Mở hướng đi mới cho thị trường xuất khẩu lao động
Trong quý I/2022, Việt Nam đã đưa gần 2.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ảnh minh họa
Trong quý I/2022, khi thị trường xuất khẩu lao động có nhiều dấu hiệu khởi sắc, Việt Nam đã đưa gần 2.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 3/2022 là 1.096 người, tập trung chủ yếu ở thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hungary, Trung Quốc...
Cụ thể, thị trường Nhật Bản có 612 lao động, thị trường Đài Loan 439 lao động, Hàn Quốc 336 lao động, Singapore 331 lao động, Trung Quốc 1.245 lao động, Hungary 99 lao động, Nga 71 lao động, Ba Lan 68 lao động, Rumani 65 lao động…
Ngoài ổn định thị trường lao động truyền thống, tiếp nhận nhiều người lao động Việt Nam, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang từng bước mở rộng những thị trường mới, thị trường tiềm năng như châu Âu, Australia, Đức…
Hiện nay, Việt Nam cũng như hầu hết các nước đều có sự thay đổi chính sách thích ứng với dịch bệnh COVID-19, nhằm phục hồi nền kinh tế, nhiều nước đã mở cửa tiếp nhận trở lại lao động nước ngoài. Các nước châu Âu vẫn tiếp nhận lao động từ năm 2021. Hàn Quốc vẫn tiếp nhận lao động làm việc trên tàu biển và tàu đánh cá xa bờ và ven bờ, riêng chương trình EPS mới tiếp nhận trở lại từ tháng 5...
Vì vậy, để chuẩn bị cho việc phái cử lao động đi làm việc ở nước ngoài khi mở cửa trở lại, Bộ LĐTB&XH đã thường xuyên trao đổi và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tại các quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động để có những chỉ đạo và hướng dẫn phù hợp.
Hướng tới các thị trường xuất khẩu lao động bền vững
Trong năm 2022, bên cạnh các thị trường truyền thống gồm Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc..., Bộ LĐTB&XH sẽ tiếp tục thúc đẩy ký kết các thỏa thuận về hợp tác lao động đối với các nước để mở rộng thị trường lao động ngoài nước như: Đức, Nga, Australia (chương trình visa nông nghiệp), Israel và một số thị trường châu Âu khác. Hiện, các DN đang phối hợp với đối tác nước ngoài để triển khai các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết và đăng ký.
Mới đấy nhất, Bộ LĐTB&XH Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại (Australia) đã ký kết Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia
Australia là nước tiếp nhận lao động nước ngoài với mức lương tốt, hệ thống pháp luật rõ ràng, đảm bảo quyền lợi của người lao động, nhưng yêu cầu về trình độ tay nghề, ngoại ngữ khắt khe. Việc đưa lao động đi làm việc tại Australia với các hình thức, ngành nghề khác nhau (trong đó có lĩnh vực nông nghiệp) là cần thiết, đáp ứng nhu cầu của nhiều người lao động.
Bản ghi nhớ nói trên là văn bản đầu tiên mà Australia ký với các nước đưa lao động đi làm việc tại nước này theo chương trình thị thực nông nghiệp.
Trước đó, Chính phủ Australia đã công bố chương trình thị thực cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lựa chọn Việt Nam trở thành nước ưu tiên tham gia sớm chương trình. Dự kiến, Australia sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp với số lượng khoảng 1.000 lao động/năm; mức lương cơ bản (chưa trừ chi phí sinh hoạt) từ 3.200-4.000 AUD/tháng (tương đương khoảng 52,8-66 triệu đồng/tháng). Đây là mức thu nhập được đánh giá cao so với các thị trường tiếp nhận lao động khác.
Cùng với các thị trường mới, các thị trường truyền thống cũng được chú trọng. Đầu năm 2022, Việt Nam và Malaysia cũng ký kết Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động. Bản ghi nhớ này là sự tiếp nối của bản ghi nhớ lần đầu tiên về tuyển dụng lao động Việt Nam được chính phủ 2 nước ký vào tháng 12/2003. Từ đó đến nay, có khoảng hơn 100.000 lượt người lao động Việt Nam đã sang làm việc tại Malaysia.
Song với việc tìm kiếm các thị trường mới, bền vững cho người lao động, Bộ LĐTB&XH cũng đã làm việc với cơ quan liên quan trong nước, các địa phương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc chuẩn bị nguồn lao động, các thủ tục cho lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm đáp ứng được các điều kiện, quy định tiếp nhận lao động nước ngoài tại các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) Nguyễn Gia Liêm cho biết, việc đào tạo, trang bị kiến thức cho người lao động trước khi xuất cảnh được quy định cụ thể trong Luật Người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Vì vậy, việc đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề và trang bị kỹ năng mềm cho người lao động là yêu cầu bắt buộc.
Theo ông Nguyễn Gia Liêm, những năm gần đây, việc luật hóa công tác đào tạo trước khi phái cử lao động đã dần hình thành một lực lượng lao động chuẩn mực tại nhiều thị trường tiếp nhận lao động Việt. Hình ảnh người lao động Việt Nam được nâng cao đáng kể trong mắt chính quyền và người dân sở tại.
Theo Báo Chính Phủ
-
Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong Làng Du lịch tốt nhất" 2024 -
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm -
Tạo tín chỉ carbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúa -
Bão số 7 tiếp tục giảm cấp và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào đêm 11/11
- Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ
- Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là 'đột phá của đột phá'
- Ứng phó bão Yinxing: Tập trung hỗ trợ người dân đang mệt mỏi sau 3 đợt thiên tai
- Bão số 7 diễn biến phức tạp, nguy cơ ảnh hưởng đến ven biển miền Trung
- Bão Yinxing đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7
- Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
-
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024Ngày 15/11, tại TP. Hồ Chí minh (HCM) Hội Nông dân TP. HCM phối hợp với Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024. Hội thi nhằm hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 9/11”.
-
Thanh Hóa: Đối thoại và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho nông dânTrong 2 ngày 14-15/11, tại huyện Thạch Thành, Thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Hội Nông dân (HND) Việt Nam và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị đối thoại và tư vấn chính sách BHXH tự nguyện, Bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình với nông dân năm 2024.
-
Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong Làng Du lịch tốt nhất" 2024Tối 14/11, tại Cartagena de Indias, Colombia đã diễn ra Lễ công bố giải thưởng Làng Du lịch tốt nhất năm 2024 của Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism). Giải thưởng năm nay thuộc về Làng rau Trà Quế thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Vinh dự này là kết quả sau nhiều năm nỗ lực và kiên định của Tỉnh ủy, UBND và toàn thể nhân dân Quảng Nam trong phát triển du lịch xanh.
-
Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, tổ chức. Đây là lần đầu tiên Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội (CSR), đánh dấu sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực của Tập đoàn trong suốt 20 năm hoạt động.
-
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi(Tapchinongthonmoi.vn)-Chàng trai trẻ Phan Đăng Vượng, ở thôn 3, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn đưa cây dược liệu – ba kích tím về trồng trên đất đồi. Dù mới thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã cho tín hiệu vui, mở ra hướng đi mới cho người dân miền núi.
-
Còn nhiều băn khoăn quanh việc tăng thuế suất 5% cho mặt hàng phân bónSáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên họp thứ 39. Tại Phiên họp, Ủy ban Tài chính Ngân sách báo cáo hiện nay vẫn còn một số đại biểu Quốc hội chưa thống nhất về nội dung chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%. Do đó, Thường trực Uỷ ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội.
-
Công ty Điện lực Hưng Yên: Chuyển đổi số góp phần phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn(Tapchinongthonmoi.vn) - Cùng với việc áp dụng những tiện ích, phần mềm trong chuyển đổi số do các đơn vị cung cấp, Công ty Điện lực Hưng Yên còn chủ động áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng KHCN do chính các cán bộ, nhân viên công ty tìm tòi, nghiên cứu… Từ đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh và hướng tới nâng cao hơn nữa sự hài lòng cho khách hàng.
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởiTrong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
-
Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sángChủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với tâm thế mới, với khát vọng mãnh liệt phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và với niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng.
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố quyết định về công tác cán bộChiều ngày 14/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Cường – Uỷ viên Ban Thường vụ, Quyền Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh