Khai mạc Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2023
Dự Lễ khai mạc có Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau; ông Huỳnh Quốc Việt, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các vị khách trong và ngoài nước, doanh nghiệp…
Chương trình khai mạc “Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2023 Festival Tôm Cà Mau – Tự hào thương hiệu Việt” thể hiện niềm tự hào và khát vọng phát triển thương hiệu tôm Cà Mau nói riêng và tôm Việt Nam nói chung lên tầm cao hơn. Đồng thời, thể hiện quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc khẳng định vị thế tôm Cà Mau trên thị trường cả về số lượng và chất lượng; lan tỏa hình ảnh con tôm, giá trị của con tôm, văn hóa ẩm thực đa dạng và đặc sắc từ tôm đến với du khách trong và ngoài nước, bạn bè và đối tác quốc tế.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của toàn đảng, toàn quân, toàn dân, năm 2023 GRDP tỉnh Cà Mau ước tăng 7,78% so cùng kỳ, cao hơn bình quân cả nước. Ngành tôm Cà Mau đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới, xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, ngoài nuôi siêu thâm canh còn có những loại hình nuôi bền vững ít nơi nào có được như tôm - rừng, tôm – lúa đạt tiêu chuẩn sinh thái, hữu cơ.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2018 với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Đến nay, cả nước đã có gần 9.500 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, riêng ĐBSCL đã có trên 1.300 sản phẩm.
Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: Với vị trí địa chính trị, địa lý, đặc điểm khí hậu, điều kiện tự nhiên độc đáo đã mang lại cho Cà Mau nhiều sản vật đặc sản, nhiều sản vật đặc sản của Cà Mau được đánh giá thơm, ngon hơn sản vật cùng loại ở các nơi khác trong vùng; nhiều loài tôm, cua, cá của Cà Mau đã nổi tiếng từ lâu và được người tiêu dùng trong, ngoài nước ưa chuộng. Cà Mau còn giữ được nhiều diện tích rừng đước, rừng tràm nguyên sinh, được ví như Nàng tiên còn say ngủ; đây là niềm đam mê của du khách khi đến với Cà Mau, là tiềm năng mà tỉnh Cà Mau đang mời gọi các nhà đầu tư cùng khai thác.
Chuỗi sự kiện tại Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL là dịp để Cà Mau giới thiệu, quảng bá những giá trị các ngành hàng thuỷ, hải sản; những sản vật nổi tiếng, đặc sắc của địa phương như: cua, ba khía, cá bổi, mật ong… đã trở thành những sản phẩm OCOP vô cùng độc đáo, mang nhiều giá trị văn hoá bản địa đã theo chân người đi mở cõi, khai phá vùng đất Cà Mau.
Đồng thời, chuỗi sự kiện này giới thiệu những sản phẩm OCOP chủ lực của các địa phương trong khu vực ĐBSCL và các tỉnh, thành trong cả nước. Đây thật sự là sự kiện của con tôm Cà Mau và nhiều sản phẩm đặc sản được tạo ra trong quá trình lao động sáng tạo của người dân ở các làng trong vùng ĐBSCL và cả nước; là sự khát khao hội nhập của các địa phương, là sự cam kết của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Cà Mau về nền sản xuất nông nghiệp “Môi trường xanh - Chất lượng sạch.
Tại Lễ khai mạc, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá, những kết quả đạt được là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của các cấp uỷ, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, dám nghĩ, dám làm, tư duy nhạy bén của người nông dân. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nói chung và thuỷ sản nói riêng, đặc biệt là ngành hàng tôm vẫn còn những khó khăn, thách thức. Đó là giống, vật tư đầu vào; vùng nguyên liệu chưa tập trung; quy mô sản xuất còn nhỏ và manh mún; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng; yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe; phát thải khí mê tan gây ô nhiễm môi trường...
Để phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững và gia tăng giá trị, ngành nông nghiệp nói chung và Cà Mau nói riêng. Tỉnh Cà Mau cần tập trung phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái ngành tôm; xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, trước hết là xây dựng cho được chuỗi kết nối từ đầu vào cho nghề nuôi tôm đến hệ thống thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; nhằm đa dạng phong phú về sản phẩm, nâng cao năng suất, ổn định chất lượng, sản lượng, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường… Đây là định hướng chiến lược phù hợp để phát huy tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh khác biệt của tỉnh Cà Mau và của vùng ĐBSCL.
Cà Mau là 1 trong 4 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, là tỉnh ven biển duy nhất của Việt Nam có 3 mặt giáp biển, với chiều dài bờ biển là 254km. Cà Mau có ngư trường rộng lớn trên 80.000km2 và một vùng đất ngập mặn ven biển màu mỡ, rất thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm. Tôm Cà Mau được thả nuôi theo nhiều hình thức, đặc biệt, tôm sinh thái có chất lượng và giá trị cao từ hình thức nuôi xen canh tôm - rừng, luân canh tôm - lúa. Đây là thế mạnh không nơi nào có được, góp phần tạo nên thương hiệu tôm Việt Nam nổi tiếng thế giới. Đất Mũi Cà Mau được mệnh danh là “mỏ tôm” của cả nước.
Cà Mau đề ra mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 1,65 tỷ USD; đưa thuỷ sản Cà Mau trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, trong đó, giữ vị trí mũi nhọn, chủ lực chính là con tôm.
Sự kiện Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023 sẽ quảng bá mạnh mẽ thương hiệu Tôm Cà Mau và các sản phẩm OCOP của địa phương, khu vực đến du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển các ngành nghề; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu sản phẩm và liên kết hợp tác. Thông qua sự kiện này, tỉnh Cà Mau mong muốn tạo điều kiện để các nhà đầu tư có cơ hội khảo sát, tiềm hiểu, nghiên cứu tham gia, phát triển sản xuất, kinh doanh tại Cà Mau; góp phần đưa thương hiệu Tôm Cà Mau và nhiều sản vật tiềm năng của Cà Mau và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL vươn ra thế giới, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.
-
Thủ tướng: Sớm đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển -
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó -
Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa -
Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
- Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội
- Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
- Các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6
-
Đợt 1 năm 2024: Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã hỗ trợ thành công 12 sản phẩm đạt OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Đạt được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tự tin, mạnh dạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh Bắc Giang tiêu thụ. Từ đó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân…
-
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ senHiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân hơn 42 triệu đồng/ha.
-
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễuPhát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
-
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắcNgày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 diễn ra tại Lạng Sơn với nhiều hoạt động độc đáo, hấp dẫn, thực sự trở thành điểm hẹn văn hóa, thu hút nhân dân và du khách.
-
Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, Luật Địa chất và Khoáng sảnNgày 5/11, các đại biểu thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
Y, bác sỹ của hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu kịp thời nhiều bệnh nhân nguy kịch(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 30/10/2024, Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu tại số 366 Tỉnh lộ 10 (Q. Bình Tân, TP.HCM) tiếp nhận trường hợp một cụ ông bị đột quỵ khi đang đi trên đường. Đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng tại trung tâm đã nhanh chóng sơ cứu và kịp thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị chuyên sâu.
-
Thị trường nông sản ngày 4/11: Giá cà phê liên tiếp giảm(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 4/11, giá cà phê tiếp tục ghi nhận mức giảm tuần thứ 5 liên tiếp, trong khi đó, hoạt động giao dịch hồ tiêu và gạo không có nhiều biến động.
-
Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024 đảm bảo kế hoạch tăng trưởng ngành nông nghiệp.
-
Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”(Tapchinongthonmoi.vn) - Hiệp Hòa là huyện thuần nông của tỉnh Bắc Giang với diện tích đất gieo cấy lớn, lại hưởng lợi từ hệ thống sông Cầu chảy qua, cùng với đó là sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó của người dân… Từ bao đời nay trên những cánh đồng, người dân huyện Hiệp Hòa đã phát triển sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm gạo chất lượng như: Nếp cái hòa vàng Thái Sơn, VNR 20 Danh Thắng, BC15 Thái Bình; J02 Hùng Sơn...
-
Vinamilk: 9 tháng năm 2024, hoàn thành gần 75% kế hoạch, thị trường nước ngoài tăng 15,7%9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài được cho là “tên lửa đẩy” của Vinamilk khi tăng trưởng gần 16%. Tuy thị trường nội địa gặp khó khăn do bão Yagi trong quý III, nhưng tổng doanh thu 9 tháng đầu năm vẫn duy trì tăng 3,3%, hoàn thành gần 75% kế hoạch năm.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay