
T.Ư Hội Nông dân Việt Nam: Bồi dưỡng kiến thức cập nhật cho cán bộ, công chức, viên chức

Dự hội nghị có ông Nguyễn Xuân Định và bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo các ban, đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan Trung ương Hội.
Theo Ban Tổ chức, việc tổ chức Hội nghị lần này nằm trong kế hoạch 561- KH/HNDTW ngày 10/2/2023 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quan Trung ương Hội năm 2023. Chính vì vậy, mục đích của buổi tập huấn, bồi dường kiến thức sẽ góp phần nâng cao nhận thức, cập nhật, bổ sung thông tin giúp cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách được giao.
Trong buổi sáng, các đại biểu đã được ông Nguyễn Thanh Thảo - Trưởng phòng Chính sách số, Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ về chuyên đề "Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số cho công chức, viên chức cơ quan Trung ương Hội".

Ông Nguyễn Thanh Thảo đã khái quát về vấn đề chuyển đổi số của các nước trên thế giới và quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam có các giai đoạn, lộ trình nhất định dựa trên định hướng chính sách của Chính phủ, gắn với mức độ phát triển của từng giai đoạn. Hiện nay, chuyển đổi số đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn thể hiện ở chỗ có sự thay đổi về mô hình sản xuất, kinh doanh... Tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực mới mẻ, tốn nhiều chi phí đầu tư nên số lượng nông dân áp dụng chuyển đổi số còn hạn chế. Và chuyển đối số là quá trình tự thân, có nghĩa là bản thân họ phải tự nhận thức, học hỏi và áp dụng. Vì vậy, để giúp nông dân áp dụng chuyển đổi số trong quá trình sản xuất có hiệu quả thì Hội Nông dân có vai trò rất lớn trong công tác tuyên truyền nhất là về những mô hình áp dụng chuyển đổi số thành công, để từ đó giúp họ thay đổi nhận thức, tự học hỏi, tự tin áp dụng công nghệ số.
Cũng trong buổi sáng, các đại biểu được TS. GVC Bùi Thị Ngọc Mai - Học viện Hành chính Quốc gia chia sẻ về vấn đề "Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ". Hiện nay, vấn đề "trốn, thiếu, né, sợ" trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đang xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước khiến người dân lo lắng vì vậy phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ là vấn đề cần thiết.
TS Bùi Thị Ngọc Mai cũng cho rằng để giải quyết vấn đề trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức thì cần phải có sự cải cách về cơ chế, chính sách pháp luật có liên quan, trong đó có chính sách tuyển dụng công khai, minh bạch, chế độ việc làm và tiền lương, có như vậy, họ mới an tâm và làm tròn trách nhiệm công việc.
Buổi chiều, các đại biểu tiếp tục được nghe chuyên đề về "Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch chiến trên không gian mạng và một số biện pháp đấu trang trong tình hình mới " do Thượng tá Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chính ủy Lữ đoàn 1, Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng) chia sẻ. Hiện nay, internet và mạng xã hội được sử dụng rộng khắp, vì vậy, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng không gian mạng để tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ngày càng công khai, trực diện hơn. Bên cạnh đó, các đối tượng chống phá trước đây ở bên ngoài là chủ yếu, nay thì đối tượng chống phá ở trong nước là chủ yếu.
Theo Thượng tá Nguyễn Quốc Hoàn, hiện nay có nhiều trang mạng, kênh Youtobe và các tài khoản facebook cá nhân, tổ chức thường xuyên có những hoạt động nói xấu, xuyên tạc đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước... Do đó, đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là đảng viên cần nâng cao nhận thức, phân biệt rõ các cấp độ của các đối tượng chống phá, các hình thức để ngăn chặn kịp thời, không tiếp tay cho lực lượng này. Đặc biệt, nhiều thông tin xấu, độc được cài cắm trong những thông tin chính thống, nên trước khi tương tác cần phải đọc kỹ càng... Đây chính là một trong những cách để bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, góp phần xây dựng đất nước.
-
Nghệ An: Phong trào “Viên gạch nghĩa tình” được hưởng ứng mạnh mẽ
-
T.Ư Hội Nông dân Việt Nam bàn giao mô hình trồng sầu riêng theo GAP tại Bến Tre
-
Hội Nông dân tỉnh Hà Nam: Đẩy mạnh các phong trào thi đua thu hút hội viên nông dân
-
Trung ương Hội NDVN bàn giao vật tư hỗ trợ mô hình thâm canh chè VIETGAP
- Thái Nguyên: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân
- Nghệ An: Trang bị kiến thức bảo vệ môi trường, sử dụng nước sạch cho nông dân
- Xây dựng Hội Nông dân thành phố Hà Nội ngày một vững mạnh
- TP. Hồ Chí Minh khai mạc phiên chợ nông sản lần I năm 2023
- Các trường thuộc T.Ư Hội Nông dân Việt Nam kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
- Lãnh đạo Hội NDVN đón tiếp, làm việc với Đoàn công tác Mặt trận Lào xây dựng đất nước
- Khai giảng lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng phát triển chi hội, tổ hội
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửPhí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; Đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; Di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
-
Xử lý 14.589 vụ vi phạm pháp luật hải quan, thu nộp NSNN hơn 474 tỷ đồng11 tháng của năm 2023, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 14.589 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 11.521 tỷ đồng; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 474,258 tỷ đồng.
-
Tìm giải pháp để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 6/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức hội nghị Hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) khi xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"