Liên Hợp quốc: Đừng để cảnh báo khí hậu thế giới trở thành “quả bom hẹn giờ”
Báo cáo thường niên Tình trạng Khí hậu Toàn cầu của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho thấy, mọi kỷ lục lớn về khí hậu toàn cầu đã bị phá vỡ vào năm ngoái khi nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã lên tới mức cao nhất trong 174 năm, cao hơn 1,45 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Celeste Saulo nhấn mạnh: “Những gì chúng ta chứng kiến vào năm 2023, đặc biệt là sự ấm lên chưa từng thấy của đại dương, sự biến mất của các dòng sông băng và băng tan ở biển Nam Cực, là các nguyên nhân gây ra mối lo ngại đặc biệt này. Báo cáo thường niên này cho thấy cuộc khủng hoảng khí hậu là thách thức rõ ràng mà nhân loại phải đối mặt. Nó gắn bó chặt chẽ với cuộc khủng hoảng bất bình đẳng, được chứng kiến bằng tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng tăng, sự di dời dân số và mất đa dạng sinh học. Đó là một mối đe dọa hiện hữu đối với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở khắp mọi nơi và đặc biệt là ở các quốc đảo”.
Báo cáo chỉ rõ, nguyên nhân làm xô đổ nhiều kỷ lục của biến đổi khí hậu trên thế giới trong năm ngoái là do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch cùng với sự xuất hiện của tình trạng khí hậu El Nino. Nếu không có những hành động mang tính cấp thiết để bảo vệ ngôi nhà chung như cắt giảm mạnh lượng khí thải nhà kính, năm 2024 có thể sẽ còn tồi tệ hơn.
Ông Omar Baddour - người đứng đầu cơ quan giám sát khí hậu của Tổ chức Khí tượng Thế giới nêu rõ: “Chúng ta không thể nói chắc chắn rằng năm 2024 sẽ là năm ấm nhất. Nhưng điều tôi muốn nói là khả năng cao là năm 2024 sẽ lại phá kỷ lục của năm 2023, nếu chúng ta không có những hành động mạnh tay trong cắt giảm khí thải”.
Trước tính nghiêm trọng của nội dung báo cáo về khí hậu từ Tổ chức Khí tượng Thế giới, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã một lần nữa kêu gọi hành động của các nhà lãnh đạo trên thế giới, đặc biệt là các nước giàu trong việc bảo vệ hành tinh cũng như hỗ trợ các nước nghèo trong ứng phó biến đổi khí hậu:
“Trái đất đang phát đi lời kêu cứu. Báo cáo khí hậu toàn cầu mới nhất cho thấy một hành tinh đang trên bờ vực. Ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch đang khiến khí hậu trở nên hỗn loạn. Còi báo động đang vang lên trên tất cả các chỉ số chính. Chúng ta vẫn còn thời gian để cứu con người và hành tinh. Nhưng các nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt là các nước giàu phải đứng lên và hành động ngay từ bây giờ”.
Cảnh báo đỏ mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho thấy, tình trạng khí hậu thế giới như một quả bom hẹn giờ và thế giới cần phải có một bước đột phá trong hành động về khí hậu. Như cách nói của Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu khi công bố một báo cáo cũng về khí hậu mới đây, đó là: “Những thay đổi mang tính chuyển đổi có nhiều khả năng thành công hơn khi có niềm tin, nơi mọi người làm việc cùng nhau để ưu tiên giảm thiểu rủi ro, đồng thời chia sẻ lợi ích và gánh nặng một cách công bằng. Đó chính là chìa khóa để phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu, mở ra tương lai đáng sống và bền vững cho tất cả mọi người”.
Theo VOV Giao thông
-
Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Khánh Hòa: Thu hút hơn 50 gian hàng trưng bày sản phẩm, công nghệ số tiêu biểu tại Ngày hội công nghệ số năm 2024 -
Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
- Truyền hình trực tiếp Chương trình Tôn vinh 56 "Nhà Khoa học của Nhà nông" năm 2024 trên sóng VTV2
- Chuẩn bị tốt về mặt chính sách để người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe tốt hơn
- Nghệ An: Lũ quét trong đêm, huyện miền núi Tương Dương thiệt hại nặng nề
- Tường rào UBND xã “nứt toác” ở Quảng Trị chủ yếu do bão số 4
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp
- Lào Cai ra công điện hỏa tốc về phục hồi sản xuất nông, lâm nghiệp sau bão và mưa, lũ, sạt lở
- Vụ sạt lở ở Hà Giang: Nhanh chóng cứu người và tìm kiếm người mất tích
-
Bắc Giang: Yên Dũng vững bước xây dựng nông thôn mới nâng caoTháng 10/2021, huyện Yên Dũng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới (NTM). Hiện Yên Dũng đang quyết tâm phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành các tiêu chí huyện NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, với phương châm làm đến đâu chắc đến đó.
-
Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữNhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Paris (Pháp), sáng 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo.
-
Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộcTối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
-
Bạc Liêu: Tổ chức thành công Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, Hội Nông dân (HND) tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024. Đây là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024).
-
Khánh Hòa: Thu hút hơn 50 gian hàng trưng bày sản phẩm, công nghệ số tiêu biểu tại Ngày hội công nghệ số năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, tại TP. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức ngày hội công nghệ số năm 2024. Ngày hội có quy mô hơn 50 gian hàng của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp công nghệ số, ngân hàng trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa tham gia trưng bày các sản phẩm công nghệ số tiêu biểu. Qua đó, thu hút được đông đảo người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp cận công nghệ mới, dịch vụ công nghệ mới, góp phần vào thành công chung trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh
-
Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận tiếp tục phục hồi, phát triển ổn định theo kế hoạch (KH). Một số lĩnh vực chuyển biến tích cực như: các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng khá; kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì tăng trưởng ổn định, quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vượt mục tiêu đề ra.
-
Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng"Sáng 3/10/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã trang trọng tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V và trao giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông" lần thứ X, năm 2024. Đây là một chương trình kéo dài suốt 6 tháng với nhiều vòng thẩm định nghiêm túc, khắt khe để chọn ra 56 gương mặt "Nhà khoa học của Nhà nông"; 24 tác giả đoạt giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông"
-
Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường đầu tiên tại Nghệ AnNhà phố quảng trường Central Plaza, Eco Central Park lấy cảm hứng thiết kế từ những căn nhà châu Âu cộng với ngôn ngữ kiến trúc Ecopark tạo nên một không gian mua sắm sôi động, hiện đại, kích thích nhu cầu tiêu dùng, gia tăng trải nghiệm của cư dân, khách tham quan, du lịch.
-
An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) – An Giang là tỉnh có thổ nhưỡng rất thích hợp cho phát triển cây ăn trái, do đó hoạt động liên kết, tiêu thụ trái cây được quan tâm, doanh nghiệp đầu tư, xúc tiến liên kết để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
-
Tây Ninh kêu gọi đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!