

Bạn đọc Phạm Thị Hà (Nam Định): Được biết Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi suất khi nông dân vay vốn tại ngân hàng. Như vậy bất kỳ nông dân nào vay vốn cũng được hưởng chính sách ưu đãi này?
Ngày 09/06/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
* Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP 07 tháng 9 năm 2018, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn tại tổ chức tín dụng là cá nhân và pháp nhân, bao gồm:
- Cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại;
- Pháp nhân bao gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các đơn vị sản xuất điện và các doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại ý (iii) điểm b khoản 2 Điều này nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất; Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp;…
- Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn...
* Tuy nhiên, chính sách cho vay theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP chỉ được áp dụng trong một số lĩnh vực được quy định tại điều 4 Nghị định 55/2015/NĐ-CP, đó là:
- Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ.
- Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn.
- Cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn.
- Cho vay phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
- Cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn nông thôn.
- Cho vay theo các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp người vay là cá nhân/pháp nhân thuộc một trong các nhóm đối tượng nêu trên và sử dụng phần vốn cho vay vào các mục đích nêu trên, khi thực hiện vay vốn tại các tổ chức tín dụng thì mới được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.
Khi vay vốn tại ngân hàng thương mại, chúng tôi đề nghị được dùng Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) nông nghiệp, lâm nghiệp làm tài sản thế chấp, nhưng bị ngân hàng từ chối. Việc ngân hàng từ chối nhận Giấy CNQSDĐ nông nghiệp, lâm nghiệp làm tài sản thế chấp có đúng không?
Đối với cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, khoản 1 Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế bảo đảm tiền vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như sau:
“Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật”.
Mặt khác, vay thế chấp đất nông nghiệp là hình thức khách hàng dùng đất nông nghiệp là tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật và quy định của các ngân hàng thì không phải mảnh đất nông nghiệp nào cũng được ngân hàng xét duyệt.
Trên thực tế hiện nay có ít ngân hàng chấp nhận loại tài sản thế chấp này. Bởi vì vị trí địa lý xa xôi, giá trị sử dụng thấp hơn giá trị của đất thổ cư, gây khó khăn cho bộ phận thẩm định giá trị tài sản của ngân hàng. Mặt khác việc nhận Giấy CNQSDĐ cũng ẩn chứa rủi ro. Đã có không ít trường hợp ngân hàng thương mại nhận sổ đỏ làm tài sản thế chấp khi khách hàng vay vốn nhưng bất ngờ bị cơ quan có thẩm quyền thông báo thu hồi.
Một số ngân hàng chấp nhận sử dụng đất nông nghiệp làm tài sản thế chấp với các điều kiện sau:
- Mảnh đất đó phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Không có tranh chấp với bất cứ ai ở thời điểm vay vốn;
- Quyền sử dụng đất không bị hoặc chưa bị kê biên trong xử lý vụ án
- Vẫn còn thời hạn sử dụng đất
- Đã đóng tiền sử dụng đất cho Nhà nước

Bạn đọc Trần Văn Thái ( Gia Lai): Làm thế nào để nông dân vay vốn được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất?
- Để vay vốn ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP bạn phải thuộc đối tượng được vay (đã nêu trên) và chỉ được vay để phục vụ vào mục đích quy định tại điều 4 Nghị định 55/2015/NĐ-CP.
- Chính sách tín dụng tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP hiện nay còn có nhiều điểm bất hợp lý:
Đơn cử Khoản 1 Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định:“Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật”. Quy định này không mang tính ràng buộc mà tùy thuộc vào ý chí của ngân hàng. Ngân hàng có thể “xem xét” cho vay hoặc không cho vay.
Còn tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP quy định: “ 2. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức như sau…”. Nhưng tại Khoản 3 điều này lại quy định: “Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm quy định tại Khoản 2 Điều này phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận...”.
Việc nộp Giấy CNQSDĐ cho tổ chức tín dụng thì mới được vay vốn có khác gì phải có tài sản bảo đảm?
- Để tạo điều kiện cho nông dân dễ tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đồng bộ hơn, cụ thể hơn. và thường xuyên sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với nhu cầu phát triển mới. Quy định trần lãi suất cho vay thấp hơn từ 1%-2% lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, đồng thời triển khai nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và triển khai nhiều chương trình tín dụng đặc thù góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển một số mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như lúa gạo, thủy sản, cà phê… Triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến các tổ chức, cá nhân…
Lê Chiên (ghi)
-
Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo
-
Lái xe quá hạn đăng kiểm, quá niên hạn sử dụng bị xử lý như thế nào?
-
Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
-
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 3/2023
- Từ 01/8/2024, chỉ tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào
- Năm 2023, tuổi nghỉ hưu, lương hưu của người lao động thay đổi như thế nào?
- Chính phủ quy định về điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước
- Điểm mới về chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
- Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?
- Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác kiểm sát, giải quyết đơn khiếu nại năm 2023
- Chế tài xử lý hành vi giết mổ động vật bị bệnh để bán, để chế biến thực phẩm bán
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam: Đào tạo nghề cho gần 10.000 học viên nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, hiện nay Nhà trường có 03 khoa; 03 Phòng; 01 Trung tâm và 04 phân hiệu nằm ở các tỉnh, thành như Tuyên Quang, Nghệ An, Đà Nẵng, Long An. Từ khi thành lập đến nay Nhà trường đã đào tạo gần 10.000 học sinh, học viên có tay nghề, có khả năng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
-
Trao giải cuộc thi “Vườn chuẩn nông thôn mới đẹp” tỉnh Nghệ An năm 2022(Tapchinongthonmoi.vn) - Qua các vòng chấm thi, Ban Tổ chức đã công nhận 16 vườn đạt giải, gồm 01 vườn đạt giải Nhất; 02 vườn đạt giải Nhì; 03 vườn đạt giải Ba; 10 vườn đạt giải Khuyến khích. Đồng thời, Ban Tổ chức đã lập tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các chủ hộ có vườn đạt giải Nhất, Nhì, Ba của cuộc thi.
-
Đưa hơn 500 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp vào diện theo dõi ở cấp tỉnhTheo báo cáo, từ khi thành lập đến nay, các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã đưa 327 vụ án, 179 vụ việc trên địa bàn vào diện theo dõi, chỉ đạo.
-
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh BìnhThay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã trao quyết định, tặng hoa và chúc mừng ông Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, tân Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Đào tạo nghề hướng đến giảm nghèo bền vững cho lao động nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập là một trong những trọng tâm hướng đến của Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam
-
Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưaĐể phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Qua đó, xây dựng Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, biển, đảo độc đáo
-
Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng hơn 46% giá trịTheo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 3 năm 2023 ước đạt 47,4 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2023 đạt 114,9 triệu USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở bám sát thực tiễn của hội viên nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Tính đến hết ngày 30/3 Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản tổ chức thành công Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở. Sau thành công Đại hội cấp cơ sở, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố trên địa bàn để thực hiện tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp huyện theo đúng kế hoạch.
-
Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
-
Thanh Hóa phát động nhiều hoạt động thi đua chào mừng Đại hội(Tapchinongthonmoi,vn) - Để chào mừng Đại hội Hội ND các cấp, Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh lần thứ XI và tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028, ngay từ tháng 1/2023 Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản phát động đợt thi đua chào mừng Đại hội.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh