
Phú Yên, tất cả tàu cá đã nắm được thông tin bão Noru
Hiện nay, tỉnh Phú Yên có 396 tàu cá với gần 2.380 lao động đang hoạt động khai thác trên biển, trong đó hoạt động xa bờ 294 tàu cá với gần 1.800 lao động thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, giữa và phía Nam Biển Đông.
Mưa gây ngập khu dân cư vùng trũng thấp tại thị xã Sông Cầu
Tất cả chủ các phương tiện trên đều được Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên thông tin về tình hình diễn biến cơn bão Noru, chủ động di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm và thường xuyên liên lạc được về gia đình và lực lượng chức năng.
Mưa lớn gây ngập một số khu dân cư vùng trũng thấp tại thị xã Sông Cầu trong đêm 24/9
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan và nhân dân theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lớn để chủ động triển khai các phương án ứng phó với bão, mưa lũ nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả.
Mưa lớn gây ngập 1 số khu vực trên QL1A đoạn qua thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An vào đêm qua (24/9)
Hiện, tại các khu vực ven biển, ngư dân triển khai các phương án đảm bảo an toàn neo đậu tàu thuyền, đưa các phương tiện đến nơi cao hơn.
Di chuyển tàu thuyền chủ động ứng phó trước bão Noru
Tại tỉnh Phú Yên, từ chiều tối qua (24/9) đã có mưa lớn và gây ngập cục bộ một số nhà của người dân ở vùng trũng thấp tại thị xã Sông Cầu. Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An bị ngập ở một số đoạn khiến các phương tiện lưu thông gặp khó khăn. Tại thành phố Tuy Hòa, một số trụ đèn, mặt kè chắn sóng dọc công viên ven biển bị hư hại do mưa lớn kèm theo gió mạnh./.
Quảng Ngãi đảm bảo an toàn cho người dân vùng xung yếu
Chính quyền địa phương phối hợp các lực lượng gấp rút triển khai các phương án ứng phó. Tại huyện đảo Lý Sơn và các địa phương ven biển, hàng ngàn ngư dân chủ động đưa tàu thuyền tìm nơi trú tránh an toàn, giảm thiểu thiệt hại khi bảo đổ bộ.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu an toàn
Sáng nay (25/9), tại các cảng cả và khu neo trú Tịnh Hoà, Tịnh Kỳ, Sa Huỳnh, Mỹ Á, Lý Sơn… hàng trăm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi và các tỉnh bạn khẩn trương di chuyển vào các khu neo đậu. Khi hay tin về cơn bão NORU, ngư dân Bùi Tấn Lợi, chủ tàu cá QNg 50266 ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cùng hàng trăm chủ phương tiện khác chấp nhận lỗ phí tổn, đảm bảo an toàn cho bạn thuyền và phương tiện đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa tất tả cho tàu chạy về đất liền tìm nơi trú ẩn.
“Bão này gió rất mạnh, bà con chấp nhận đi tàu vô chịu lỗ để đảm bảo an toàn, chủ động phòng chống, không chủ quan. Nếu có vấn đề gì cực khổ cho bà con và cả chính quyền”, ông Lợi nói.
Tàu thuyền của ngư dân Quảng Ngãi chủ động tìm nơi trú bão
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo chính quyền các địa phương ven biển và Bộ đội Biên phòng khẩn trương kêu gọi tàu thuyền đang trong vùng nguy hiểm tìm nơi tránh trú. Các phương tiện đã vào các cảng đều được hướng dẫn neo đậu, chằng chéo an toàn, tránh va đập, đứt neo khi có gió mạnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện ở các khu vực neo đậu.
Trung tá Lâm Văn Viễn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Sa Kỳ, Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết: “Đơn vị đã liên lạc được với tất cả phương tiện và thông báo hướng đi của bão. Chúng tôi tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con ngư dân chủ động vào nơi trú tránh an toàn. Những phương tiện nào cơ động về bờ thì tranh thủ vào bờ để đảm bảo an toàn trong phòng chống bão”.
Hàng trăm chủ phương tiện khác chấp nhận lỗ phí tổn, đảm bảo an toàn cho bạn thuyền và phương tiện
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố ven biển, đảo Lý Sơn tăng cường quản lý chặt chẽ việc ra biển hoạt động của các tàu, thuyền.
Các địa phương hoàn thành việc kêu gọi tàu, thuyền trước 10 giờ ngày 26/9 và hoàn thành việc neo đậu, sắp xếp tàu, thuyền, lồng bè tại khu neo trú trước 8 giờ ngày 27/9.
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi và các địa phương đã vào bờ, neo đậu trú tránh bão
Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, lãnh đạo tỉnh, các địa phương trực tiếp xuống địa bàn phụ trách để kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó bão Noru. Trong đó, tỉnh Quảng Ngãi sẵn sàng phương án di dời, sơ tán khoảng 24.600 hộ dân với hơn 84.400 người đến nơi an toàn. Việc di dời, sơ tán dân trước 18 giờ ngày 27/9, riêng huyện Lý Sơn hoàn thành trước 9 giờ sáng cùng ngày.
“Tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu triển khai công tác đi kiểm tra thực tế hiện trường và kiểm tra cụ thể ở các địa phương. Với tính chất cơn bão lớn, sau khi kiểm tra thực tế, tỉnh sẽ có kiến nghị Trung ương, các cơ quan, Quân Khu 5, Bộ Công An hỗ trợ địa phương trong những tình huống vượt quá khả năng của tỉnh", ông Hiền nói./.
Hội An chằng chống nhà cửa và gia cố bảo vệ di tích
Ứng phó với các diễn biến phức tạp của cơn bão Noru, người dân phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam chủ động chằng chống nhà cửa, cơ sở kinh doanh dịch vụ, huy động lực lượng gia cố các di tích trong khu phố cổ…nhằm giảm thiểu thiệt hại khi bão đổ bộ vào đất liền.
Thành phố Hội An tổ chức gia cố, chằng chống khu vực Chùa Cầu.
Dù trong ngày nghỉ nhưng nhiều người được huy động để tham gia công tác chằng chống Chùa Cầu.
Các tàu chở khách được yêu cầu tạm dừng hoạt động, về nơi neo đậu an toàn.
Tháo các thiết bị trên ca nô đem lên bờ bảo quản.
Tàu thuyền vào neo đậu tại bến Cửa Đại để trú tránh bão.
Chủ các nhà hàng ven biển Cửa Đại, thành phố Hội An dùng bao cát chằng chống cửa.
Khẩn trương gia cố nhà cửa trước khi bão số 4 đổ bộ.
Người dân ven biển tỉnh Quảng Nam sử dụng bao cát để chằng chống nhà cửa.
Cuối giờ chiều nay 25/9 công tác gia cố, chằng chống nhà cửa khu vực ven biển thành phố Hội An cơ bản hoàn tất.
Người dân cột dây các chòi quán ở biển Cửa Đại.
Thành phố Hội An huy động lực lượng và phương tiện gia cố lại một đoạn kè trên biển Cửa Đại.
Quảng Nam sẵn sàng kịch bản di dời 400.000 người khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn nếu siêu bão đổ bộ
Theo phóng viên Long Phi/ VOV khu vực miền Trung: Ứng phó với bão Noru, từ đầu giờ chiều nay, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các địa phương ven biển di dời du khách khu vực ven biển đến nơi an toàn. Tỉnh này cũng lên kịch bản di dời các hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền.
Người dân phường Cửa Đại, thành phố Hội An bơm nước vào bao ni lông để chằng chống nhà cửa.
Từ sáng nay, ông Đoàn Tứ và nhiều người dân phường Cửa Đại, thành phố Hội An tổ chức chằng chống nhà cửa. Lo ngại ngôi nhà cấp 4 nằm sát bờ biển đã xuống cấp trầm trọng sẽ không thể trụ vững trước cơn bão lớn, ông Đoàn Tứ đưa toàn bộ vật dụng có giá trị đến nơi an toàn rồi lấy dây thừng cột chặt các cánh cửa, dùng hàng chục bao ni lông, bơm nước vào bên trong có sức nặng khoảng 30kg để chằng trên mái nhà.
Người dân ven biển Hội An, tỉnh Quảng Nam dùng dây thừng buộc chặt các chòi quán.
“Tôi lo sợ bão vào sẽ bay tôn, bay mái nhà nên lên để dùng bao nước đè xuống. Tôi lấy bao ni lông lên đổ nước vào rồi dùng dây cột chặt lại. Khi bão qua rồi thì giữ lại cái bao này nếu có bão tiếp thì mình dùng lại. Hai bao to này phải từ 50kg đến 60kg", ông Tứ cho hay.
Chính quyền các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Nam đã thông báo đến người dân tổ chức phương án phòng chống bão, chuẩn bị tinh thần di chuyển đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ. Hiện, dung tích các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ 40% đến 50%, hồ thủy điện từ 20% đến 35%.
Các địa phương triển khai cắt tỉa cây cối.
Tình hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản hiện đã thu hoạch trên 85%. Hiện, số tàu thuyền đang đánh bắt gần bờ đã vào bến neo đậu, vẫn còn 112 tàu thuyền của tỉnh Quảng Nam còn đang đánh bắt trên biển với khoảng 2.780 ngư dân, trong đó có 19 tàu thuyền nằm trong vùng nguy hiểm, 1 tàu trong vùng đặc biệt nguy hiểm.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương đã chuẩn bị các kịch bản di dời người dân trong các tình huống cụ thể.
“Tỉnh Quảng Nam có kế hoạch chi tiết sơ tán người dân và du khách. Trong trường hợp bão mạnh thì chúng tôi di dời trên 182.000 người dân trong khu vực nguy hiểm, trường hợp bão siêu mạnh thì chúng tôi sẽ di dời hơn 400.000 người. Ngay đầu giờ chiều nay 25/9, tất cả du khách đã được di dời đến nơi an toàn", ông Bửu cho biết.
Ứng phó bão, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi khu vực Trung Bộ
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện khẩn gửi Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum.
Giám đốc Ban Quản lý dự án các tỉnh, thành phố đang quản lý các dự án sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi. Giám đốc các Công ty TNHH 1 thành viên khai thác công trình thủy lợi Của Đạt, Tả Trạch về đảm bảo an toàn công trình thủy lợi ứng phó bão có tên quốc tế Nô ru, dự kiến trở thành cơn bão số 4 trong năm nay mà Việt Nam đón nhận.
Di chuyển tàu thuyền đến nơi an toàn
Nội dung Công điện đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố; các Ban quản lý, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi vừa nêu theo dõi chặt chẽ thông tin thời tiết, dự báo mưa, bão của các cơ quan chuyên ngành khí tượng thủy văn, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền để thực hiện phương án bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi tiêu nước bảo đảm phục vụ sản xuất, dân sinh khi có ngập lụt, úng xảy ra.
Khoanh vùng diện tích cây trồng có nguy cơ bị ngập lụt, úng và chuẩn bị giải pháp ứng phó phù hợp. Chủ động vận hành sớm các công trình thủy lợi để tiêu thoát nước đệm, tiêu úng, bảo đảm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra ngập lụt, úng.
Triển khai thực hiện phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt quan tâm an toàn các hồ chứa nước đang thi công, hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đầy nước và đang có mức trữ nước cao.
Đối với các hồ chứa có cửa van xả lũ, thực hiện điều chỉnh mực nước hồ để chủ động đón lũ, bảo đảm tuyệt đối an toàn công trình và không xả lũ bất thường gây mất an toàn cho vùng hạ du; đồng thời thực hiện tích nước hợp lý đối với các hồ chứa đang có dung tích trữ thấp. Thực hiện nghiêm túc việc cảnh báo sớm cho người dân vùng hạ du trước khi hồ chứa xả lũ và khi có nguy cơ xảy ra sự cố.
Tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian có mưa, lũ; bố trí nhân lực thường trực tại công trình có nguy cơ xảy ra sự cố; với các hồ chứa có mức trữ cao, cần theo dõi chặt chẽ lưu lượng nước đến để có phương án vận hành phù hợp; kịp thời xử lý tình huống bất thường theo phương châm “bốn tại chỗ” khi có nguy cơ xảy ra sự cố công trình.
Thường xuyên báo cáo tình hình an toàn công trình thủy lợi, sự cố công trình và vận hành công trình thủy lợi phòng, chống ngập lụt, úng về bộ phận thường trực bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng của Tổng cục Thuỷ lợi.
Theo VOV
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sản
-
Cả nước tiết kiệm được 298.000kWh điện sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
-
Bình Dương là một trong những địa phương làm rất tốt việc giải ngân vốn đầu tư công
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ
- Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"
- Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dân
- Ngày Nước thế giới 22/3: Các biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả
- Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác truyền thông chính sách
- Chuẩn bị khởi công dự án cải tạo 7 ga đường sắt phía Bắc
- TP.HCM: Dự án Đường vành đai 3 - đã có mặt bằng nhưng lo thiếu vật liệu
- Hội báo toàn quốc 2023 để lại ấn tượng tốt qua nhiều sự kiện
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sảnThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lậpChiều ngày 27/3, tại TP.HCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (28/3/2003 – 28/3/2023) với chủ đề “Hành trình 20 năm cho mùa bội thu”.
-
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.
-
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.
-
Ngành tài chính đã nỗ lực khơi thông huyết mạch, thúc đẩy phát triển kinh tếCông tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng, quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm 2 con sốTrong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ đạt 784,6 triệu USD, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Góp ý sửa đổi về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau hơn 8 năm áp dụng, Luật Đất đai năm 2013 đã có đóng góp tích cực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định tình hình quản lý đất đai của nhà nước cũng như tạo được hành lang pháp lý an toàn giúp cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất, các quyền tài sản khác gắn liền với đất. Bên cạnh những đóng góp tích cực thì vẫn còn một số quy định chưa phù hợp với thời kỳ đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ quan quản lý...
-
Chủ tịch nước: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột pháSáng 27/3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao - cơ quan xét xử cao nhất của nước ta. Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để hoàn thành các mục tiêu phát triểnThủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ việc xây dựng pháp luật phải tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ được các điểm nghẽn phục vụ cho phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với kiểm tra, giám sát.
-
Thay đổi thói quen của nông dân để bảo vệ môi trường và sức khoẻ(Tapchinongthonmoi.vn) - Một số thói quen của nông dân hiện nay như: Lạm dụng phân bón hóa học, đốt rơm rạ sau thu hoạch, vứt rác thải ngoài đồng ruộng, đốt than sưởi ấm, vứt rác thải sinh hoạt hàng ngày… rất có hại cho môi trường sống và sức khỏe của người dân. Điều đó đặt ra yêu cầu phải thay đổi một số thói quen của người nông dân để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn và phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu đó.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh