Khôi phục và phát triển giống vịt bầu Quỳ Châu
Đặc sản khó nhân giống…
Nằm gần tận cùng của tuyến Quốc lộ 48, huyện Quỳ Châu được xem là cái nôi ra đời vịt bầu của miền Tây xứ Nghệ. Từ cái nôi đó mà nay giống vịt này đang được phổ biến thêm ở các huyện như Quế Phong, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp… Vịt bầu Quỳ Châu không những được đánh giá là giống vịt có thịt thơm, ngon nhất hiện nay mà còn được ví như một đặc sản quý của người dân nơi miền sơn cước này. Vì lẽ đó, hiện nay chính quyền ở địa phương này đang có những chính sách để khôi phục và phát triển giống vịt vốn gắn liền với tên của địa phương khi được nhắc tới.
Vịt bầu khác vịt thường ở những đặc điểm cơ bản như: Là dòng hướng thịt, mỏ vàng, chân ngắn có màu vàng, đầu to có vết khoang ở cổ. Đây là giống có sức chống chịu bệnh cao, thích ứng với thời tiết khí hậu nóng, lạnh, khô, ẩm, gió phơn Tây Nam. Dù khả năng tồn tại cao nhưng loại giống này đang dần bị mai một bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Một trong những nguyên nhân dễ nhận thấy nhất đó là dòng vịt này sản lượng đẻ trứng chỉ được 70 đến 100 trứng/con/năm. Do sản lượng trứng ít, với lượng đàn 500 con chỉ đẻ được hơn 200 trứng/ngày, tỷ lệ nở khoảng 80% nên giống vịt này khó nhân giống và nhân giống chậm. Cũng chính do sản lượng con giống thấp nên giá con giống khá cao, với mức từ 18.000 - 20.000 đồng/con,
Vịt bầu Quỳ Châu có nguồn gốc từ xa xưa để lại nhưng sau quá trình phát triển người dân chủ yếu nuôi nhỏ nên vịt lai tạp với các giống vịt khác vì vậy dần dần vịt bầu không còn thuần chủng. Do đó để người dân nuôi là cả một vấn đề và muốn có một đàn vịt chuẩn thuần chủng không lai tạp thì phải chọn lọc ươm giống. Điều đó đòi hỏi những người làm giống phải có đam mê mất hàng chục năm mới có được giống vịt bầu chuẩn.
Muốn nuôi được giống vịt này thì người nuôi phải đầu tư với quy mô lớn, đòi hỏi nguồn chi phí nuôi ban đầu khá cao. Trong quá trình nuôi, giống vịt bầu ăn rất nhiều, tính bình quân, một đàn vịt khoảng 500 con cũng ngốn hết từ 300 - 400.000 đồng/ngày tiền thức ăn, hơn nữa để nuôi được giống này cũng khá “khắt khe”, đầu ra lại không ổn định nếu không nhanh nhạy với thị trường tiêu thụ vì lẽ đó mà dần dần người nuôi không còn mặn mà để tiếp tục.
Từng bước khôi phục con giống trứ danh của vùng
Trước thực trạng con giống đặc sản đang dần bị mai một theo thời gian và để từng bước phát triển tổng đàn với quy mô lớn, thâm canh cao hướng đến bảo tồn được quỹ gen, khôi phục những đặc tính tốt, nổi trội ban đầu của giống Vịt bầu Quỳ quý hiếm. Năm 2015, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án Hỗ trợ khôi phục và phát triển đàn vịt bầu Quỳ huyện Quỳ Châu giai đoạn 2015 – 2017.
Sau đó, huyện Quỳ Châu cũng đã ban hành đề án 06-ĐA/HU năm 2020 về phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2020 – 2025 đã lựa chọn, tập trung phát triển những sản phẩm có lợi thế so sánh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất; có khả năng cung cấp sản lượng lớn, an toàn, ổn định lâu dài; gắn kết được giữa sản xuất với các cơ sở chế biến hiện tại. Có tính đặc hữu, đặc sản của địa phương, trở thành sản phẩm hàng hóa riêng mang đặc trưng bản sắc của huyện theo hướng kinh tế thị trường.
Với mục tiêu cụ thể là huy động đầu tư phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó phát triển giống vịt bầu phấn đấu đến năm 2025 phải đạt 15.000 con, sản lượng đạt khoảng 87 tấn. Tập trung phát triển ở nhiều địa phương trên toàn huyện như: Châu Tiến, Châu Bính, Châu Hạnh, Châu Hội, Châu Phong, Châu Bình, Thị trấn Tân Lạc…
Để làm được điều đó chính quyền địa phương cơ sở cần tổ chức rà soát, bố trí quỹ đất hợp lý để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có hiệu quả. Đổi mới hình thức quản lý đất đai đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững; tiếp tục giao đất, cho thuê đất đối với các hộ gia đình, hợp tác xã để hình thành và phát triển trang trại, gia trại. Đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học về giống, kỹ thuật, công nghệ vào trong sản xuất nhằm tạo đột phá trong sản phẩm nông nghiệp chủ lực hướng đến nâng cao thu nhập cho người nông dân.
“Vốn là giống vịt bản địa nhưng để tìm được một con vịt bầu trong dân là rất khó nên chính quyền địa phương muốn khôi phục lại. Hơn nữa, sắp tới Quỳ Châu phát triển du lịch cộng đồng nên việc khôi phục và nhân giống với loại giống vịt này để phục vụ du khách đặc sản gắn liền với Quỳ Châu là điều rất cần thiết. Vịt bầu là giống vịt có giá thành khá cao, dao động từ 130.000 – 150.000 đồng/kg với trọng lượng trung bình từ 1,8 - 2,2 kg/ con, thời gian nuôi vịt thương phẩm trong khoảng thời gian 4 – 5 tháng. Vịt bầu Quỳ có chất lượng thịt thơm ngon; tỷ lệ mỡ của thịt vịt bầu cao hơn các giống vịt khác và vịt này có tỷ lệ protein và mỡ thích hợp. Do vậy, thịt vịt bầu Quỳ có mùi vị thơm ngon hơn các giống vịt khác”, ông Lê Mỹ Trang – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quỳ Châu chia sẻ.
Qua trao đổi, ông Phạm Văn Hòa - Chủ tịch Hội Nông dân huyện chia sẻ: Bên cạnh những đề án của tỉnh, huyện, Hội Nông dân huyện cũng đã vào cuộc tuyên truyền và hỗ trợ người dân gom giống vịt bầu về chăn nuôi tập trung, sau thời gian thực hiện đến nay đã có những đàn lên đến 50 con. Những hộ dân trong bản chủ yếu nuôi thả trong khe suối nên thịt rất chắc và thơm ngon.Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An có dự án hỗ trợ khôi phục giống vịt này lên đến 600 con và giao cho Hội Nông dân huyện thực hiện.
"Cho đến nay, sau thời gian khôi phục giống vịt “đặc sản” này về cơ bản đã bắt đầu bén duyên trở lại với mảnh đất Quỳ Châu và được người dân hưởng ứng tích cực. Tuy nhiên, để đầu ra cho sản phẩm được ổn định cần có một sự liên kết trọn vẹn nhằm giảm bớt rủi ro cho người chăn nuôi bởi đây là giống vịt phải chăm sóc dài ngày và tiêu tốn khá nhiều thức ăn" - ông Phạm Văn Hòa - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳ Châu cho biết thêm.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệu -
9 vùng trồng dừa đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc -
Tiền Giang công nhận 50 cây xoài cát Hòa Lộc là cây đầu dòng -
Phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững giúp sản lượng tôm Cà Mau gia tăng
- Đắk Lắk tăng cường quản lý chất lượng sầu riêng trong mùa thu hoạch
- Đắk Lắk chuẩn bị kỹ cho vụ thu hoạch vụ sầu riêng năm 2024
- Bàn giao cho nông dân giống lúa Nếp Tài của người Dao đã được phục tráng
- Thái Nguyên phổ biến kỹ thuật chăn nuôi giống gà lai 18M1 cho nông dân
- Triển khai mô hình giống lúa hữu cơ J02 cho năng suất cao, thân thiện môi trường
- Lão nông "mát tay" cho thanh trà ra trái theo ý muốn
- Rộn ràng mùa mận hậu trên cao nguyên Mộc Châu
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giaoNgày 22/11, tại tỉnh Hậu Giang, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDN) đã tổ chức Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 của 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5. Năm 2024, các tỉnh, thành trong Cụm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao, nhiều nơi có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du kháchNhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách (trong nước và quốc tế) đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh