Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Chế tài xử lý hành vi vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp

16:11 15/11/2021 GMT+7
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp trực tuyến về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta còn rất nhiều vấn đề chưa đạt yêu cầu; không những chưa gỡ được “Thẻ vàng” mà nguy cơ cao bị nâng lên “Thẻ đỏ”.

Tàu cá tiếp tục vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài – đây là vấn đề lớn, nghiêm trọng; Ngư dân chưa thực hiện nghiêm việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo Luật Thủy sản; hơn nữa, lắp đặt rồi thì lại ngắt kết nối khi đánh bắt với số lượng lớn. Để khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp Thủ tướng nêu ra là xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Đoàn luật sư TP. Hà Nội 

Để làm rõ hơn hành vi vi phạm và chế tài xử lý hành vi vi phạm nêu trên, luật sư Nguyễn Anh Tuấn (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) đã trao đổi như sau:

Những quy định về việc khai thác thủy sản đã được nêu rõ tại Luật Thủy sản. Hành vi vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài là khai thác thủy sản bất hợp pháp; không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hoặc lắp rồi thì lại ngắt kết nối đều là những hành vi vi phạm pháp luật. Những hành vi vi phạm đó nếu không được ngăn chặn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động khai thác, xuất khẩu thủy sản của chúng ta. Do đó việc Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Luật sư có thể nói rõ hơn về quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp và chế tài xử lý ?

Khai thác thủy sản bất hợp pháp là lý do chính mà ngành thủy sản của chúng ta đã bị EC rút “thẻ vàng”.

“Khai thác thủy sản bất hợp pháp” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm, được quy định tại Khoản 6, Điều 7, Luật Thủy sản.

Theo quy định tại Khoản 13, Điều 3, Nghị định  26/2019/NĐ-CP thì  “Khai thác thủy sản bất hợp pháp là hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện bởi tàu cá của Việt Nam, nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền tài phán của một quốc gia mà không được phép, hoạt động trái với luật pháp, quy định của quốc gia đó hoặc tàu cá treo cờ của quốc gia đã ký thỏa ước với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực nhưng hoạt động trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức có tính chất ràng buộc đối với quốc gia tàu treo cờ, hoạt động trái với các điều khoản trong luật quốc tế được áp dụng hoặc tàu cá vi phạm luật quốc gia hay các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm cả luật và nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia hợp tác với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan.”

Về chế tài xử lý: Theo quy định tại Điều 20, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP  thì khai thác thủy sản bất hợp pháp thuộc nhóm : b) Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức -     nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn;” sẽ bị “ phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với chủ tàu cá”. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như: Tịch thu thuỷ sản khai thác, chuyển tải trái phép; Tịch thu tàu cá, tước quyền sử dụng văn bằn, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt NAm từ 06 tháng đến 12  tháng. Đồng thời buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác tịch thu tàu cá; tước quyền sr dụng van bằng, chưng chỉ   thuyền trưởng tàu cá Viẹt Nam từ. Đồng thời buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác

Còn việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có ý nghĩa gì?

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3, Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì : “Thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá là thiết bị đầu cuối để nhận, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của tàu cá; được kích hoạt, cài đặt để truyền dữ liệu về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá.”

Việc lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân, an ninh trên biển và hỗ trợ công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên biển. Đồng thời việc lắp đặt thiết bị  giám sát hành trình tàu cá  còn là việc tuân thủ khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu EC về chứng minh nguồn gốc thủy sản, chống khai thác bất hợp pháp…

Ảnh minh hoạ 

Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá được pháp luật quy định ra sao?

Theo quy định tại điểm đ, Khoản 2, Điều 50, Luật Thủy sản thì Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên phải có thiết bị giám sát hành trình. Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 44 "Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá" của Nghị định 26/2019/NĐ-CP.  Trong đó nêu rõ: “Chủ tàu phải lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá ở vị trí bảo đảm trạng thái hoạt động tốt nhất của thiết bị….” ; đồng thời còn quy định rõ lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát và quy định: “Thuyền trưởng phải bảo đảm thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động liên tục 24 giờ/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng…”.

Như luật sư nói trên, việc lắp thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có ý nghĩa rất quan trọng. Trường hợp chủ tàu không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, hoặc có lắp nhưng lại ngắt kết nối thì bị xử lý ra sao?

Việc không lắp thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá và ngắt kết nối thiết bị coi là “Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản”, theo quy định tại Điều 20, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP . Tùy theo chiều dài của tàu mà có mức xử phạt tương ứng.

Cụ thể là:

- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau: 

+ Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định;

+ Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hoá thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, trừ trường hợp bất khả kháng.

- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau: 

+ Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

+ Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, trừ trường hợp bất khả kháng;

- Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có hành vi vi phạm 

Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo quy định;

Ngoài phạt tiền như trên còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung theo quy định tại Khoản 4, Điều 20, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP như: Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng;  như tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thuỷ sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 3 Điều này.

Cảm ơn Luật sư!

TỪ KHÓA #bài pháp luật