An Giang triển khai “Đề án 1 triệu héc ta” đến người nông dân
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, trong năm 2024, Sở đã triển khai thực hiện 18 mô hình, mỗi mô hình 50ha với tổng diện tích 900ha, tại 9 huyện, thị, thành và 4 mô hình thực hiện triệt để theo các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với diện tích 52ha tại 4 huyện Phú Tân, Châu Thành, Tri Tôn và Thoại Sơn. Về phía địa phương có Phú Tân, Châu Phú đã triển khai 165ha theo quy trình 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp trong vụ Thu Đông vừa qua.
Tính đến nay toàn tỉnh có 1.117ha diện tích mô hình được áp dụng triệt để theo các yêu cầu kỹ thuật của quy trình 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp, toàn tỉnh còn ghi nhận diện tích cơ bản đạt theo quy trình là 7.419ha/20.690ha (đây là phần diện tích được phát triển từ dự án Vnsat đến cuối năm 2023 là 22.310 ha, các diện tích này đã đáp ứng các yêu cầu của quy trình 1 phải 5 giảm, trong số đó có 36% diện tích đáp ứng chỉ tiêu thu gom rơm). Như vậy, tổng hợp chung diện tích áp dụng theo quy trình 1 triệu hecta năm 2024 đạt được 8.536ha/20.609ha, đạt 41,4% diện tích kế hoạch của năm 2024. Song song với các mô hình, cũng đã triển khai các lớp tập huấn tuyên truyền về thực hiện các tiêu chí 1 triệu héc ta.
Kết quả tổng kết các mô hình cho thấy đã giảm lượng giống trung bình 67kg lúa giống/ha (mô hình 80kg/ha; đối chứng: 120 -170kg/ha); năng suất ruộng trung bình cao hơn đối chứng 0,1 tấn/ha (mô hình: 6,5 tấn/ha; đối chứng: 6,4 tấn/ha); chi phí sản xuất giảm trung bình 4-5 triệu đồng/ha; lợi nhuận mô hình cao hơn đối chứng 3,6-5,3 triệu đồng/ha.
Theo kế hoạch, trong năm 2025, An Giang sẽ thực hiện diện tích khoảng hơn 44.000ha tại 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt nhằm để nông dân tiếp cận mô hình, mạnh dạn thực hiện theo Đề án tại địa phương, vụ Đông Xuân 2024 - 2025 toàn tỉnh sẽ triển khai 47 mô hình với diện tích là 526 hecta, trong đó Sở Nông nghiệp và PTNT 18 mô hình, diện tích 270ha, huyện Phú Tân 12 mô hình, diện tích 136ha, Tri Tôn nông dân tư nhân rộng mô hình với diện tích 40ha áp dụng máy sạ cụm, Châu Phú thực hiện 16 mô hình với 80ha.
Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết: "Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với địa phương triển khai rất mạnh mẽ trong thời gian qua, từ khâu làm đất, tơi gieo sạ, cấy, rồi bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là khâu thu hoạch…Chính vì vậy mà hiện nay, 100% làm đất là đã sử dụng cơ giới hóa; khâu thu hoạch cũng cơ bản sử dụng máy gặt đập liên hợp”.
Bên cạnh những thuận lợi còn một số khó khăn như: Một số địa phương còn chưa quyết liệt trong việc tổ chức triển khai đề án 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao theo diện tích đã đăng ký; cơ giới hoá trong nông nghiệp đầu tư chưa đồng bộ ở tất cả các khâu, trong đó khâu gieo sạ hàng, kết hợp vùi phân; thu gom rơm rạ… còn thiếu nên còn khó khăn trong thực hiện quy trình canh tác lúa bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hợp tác xã, Tổ hợp tác nông nghiệp tại An Giang có quy mô nhỏ; trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý yếu; chất lượng, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã còn thấp; hầu hết tập trung vào dịch vụ bơm tưới là chủ yếu, chưa phát huy được vai trò làm trung tâm của chuỗi liên kết. Tỷ lệ liên kết theo chuỗi lúa gạo còn thấp, chiếm dưới 16% diện tích kế hoạch của doanh nghiệp; chính sách tín dụng đối với Hợp tác xã, Tổ hợp tác nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; thành viên của Tổ Khuyến nông cộng đồng còn hạn chế kiến thức…
Phát biểu trực tuyến tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, phát triển nông nghiệp bền vững không thể chỉ chú trọng vào năng suất và sản lượng mà cần hướng đến giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị hạt gạo. Đồng thời đảm bảo môi trường và sức khỏe nông dân.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các cấp chính quyền, doanh nghiệp và HTX phải đồng hành cùng nông dân; nâng cao năng lực của người nông dân thông qua các hoạt động khuyến nông, phổ biến kỹ thuật canh tác chính xác và hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp chính xác. Các mô hình sản xuất lúa giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và phát thải; nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và giá trị hạt lúa cần được nhân rộng. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn bảo vệ môi trường, cải thiện sức khỏe đất và đa dạng sinh học.
Quá trình tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo phải dựa trên hệ sinh thái liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp và nông dân. Doanh nghiệp cần đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc hiện đại như máy gặt đập liên hợp, cũng như đảm bảo ổn định đầu ra. Chính quyền và các cấp ủy cần sát cánh, lắng nghe và tháo gỡ khó khăn kịp thời, từ đó tạo niềm tin và sự gắn bó của người nông dân với chuỗi sản xuất. Làm tốt công tác truyền thông, để thay đổi tư duy nông dân và các bên liên quan. Các tài liệu kỹ thuật khuyến nông cần được trình bày dễ hiểu, trực quan để bà con áp dụng hiệu quả. Bộ trưởng Lê Minh Hoan kỳ vọng An Giang sẽ là địa phương tiên phong trong xây dựng hệ sinh thái ngành hàng lúa gạo bền vững, góp phần nâng cao thương hiệu và giá trị lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
"An Giang đã một thời là lá cờ đầu trong đổi mới nông nghiệp. Tôi mong rằng An Giang chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận, thay đổi cách đưa đề án này vào thực tế cho tới người nông dân”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.
Theo VOV
-
Lập chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ tơ lụa Bảo Lộc -
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững -
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia Lai -
Thái Nguyên: Hơn 590 hợp tác xã nông nghiệp khẳng định sức mạnh của kinh tế tập thể
- Xuất khẩu bưởi Hòa Bình sang thị trường EU
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn
- Các địa phương xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản
- Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo
- Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
- Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phê
-
Giảm phát thải khí mê tan từ động vật ăn cỏTại Việt Nam, nhu cầu giảm phát thải khí mê-tan từ nông nghiệp ngày càng trở nên cấp bách đòi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực mới có thể đạt được mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan.Theo cam kết quốc tế và cải thiện môi trường nông nghiệp Việt Nam cam kết giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức năm 2020. Nhiều biện pháp đã được lên kế hoạch để nhằm đạt được mục tiêu này
-
Quy trình vắt sữa kín hoàn hảo của TH true MILKTừ bầu vú bò, sữa tươi nguyên liệu của TH true MILK chỉ mất vài chục giây chảy qua một đường ống inox nối từ cốc đong sữa để tới được bồn gom lạnh. Trong thời gian chưa đầy một phút đó, sữa tươi không hề tiếp xúc với không khí mà ngay lập tức được làm lạnh.
-
Phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng giảm phát thải khí nhà kínhViệc áp dụng các giải pháp sản xuất theo hướng sinh thái đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của các tổ chức, cá nhân, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sạch, an toàn, phát triển bền vững, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
-
Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOPChương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máyChiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
-
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các địa phương... chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón mừng Năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Vang mãi khúc quân hành'Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phíBan Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến phòng, chống lãng phí.
-
An Giang triển khai “Đề án 1 triệu héc ta” đến người nông dânChiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch thực hiện “Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang”.
-
Huyện Nghi Xuân đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững sản phẩm OCOPSau thời gian triển khai Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), đến nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã có 33 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm OCOP 4 sao và 31 sản phẩm OCOP 3 sao.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội