Hội Nông dân Thái Nguyên hỗ trợ hội viên chuyển đổi số
Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tập huấn cho nông dân huyện Đại Từ về chuyển đổi số.
Ứng dụng chuyển đổi số trong chăn nuôi
Anh Phạm Xuân Trường là ND sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Dương Thành, huyện Phú Bình nổi tiếng trong tỉnh Thái Nguyên về đầu tư cơ sở hiện đại cho trang trại chăn nuôi gia cầm của mình.
Anh Trường cho biết: Hiện trang trại của anh có quy mô chăn nuôi 20.000 con gà mái và 17 lò ấp trứng. Để nâng cao hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi, anh Trường đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại đồng bộ, khép kín với đầy đủ hệ thống quạt gió, hút mùi, điện chiếu sáng… Đáng chú ý, tất cả quy trình sản xuất chăn nuôi trong trang trại đều được anh Trường vận hành bằng hệ thống công nghệ thông minh tự động và bán tự động kết nối với điện thoại, máy tính.
Anh Trường chia sẻ: Ban đầu, khi mới làm trang trại việc ấp nở con giống của gia đình chỉ mang tính thủ công (ấp trứng gà bằng thóc), quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế không cao. Thấy rõ những nhược điểm của mô hình chăn nuôi thủ công, anh Trường đã tìm hiểu và áp dụng biện pháp ấp, nở con giống bằng lò ấp hiện đại; kèm theo đó là các thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống điện chiếu sáng.
Từ năm 2017, anh Trường đã kết nối thành công hàng trăm thiết bị điện, máy đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trong trang trại với chiếc điện thoại của mình. Nhờ đó, anh Trường đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quy trình chăm sóc hàng vạn con gà mái đẻ. Qua đó, anh có thể điều khiển, kiểm soát, giám sát các thông số kỹ thuật về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, cường độ ánh sáng,... cho phù hợp với con gà và tránh được những rủi ro do tác động của môi trường không cần thiết.
Công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong hệ thống chuồng trại của gia đình anh Trường là hệ thống bạt chắn. Đây là bước đột phát trong quy trình xây dựng chuồng trại, đặc biệt đối với trại nuôi gà công nghiệp như hiện nay. Với hệ thống này, anh Trường có thể điều khiển bạt chắn mở ra, đóng vào một cách tự động thông qua điện thoại. Điều này sẽ giúp con gà tránh được rất nhiều rủi ro do tác động từ môi trường bên ngoài.
Với việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất và sinh hoạt, trung bình mỗi tháng, anh Trường tiết kiệm được khoảng 20% tiền điện; con giống ấp, nở đảm bảo chất lượng nhờ ánh sáng, nhiệt độ, thời gian phù hợp; tỷ lệ hao hụt thấp… Mỗi năm, anh Trường xuất bán 100.000 con giống gà, vịt cho khách hàng trong và ngoài tỉnh, thu lãi từ 1-3 tỷ đồng.
Cũng là 1 trong những nông dân tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ chè, chị Đào Thanh Hảo, Giám đốc HTX chè Hảo Đạt cho biết: HTX đang quản lý gần 50ha vùng nguyên liệu chè tại xã Tân Cương (TP.Thái Nguyên). Ứng dụng chuyển đổi số đã giúp cơ sở này phát triển mạnh mẽ ngay trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khi đó, sản phẩm chè được đưa lên các sàn thương mại điện tử hoặc thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo để tiếp cận khách hàng và có rất nhiều người đặt mua. Đến nay, các kênh bán hàng online vẫn tăng trưởng tốt, HTX đang cắt cử 5 nhân viên chỉ tập trung tổng hợp đơn của khách đặt hàng.
Cơ hội để ND quảng bá sản phẩm, tiêu thụ tốt hơn
Cũng theo chị Hảo, thông qua các sàn thương mại điện tử là cơ hội để HTX quảng bá hình ảnh sản phẩm cũng như cách thức chế biến và sản xuất trà đến khách hàng rất dễ dàng và hiệu quả. “Từ khi áp dụng chuyển đổi số vào việc tiêu thụ sản phẩm, chúng tôi nhận thấy hình ảnh, chất lượng sản phẩm và giá trị thương hiệu của HTX được nâng lên rất nhiều, lượng khách hàng tiếp cận và biết đến sản phẩm của HTX cũng tăng lên đáng kể, nhờ đó thị trường tiêu thụ mở rộng, lượng khách hàng tìm đến sản phẩm của HTX ngày càng lớn, từ đó doanh thu cũng tăng lên rất nhiều”, chị Hảo thông tin thêm.
Chị Đào Thanh Hảo - Giám đốc HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên) giới thiệu sản phẩm chè của HTX.
Chị Hảo cho biết thêm, ứng dụng chuyển đổi số ở HTX chè Hảo Đạt còn là những phần mềm quản lý chấm công, tính lương tự động, trả lương qua tài khoản ngân hàng. Đến nay, 90% người lao động của HTX cả cố định lẫn thời vụ đều nhận thông báo lương, nhận lương qua điện thoại. Nhờ cách quản lý bằng ứng dụng chấm công bằng vân tay, HTX có thể quản lý chính xác giờ làm của từng người để tính lương, tất cả đều chính xác, công bằng nên không xảy ra trường hợp thắc mắc, khiếu nại.
Thực hiện chương trình chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên, trong 3 năm gần đây, Hội ND tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tổ chức các hoạt động tập huấn, hỗ trợ ND đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Riêng trong năm 2022, Hội ND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức được 18 lớp tập huấn cho hơn 600 học viên tham gia dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ ND và các Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Qua đó, giúp bà con đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ hiệu quả.
Ông Đặng Thái Bình - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Thái Nguyên cho biết: Bên cạnh việc hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, thời gian qua, Hội ND tỉnh Thái Nguyên cũng đã mở nhiều lớp tập huấn, hỗ trợ bà con ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nhờ đó, giúp sản lượng và chất lượng sản phẩm được gia tăng, giá trị sản phẩm cũng từ đó được nâng lên. Để hỗ trợ ND, HTX chuyển đổi số, Hội ND tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở TT-TT tỉnh Thái Nguyên thường xuyên tổ chức hoạt động tuyên truyền, đào tạo kỹ năng, hỗ trợ ND kết nối, chủ động đưa nông sản lên quảng bá, giới thiệu, tiến tới tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.
Các ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng chuyển đổi số đang tạo ra cú hích trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương này. Không chỉ có sản phẩm chè mà rất nhiều loại nông sản khác được tiêu thụ mạnh qua các hình thức bán hàng online. Cụ thể, với nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”, hiện nay chúng tôi thống kê có 186 hộ gia đình, đơn vị sản xuất, kinh doanh đang sử dụng và thường xuyên cập nhật, đăng tải thông tin về các đơn vị này lên ứng dụng Công dân Thái Nguyên (C-Thainguyen)”.
Ông Đặng Thái Bình - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Thái Nguyên
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng Ninh -
Nuôi cá song, nhiều hộ nông dân Kim Sơn kỳ vọng làm giàu -
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản -
Hội hỗ trợ nông dân kịp thời để nuôi thành công, nhân rộng mô hình
- Mạnh dạn chuyển đổi sản xuất nhờ vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Hà Tĩnh: Tập huấn giúp cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức để thụ hưởng chính sách
- 5 nhóm nhiệm vụ của các cấp Hội Nông dân trong công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới
- Trao tặng nhà “Mái ấm nông dân” tại thành phố Đồng Xoài
- Bình Phước: Giải ngân vốn vay Dự án Trồng dâu nuôi tằm cho nông dân vùng biên giới
- Hỗ trợ nông dân Phú Vang xây dựng mô hình điểm phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt
- Giúp nông dân làm giàu từ biển
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫuNgày 17/9, tại Hội trường UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc), Hội Nông dân Quảng Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoThủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quán triệt phương châm "4 tại chỗ," chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoNgày 18/9/2024, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra công điện khẩn số 37 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện và sẵn sàng chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của thời tiết.
-
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung thu cho trẻ em mọi miềnVinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!