Hội hỗ trợ vốn, kỹ thuật giúp nông dân làm giàu
Giúp hội viên phát triển kinh tế
Ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành cho biết: Thời gian qua, được sự chỉ đạo, hỗ trợ của Hội cấp trên và chính quyền xã Tân Thanh, Ban Chấp hành Hội Nông dân xã đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết giúp nhau vượt khó, phấn đấu vươn lên, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa; công tác giảm nghèo bền vững được quan tâm, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững theo hướng bền vững. Nhờ vậy, tổ chức Hội ngày càng được củng cố, kiện toàn và ngày càng lớn mạnh tạo được lòng tin của hội viên, nông dân.
Một trong những hoạt động nổi bật đó là vận động hội viên nông dân tham gia Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Trong nhiệm kỳ qua, đã có 4.682/4.420 lượt hộ đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đạt 105,9% so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra và đã có 3.166/2.652 lượt hộ hội viên, nông dân được các cấp Hội công nhận danh hiệu nông dân SXKDG đạt 119,3% chỉ tiêu.
Mô hình nuôi cá chình, cá bống là kinh tế mũi nhọn mang lại hiệu quả cao tại địa phương.
Từ phong trào trên, đã có nhiều gương nông dân, mô hình điển hình tiên tiến được nhân rộng. Hiện nay, xã Tân Thành có 1 hợp tác xã, 1 câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và đã thành lập được Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú, 10 tổ hợp tác sản xuất đã góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế trên địa bàn xã.
Xã Tân Thành có tổng diện tích tự nhiên 2.421,68ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 241,55ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 1.584ha chủ yếu nuôi tôm, cá chình - cá bống tượng... đang là kinh tế mũi nhọn mang lại hiệu quả cao, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Năm 2023, xã Tân Thành được chọn để Xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Bên cạnh việc vận động hội viên tham gia phát triển kinh tế, Hội ND xã còn tích cực tuyên truyền để các hội viên giúp nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu bằng cách đóng góp cây, con giống, tiền, lúa gạo với tổng trị giá khoảng 80 triệu đồng.
Ngoài ra, Hội Nông dân xã Tân Thành còn mạnh dạn tham mưu cấp ủy Đảng, xây dựng các mô hình khởi nghiệp trong hội viên, nông dân và tiếp tục triển khai, đổi mới thực hiện theo hướng hiệu quả thiết thực với tình hình thực tế của địa phương. Xây dựng mô hình khởi nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật đó là mô hình “Trồng dưa lưới, nho, táo trong nhà màng ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt”, giúp nông dân thuận tiện trong quản lý và chăm sóc cho thu nhập bình quân 100 triệu đồng/vụ với diện tích 1.500m2. Đây là mô hình có hiệu quả mang tính đột phá trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hàng hóa, được đánh giá cao.
Tạo điều kiện về vốn, khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất
Để hỗ trợ hội viên, nông dân có nguồn vốn kịp thời đầu tư cho phát triển sản xuất, ông Hồ Quốc Trạng thông tin: Hội Nông dân xã Tân Thành đã xây dựng một số dự án hỗ trợ hội viên sản xuất kinh doanh. Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân các cấp cho vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND), đã có 6 dự án tại xã Tân Thành được vay với số tiền 1,7 tỷ đồng đồng với 34 hộ vay. Từ nguồn vốn Quỹ xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế hợp tác, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân giải quyết việc làm, góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững.
Nhờ sự hỗ trợ kịp thời từ nguồn vốn vay Quỹ HTND, các hộ nông dân đã phát triển và nhân rộng các mô hình làm ăn có hiệu quả như: Mô hình nuôi tôm - cua kết hợp; tận dụng bờ bao vuông nuôi tôm và đất vườn để trồng rau màu, cây ăn trái, trồng hoa kiểng; mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng, nuôi ba ba, nuôi chồn hương; nuôi gia súc, gia cầm... nhờ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế giúp bà con, nông dân khó khăn vươn lên trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Thường xuyên tổ chức đoàn đi tham quan học hỏi các mô hình mang hiệu quả kinh tế.
Thông qua các mô hình nông dân khởi nghiệp, Hội Nông dân xã Tân Thành đã phối hợp với các ngành tạo điều kiện phát triển các sản phẩm đặc trưng thế mạnh theo quy hoạch, phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương; Đề xuất các sản phẩm đặc trưng, chủ lực trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; Lồng ghép việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm của địa phương trong các chương trình mỗi xã 1 sản phẩm, kế hoạch xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị để phát huy hiệu quả, giá trị bền vững của sản phẩm đã xây dựng nhãn hiệu.
Không chỉ có vậy, Hội Nông dân xã còn vận động hội viên nông dân sản xuất phải gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt là việc sử dụng các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường; thu gom rác thải, phế phẩm tại đồng ruộng, hồ, ao nuôi rồng thủy sản. Hàng năm, có 1.212 lượt hội viên đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa, hộ hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm đăng ký, cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo ông Hồ Quốc Trạng, với sự chủ động, tích cực, Hội Nông dân xã đã liên hệ chặt chẽ với các ngành chức năng nhằm tạo điều kiện về vốn, khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất được phát triển, tạo được sự ủng hộ nhiệt tình của UBND, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành đoàn thể. Nhờ đó, nhiều phong trào của Hội được đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân đăng ký và tích cực hưởng ứng, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thiết thực, đưa kinh tế của địa phương tiếp tục phát triển, góp phần giảm nghèo bền vững.
-
Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi -
Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường” -
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững
- Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- Nông dân Hà Nội sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, góp sức xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô hiện đại
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững
- Nông dân Tam Đường mở rộng sản xuất nhờ vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Kênh dẫn vốn, giúp nông dân yên tâm mở rộng sản xuất và làm giàu
-
Bàn giải pháp phát huy vai trò của Hội trong hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm an toànSáng ngày 16/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng”. Ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) dự và chủ trì hội thảo.
-
Trao đổi kiến thức xử lý rác thải thân thiện với môi trường tại tỉnh Nghệ AnNgày 16/11/2024, BQLDA xử lý rác thải thân thiện với môi trường HND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức cho cán bộ, hội viên và hộ mô hình tiêu biểu của 3 huyện Quảng Xương, Yên Định, Thiêu Hóa đi thăm quan, học tập kinh nghiệm tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
-
Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi chủ động phòng chống dịch tả lợn châu PhiTừ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nghệ An đã xảy ra 244 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại các huyện, thành, thị với tổng số lợn buộc tiêu hủy 9.955 con. Nguyên nhân một phần vì chưa có vắc xin phòng bệnh cho các loại lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, phần vì tính tự giác, chủ động phòng chống dịch của người chăn nuôi chưa cao.
-
Kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí MinhChiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM), UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận.
-
Ông Hoàng Văn Nghiệm được giới thiệu làm Bí thư Tỉnh ủy Lạng SơnSáng 15/11, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác cán bộ để giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025.
-
Cơ hội mới cho trái cây Việt Nam khi áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn Châu ÂuSáng 15/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam do tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tài trợ giai đoạn 2021-2024.
-
Đồng Tháp, khai mạc Diễn đàn Mekong Startup lần II năm 2024Ngày 15/11/2024, tại tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần II/2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương: Hàng loạt chương trình phối hợp, hợp tác được ký kếtNgày 15/11, tại tỉnh Bình Dương, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình Hợp tác 6 nhà, tạo chuỗi liên kết hỗ trợ nông dân nâng cao giá trị sản phẩm nông sản và Lễ ký kết các chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2028.
-
Cà Mau: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024)Chiều ngày 15/11, tại TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”. Đây là một trong những hoạt động do Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Cà Mau chủ trì tổ chức nhằm kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 -2024).
-
Các địa phương xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sảnNgày 15/11, các tỉnh Cà Mau, Nam Định, Khánh Hoà đã xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản.
-
1 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ”