu.
Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và khu vực đã có kinh nghiệm tuân thủ EUDR. Tham gia các sáng kiến như Rainforest Alliance, Fairtrade, 4C hoặc Enveritas để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững. Kết nối với các tổ chức hỗ trợ tuân thủ như Global Traceability, Satelligence, hoặc Sourcetrace để tối ưu hóa quy trình. Đồng thời, theo dõi các chương trình hỗ trợ của EU như Team Europe Initiative để tận dụng các công cụ và tài nguyên.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, doanh nghiệp nên tận dụng EUDR để tạo lợi thế cạnh tranh. Sự chuẩn bị sớm và đầy đủ để tuân thủ EUDR không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường mà còn là yếu tố quan trọng để tạo dựng uy tín với khách hàng Bắc Âu. Theo đó, doanh nghiệp nên chuẩn bị tài liệu và chứng nhận chứng minh sự tuân thủ EUDR, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc và dữ liệu về bền vững; Quảng bá những nỗ lực bảo vệ môi trường và tính bền vững của doanh nghiệp như một giá trị cộng thêm; Tăng cường tiếp cận với khách hàng tại các hội chợ thương mại ở Bắc Âu như Stockholm Coffee Festival hoặc Copenhagen Coffee Fair.
Đặc biệt, theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, quá trình đảm bảo tuân thủ EUDR sẽ đòi hỏi chi phí đáng kể, từ việc thu thập dữ liệu đến áp dụng công nghệ mới. Doanh nghiệp nên lập ngân sách cho các chi phí như lập bản đồ vị trí địa lý, hệ thống truy xuất nguồn gốc và kiểm định chất lượng; Xây dựng kế hoạch hỗ trợ nông dân địa phương đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết, giúp duy trì nguồn cung ổn định; Tìm kiếm đối tác tài trợ hoặc nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để giảm gánh nặng chi phí.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Tiền Giang: Rau màu vụ Đông Xuân được giá, nông dân có nguồn thu khá -
Nông dân Nam Định hào hứng xuống đồng đầu Xuân mới -
Vựa hoa, cây cảnh lớn nhất Quảng Ninh và câu chuyện đầu ra -
Nông sản miền núi tỉnh Quảng Ngãi hút khách dịp Tết
- Người trồng mía ở Trà Vinh phấn khởi, doanh nghiệp lo không đủ nguyên liệu
- Vì sao nông dân Đắk Nông khó tiếp cận vốn ngân hàng?
- Đắk Lắk liên kết sản xuất hướng tới nông nghiệp bền vững
- An Giang triển khai “Đề án 1 triệu héc ta” đến người nông dân
- Lập chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ tơ lụa Bảo Lộc
- Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững
- Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia Lai
-
Du Xuân, cầu an, nét đẹp văn hóa lâu đời của người ViệtMùa Xuân là khi đất trời giao hòa, vạn vật sinh sôi, nảy nở và bắt đầu một năm mới với nhiều hy vọng cho muôn nhà. Du Xuân, cầu an nơi cửa Phật dịp đầu năm mới đã trở thành nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Không chỉ cầu sức khoẻ, tài lộc, vạn sự như ý mà người Việt tìm về cửa Phật đầu Xuân như một chuyến hành hương về cội nguồn linh thiêng, về chốn bình an sâu thẳm trong tâm hồn.
-
Vì tương lai xanh, nông dân Nghệ An sôi nổi phong trào Tết trồng câyNhững ngày đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, hoạt động trồng cây đầu năm của cán bộ, hội viên nông dân đã trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An.
-
Du lịch Kiên Giang hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2024, du lịch Kiên Giang đã phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn khó khăn. Năm qua, tỉnh đã đón 9,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 25 ngàn tỷ đồng. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành Du lịch đang trên đà phát triển, hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.
-
Phát triển lợi thế của địa phương thành sản phẩm OCOPTỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của địa phương.
-
Lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Bắc ÂuQuy định của Liên minh Châu Âu về sản phẩm không gây phá rừng có hiệu lực từ ngày 30/12/2024 tác động lớn đến ngành cà phê xuất khẩu, đặc biệt vào thị trường Bắc Âu gồm Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy.
-
Lễ hội Khai xuân Yên Tử 2025 thu hút đông đảo du khách thập phươngNgày 7/2 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh chính thức Khai hội Xuân Yên Tử 2025 (Quảng Ninh).
-
Quảng Nam khẩn trương phòng, chống dịch bệnh sốt phát ban nghi sởiTrung tâm Y tế huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, tính đến chiều 5/2, tại huyện có 52 trẻ có triệu chứng sốt phát ban được các cơ sở y tế tiếp nhận, điều trị.
-
Nông dân Nghệ An vui Xuân mới không quên ruộng đồngNhững ngày này, dọc khắp các cánh đồng thuộc huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Yên Thành, Diễn Châu… đều chung không khí hồ hởi, nông dân đang tất bật với công việc đồng áng sau những ngày Tết cổ truyền dân tộc.
-
Phúc Yên: Khai hội đền Ngô Tướng CôngSáng 6/2/2025 (tức mùng 9 tháng Giêng), chính quyền và nhân dân phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) tổ chức khai hội đền Ngô Tướng Công.
-
Tiền Giang: Rau màu vụ Đông Xuân được giá, nông dân có nguồn thu kháTheo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trong vụ Đông Xuân 2024 – 2025, tính đến đầu tháng 2/2025, người dân đã thu hoạch được khoảng 8.700 ha rau màu vụ Đông Xuân với sản lượng trên 195.000 tấn rau màu các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Nhiều loại rau màu chủ lực có giá nên người dân phấn khởi nhờ có nguồn thu nhập khá.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024 -
5 Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai Châu