Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Kiện toàn Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai

07:01 02/03/2023 GMT+7
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 169/QĐ-TTg ngày 1/3/2023 kiện toàn Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ được phân công theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn làm Trưởng ban.

Các Phó trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phó trưởng ban thường trực); Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai nhằm ứng phó với bão Noru năm 2022

Các Ủy viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Công an; Công thương; Giao thông vận tải; Thông tin và Truyền thông; Xây dựng; Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Văn hoá Thể thao và Du lịch; Ngoại giao; Khoa học và Công nghệ; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Đại diện lãnh đạo các cơ quan: Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn.

Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai làm Uỷ viên thường trực Ban chỉ đạo, kiêm Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai là tổ chức phối hợp liên ngành

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong công tác phòng, chống thiên tai.

Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về phòng, chống thiên tai.

Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành về phòng, chống thiên tai.

Thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Ban chỉ đạo được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 7/7/2021 của Chính phủ và nhiệm vụ khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.  

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban chỉ đạo; sử dụng các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc Bộ để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo.

Giúp việc Ban chỉ đạo có Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo. Văn phòng thường trực có con dấu, được cấp kinh phí và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động. Văn phòng thường trực sử dụng bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai và được huy động, bổ sung lực lượng, phương tiện từ cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động sắp xếp, bố trí nhân lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao của Văn phòng thường trực./.

Theo VOV.vn

  • Hiệu ứng “Sell in May” đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Tuần qua, thị trường chứng khoán (TTCK) đã có một tuần giao dịch tăng điểm với ghi nhận phục hồi ở phiên ngày Thứ Năm và Thứ Sáu. Phiên cuối cùng, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.221,03 điểm (+11.51 điểm, +0.95%). Tuy thị trường tăng điểm nhưng thanh khoản giao dịch thấp hơn so với mức trung bình của 20 tuần trước. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với số tiền là 315,27 tỷ đồng chỉ trong hai ngày 02-03/05/2024.
  • Nông dân Cao Bằng góp sức xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Phát huy vài trò của mình, những năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng đã tích cực vận động cán bộ, hội viên phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chính thức khai trương nhằm bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh trật tự phục vụ hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm. Trụ sở Trung tâm Báo chí được đặt tại tầng 3 Trung tâm Hội nghị tỉnh Điện Biên.
  • Sức sống trường tồn của bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”
    Tháng 5/1954, ngay bên bờ chiến hào còn chưa tan khói súng, trong không khí khải hoàn của chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, nhà thơ Tố Hữu đã viết một bài thơ lịch sử “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bài thơ không chỉ là bài tụng ca toàn mầu hồng, mà còn là khúc bi ca về mất mát, hy sinh của dân tộc, của bộ đội ta. Bi ca nhưng bài thơ không hề bi lụy, mà đã nêu bật ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường, dám xả thân và những hy sinh to lớn để mang về chiến thắng vinh quang.
  • Cần ghi đúng thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), vào mạng internet để tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi giật mình khi thấy có khá nhiều nhiều trang báo của Trung ương, các bộ, ngành, trường đại học và Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã đưa thông tin về thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ rất khác nhau, có báo ghi là 55 ngày, có báo lại ghi là 56 ngày.