Long An: Huyện Tân Thạnh trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải
Canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải
Mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải áp dụng máy sạ hàng hiệu ứng đường biên (nghĩa là cấy lúa hàng rộng xen kẽ hàng hẹp tạo điều kiện cho mọi khóm lúa trong ruộng đủ ánh sáng, đẻ nhánh khỏe như các khóm rìa bờ ruộng) và bón vùi phân bón tại Hợp tác xã xã Dịch vụ Nông nghiệp Tân Bình (HTX) được thực hiện trên diện tích 14ha với 7 hộ dân tham gia. Nông dân thực hiện mô hình sẽ sử dụng lượng giống gieo sạ là 80kg/ha và lượng phân là 200kg/ha. Phương pháp sản xuất này giúp nông dân vừa giảm được lượng giống, vừa bảo đảm việc không bón phân trong 45 ngày đầu gieo sạ.
Là một trong những nông dân tham gia mô hình này, ông Trần Văn Lựu ở ấp Cà Nhíp, xã Tân Bình cho biết, mô hình này có nhiều triển vọng nhất là mô hình xạ thưa sẽ giảm được lượng giống, phân bón, giảm chi phí cho nông dân. Bên cạnh đó, việc bón vùi phân còn góp phần giảm thất thoát và giảm hiệu ứng nhà kính.
Khi tham gia thực hiện đề án này, nông dân sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, cơ sở hạ tầng; cung cấp giống lúa chất lượng cao; hỗ trợ tiếp cận thị trường tiêu thụ ổn định; được hỗ trợ các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa và các chính sách trong khuôn khổ Đề án; được chia sẻ lợi ích từ việc bán tín chỉ carbon;… Mặc khác, nông dân phải đảm bảo thực hiện đúng quy trinh sản xuất; tham gia các hoạt động tập huấn, nâng cao kỹ năng; báo cáo kết quả sản xuất.
Ông Đặng Rô Săng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Bình cho biết, qua tham quan học hỏi nhiều mô hình trình diễn ở các địa phương khác thấy được hiệu quả của mô hình đem lại là rất thiết thực. Hợp tác xã đã triển khai cho xã viên nắm và cùng tham gia, xã viên rất phấn khởi cùng triển khai thực hiện, hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng để đam lại hiệu quả và lợi ích cho nông dân.
Mô hình này nhằm thực hiện đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Đề án là một trong những dự án trọng điểm nhằm mục tiêu tăng năng suất và chất lượng lúa; giảm lượng khí thải nhà kính từ hoạt động nông nghiệp; phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đẩy mạnh cơ giới hoá, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa
Long An hiện đứng thứ tư khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng lúa, với gần 3 triệu tấn/năm. Toàn tỉnh có hơn 50.300ha lúa ứng dụng công nghệ cao (kế hoạch là 60.000ha); trong đó có hơn 11.500ha ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An đã tích cực hỗ trợ nông dân đẩy mạnh cơ giới hoá, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa. Khuyến khích nông dân và doanh nghiệp nắm bắt, tiếp cận các thành tựu khoa học - công nghệ mới, nhất là công nghệ 4.0 để ứng dụng vào sản xuất.
Một trong những mô hình tiêu biểu có thể kể đến mô hình ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa tại xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa. Từ năm 2016, xã Mỹ Lạc được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chọn làm điểm thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa với tổng diện tích thực hiện là 4ha, trong đó có 2ha thực hiện mô hình và 2ha đối chứng.
Sau thời gian triển khai, thực hiện, nhận thấy mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, Hội Nông dân xã Mỹ Lạc đã tham mưu Đảng uỷ, UBND xã tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa. Đến nay, xã duy trì và nhân rộng được 56ha lúa ứng dụng công nghệ cao với 27 hộ nông dân tham gia. Điểm nổi bật của mô hình ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa là thực hiện được các phương pháp gieo sạ cụm, cấy, hàng và thiết bị máy bay không người lái. Nông dân còn ứng dụng 100% thiết bị máy bay không người lái để xịt thuốc, bón phân.
Hay mô hình Điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP với diện tích 50ha tại xã Tân Đông, huyện Thạnh Hoá. Đất sản xuất nông nghiệp ở đây vốn bị nhiễm phèn nặng, cộng với việc những năm qua nước lũ về thấp dẫn đến bị bạc màu nên năng suất lúa ngày càng thấp. Khi tham gia mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP, năm thứ nhất nông dân được hỗ trợ 50% giống lúa xác nhận; 50% phân bón hữu cơ; 50% thuốc sinh học và 50% chi phí phun thuốc bằng thiết bị máy bay không người lái. Năm thứ 2, nông dân được hỗ trợ 30% giống lúa xác nhận; 30% phân bón hữu cơ; 30% thuốc sinh học và 30% chi phí phun thuốc bằng thiết bị máy bay không người lái.
Ông Lê Văn Dậy là một trong những thành viên nòng cốt của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tân Đông cho biết sẽ quyết tâm thực hiện, bởi mô hình này không chỉ mang giá trị về kinh tế mà còn mang giá trị nhân văn, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Qua các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa, nông dân thấy được hiệu quả của việc dùng lúa xác nhận, ưu điểm của việc giảm lượng giống trong gieo sạ, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ gieo cấy, bón phân, phun thuốc, thu hoạch,...Qua đó, diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao của tỉnh ngày càng được mở rộng, năng suất và chất lượng lúa ngày càng được nâng cao.
-
Các địa phương xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản -
Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo -
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen -
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phê
- Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp - con đường phát triển bền vững của APEC
- Nông dân tích cực tái đàn chăn nuôi phục vụ thị trường cuối năm
- Quảng Ngãi tổ chức phiên chợ kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP miền núi
- An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới
- Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam tăng cường kết nối, hỗ trợ các đơn vị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh
- Liên kết tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ
- Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩu
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại các trường đào tạo của Hội Nông dân Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 20/11, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Dự buổi lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024Với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, sáng 20/11 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 20 -23/11/2024.
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa“Tăng cường nhận thức, thúc đẩy hợp tác và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý an toàn hồ đập”, ngày 19/11 tại Hà Nội, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh