
Đây là một nội dung trọng tâm đặt ra cho giai đoạn 2021-2025, được đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, trình bày trong tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chiều 27/1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bày tỏ nhất trí cao với phương hướng, mục tiêu chung về công tác dân tộc và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) giai đoạn 2021-2025 đã được trình bày trong dự thảo Báo cáo chính trị: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số”.
Nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng DTTS và MN, đảm bảo an ninh xã hội, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và mức sống so với vùng phát triển, đồng chí Đỗ Văn Chiến nêu ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Một là, kiên định, kiên trì thực hiện các quan điểm, đường lối của Đảng; Nghị quyết số 24-NQ/TW và Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Tiếp tục khẳng định đại đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược, vừa là nhiệm vụ lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện, xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và MN theo hướng toàn diện, bền vững; phát huy tiềm năng, lợi thế, khơi dậy tinh thần tự lực, khát vọng vượt khó vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.
Ba là, nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án, mở rộng vốn tín dụng ưu đãi đối với các dự án tạo sinh kế cho đồng bào; đa dạng hoá và xã hội hoá nguồn lực, trong đó, nguồn lực nhà nước có vai trò quan trọng và quyết định để huy động các nguồn lực khác.
Bốn là, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp với tập quán của từng dân tộc. Phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc.
Ưu tiên nguồn lực nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng theo hướng kiên cố, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Bảo đảm các hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia, dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông, công nghệ thông tin, phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Năm là, phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hoá – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo; giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, các trường, khoa dự bị đại học. Hỗ trợ việc ăn, ở cho học sinh, sinh viên vùng địa bàn đặc biệt khó khăn.
Đổi mới phương thức và chính sách cử tuyển, bồi dưỡng dự bị đại học, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp đối với thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và được đào tạo nghề.
Nâng cao tỷ lệ khám, chữa bệnh và chất lượng các dịch vụ y tế, nhất là ở tuyến cơ sở. Phát triển y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại; đẩy mạnh phát triển y tế dự phòng, thực hiện tốt hơn nữa chính sách bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số được khám, chữa bệnh ở tuyến Trung ương. Xây dựng và thực hiện chiến lược về phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, nâng cao sức khoẻ, tầm vóc của thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số.
Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của người dân. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở ở từng vùng, từng địa phương; quan tâm sưu tầm, bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Kiên quyết xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, sớm chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Sáu là, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc; kiên quyết không để xảy ra các “điểm nóng”, “điểm phức tạp” về an ninh trật tự, đặc biệt ở các địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung.
Bảy là, chú trọng bồi dưỡng phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số, nhất là ở những vùng trọng điểm, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới. Biểu dương, tôn vinh, động viên người có uy tín, doanh nhân, nhà khoa học… có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chú trọng phát hiện, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo tuyển dụng, đãi ngộ cán bộ là người DTTS. Có giải pháp cụ thể, hiệu quả để bảo đảm tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong cấp uỷ và các cơ quan dân cử các cấp.
Tám là, tập trung cao độ thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030. Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
“Đồng bào các dân tộc thiểu số nguyện đoàn kết một lòng “54 dân tộc anh em như cây một cội, như con một nhà”, một lòng sắt son theo Đảng, cùng nhau thống nhất ý chí và hành động, vun đắp tinh thần đại đoàn kết “trường tồn, nở hoa, kết trái”, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc”, đồng chí Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.
Một số kết quả phát triển vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2016 – 2020
Công tác xoá đói, giảm nghèo-xây dựng nông thôn mới:
– Tỉ lệ hộ nghèo vùng DTTS và MN giảm 2-3% mỗi năm; các xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm 3-4%; các huyện nghèo giảm 4-5%
– 1.052 xã (chiếm 22,3%) đạt chuẩn nông thôn mới; 27 huyện ở vùng DTTS và MN (chiếm 6%) đạt chuẩn nông thôn mới.
Giáo dục, đào tạo và dạy nghề:
– Tỉ lệ người đủ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết tiếng phổ thông tăng 1,7%;
– Tỉ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học tăng 8%, trung học cơ sở tăng 9%, trung học phổ thông tăng 14,7%
– Xây dựng được 316 trường phổ thông dân tộc nội trú, 1.097 trường phổ thông dân tộc bán trú; 4 trường và 3 khoa dự bị đại học dân tộc
Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân:
– 99,5% số xã có trạm y tế, 83,5% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (tăng gấp 2 lần so với năm 2015); 77,2% số trạm y tế có bác sỹ;
– 93% người DTTS được cấp thẻ bảo hiểm y tế;
(Theo Chính phủ)
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
-
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội
-
Thủ tướng gửi thông điệp tới hơn 20 triệu thanh niên Việt Nam
-
Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức Đoàn, thanh niên phải đi đầu trong chuyển đổi số
- Bộ trưởng Tô Lâm: “Làm một vụ việc cảnh tỉnh cả vùng, lĩnh vực”
- Thu hồi tài sản tham nhũng, giải pháp căn cơ là phải thay đổi luật
- Chất vấn và trả lời chất vấn: Ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề
- Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá
- Khen thưởng cá nhân, tổ chức có giải pháp đẩy nhanh tiến độ Vành đai 3
- Tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ
- Quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
Tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức "khóa thuê bao"Người dân cần cập nhật thông tin chuẩn xác để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh