Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Hơn 5.000ha xoài Đồng Tháp được cấp mã vùng để xuất khẩu

07:15 11/11/2021 GMT+7
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Tất Đạt, hiện toàn tỉnh cấp 118 mã số vùng trồng xoài với diện tích 5.284ha và mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Diện tích trồng xoài ở tỉnh Đồng Tháp hơn 12.000ha, tổng sản lượng hơn 129.000 tấn/năm, chủ yếu là trồng xoài tượng da xanh, xoài cát Chu và xoài cát Hòa Lộc.

Hiện nay, toàn tỉnh cấp 118 mã số vùng trồng xoài với diện tích 5.284ha và mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Theo ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, số mã vùng trồng, đóng gói phục vụ xuất khẩu; trong đó có 46 mã vùng trồng xoài với diện tích 1.019ha xuất khẩu sang các nước phát triển như Hoa kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc…; 72 mã số vùng trồng xoài với diện tích 4.266ha xuất khẩu sang Trung Quốc và 16 mã số cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu.

Khu vực địa lý mã số vùng gắn với sản phẩm xoài Cao Lãnh gồm xã Hòa An, xã Tân Thuận Đông, xã Tịnh Thới, xã Tân Thuận Tây, xã Mỹ Trà, xã Mỹ Tân, xã Mỹ Ngãi, phường 6 và phường 11 thuộc thành phố Cao Lãnh; xã Mỹ Xương, xã Mỹ Hội, xã Bình Hàng Trung, xã Bình Hàng Tây, xã Mỹ Long, xã Mỹ Hiệp, xã Bình Thạnh, xã An Bình, xã Mỹ Thọ và thị trấn Mỹ Thọ thuộc huyện Cao Lãnh….

Nông dân kiểm tra vườn xoài cát. (Ảnh: Hồng Thái/TTXVN)

Chỉ dẫn địa lý Cao Lãnh cho sản phẩm xoài là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được bảo hộ của tỉnh Đồng Tháp. Sự thành công trong việc xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý Cao Lãnh cho sản phẩm xoài là một bước ngoặt quan trọng, khẳng định danh tiếng và chất lượng nổi trội của sản phẩm xoài có nguồn gốc xuất xứ từ huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh; từ đó giúp nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tại các hệ thống bán lẻ trong nước uy tín như CoopMart, VinMart+, Bách Hóa xanh…; đồng thời xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới như Hoa Kỳ, Australia, châu Âu…

Điển hình như ở huyện Cao Lãnh, việc nâng cao chất lượng trái xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, cấp mã vùng trồng được ông Võ Việt Hưng, Hợp tác xã xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh thực hiện đã tạo ra trái xoài chất lượng cao.

Sử dụng VietGAP hạn chế được số lần phun thuốc hóa học từ 5-7 lần/vụ, giúp vỏ trái bóng đẹp hơn, gia tăng lợi nhuận cho nhà vườn, tăng năng suất từ 20-30%. Trồng xoài được cấp mã vùng và trồng xoài theo VietGAP giá cao hơn xoài thường từ 5.000-10.000 đồng/kg, lãi từ 200-220 triệu đồng/ha.

Ở thành phố Cao Lãnh được cấp 9 mã vùng trồng xoài Tượng da xanh, 12 mã xoài Cát chu, 1 mã xoài Cát Hòa Lộc. Diện tích cấp mã số vùng trồng đạt tỷ lệ từ 30-40% so với tổng diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn.thành phố.

Việc cấp mã vùng trồng xoài và cơ sở đóng gói xoài xuất khẩu đã góp phần giúp địa phương hình thành nên vùng nguyên liệu xoài, tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh. Tỉnh Đồng Tháp đã lựa chọn cây xoài là 1 trong 5 ngành hàng thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu “Xoài Cát Chu Cao Lãnh và Xoài Cao Lãnh;” năm 2019 được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho sản phẩm xoài.

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp thành lập 8 hợp tác xã, 37 tổ hợp tác và 23 Hội quán nông dân trồng xoài, liên kết sản xuất và tiêu thụ xoài dài hạn 1.073 ha với trên 10 doanh nghiệp; có 5 sản phẩm của 3 cơ sở, đơn vị sản xuất đạt chuẩn OCOP 3-4 sao và tiêu thụ trong siêu thị.

Đặc biệt, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu “Xoài Cát Chu Cao Lãnh và Xoài Cao Lãnh” và việc xây dựng mã số vùng trồng cũng được quan tâm thực hiện, góp phần quan trọng giúp nông dân xuất khẩu loại trái cây này.

Để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, trước mắt là xây dựng mô hình sản xuất xoài đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn GAP và được cấp mã vùng, là xu hướng tất yếu để trái xoài ở Đồng Tháp xuất khẩu ra thị trường nước ngoài./.
 

Theo Vietnam +

Nông dân Đồng Tháp thay đổi tư duy tiêu thụ nông sản trong mùa dịch
Tự tay thu hoạch và chế biến sản phẩm, nhiều nông dân đã thấm thía điều tưởng như đơn giản, đó là tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị thì người dân sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Với nhiều nông dân, từ ý tưởng để ra sản phẩm hoàn chỉnh là điều khó,