Nghệ An: Muôn cái khổ từ nhà máy thủy điện
Chủ trương đóng barie của thủy điện Nậm Pông, quyền lợi của dân bị ảnh hưởng
Thủy điện Nậm Pông được xây dựng, tuyến đường đất vốn lâu nay người dân vẫn thường xuyên ra vào vận chuyển gỗ keo và cũng là con đường mưu sinh của hàng trăm hộ dân bấy lâu bỗng nhiên bị doanh nghiệp lập barie hạn chế tải trọng. Điều này đã khiến cho việc thu mua keo của họ khó khăn vạn đường.
Nối liền đường tỉnh 544 dẫn thẳng vào Nhà máy thủy điện Nậm Pông dài chừng 15km, men theo tuyến đường này bắt gặp không ít người dân đang gồng mình vận chuyển những cây gỗ keo lên đường. Đây là tuyến đường đi lại sản xuất của hơn 100 hộ dân đồng bào bản địa trên diện tích đất rừng sản xuất khoảng 600 ha ở 2 xã Châu Phong và Châu Hạnh. Tình hình càng trở nên khó khăn hơn kể từ khi nhà máy thủy điện Nậm Pông mọc lên bởi chủ đầu tư đã áp dụng phương án “lập rào chắn barie chặn đường dân sinh” khiến cho công tác vận chuyển khó khăn gấp bội phần.
Theo lời bộc bạch của anh Ngô Văn Dương trú tại thị trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu) là một người buôn keo cả chục năm nay, anh cho biết: “Đường này có từ lâu rồi, trước là đường đất nhưng sau khi xây nhà máy thủy điện thì họ làm lại, khi làm xong họ bắt đầu chắn đường không cho xe lớn vào nữa. Trước khai thác keo ở vùng này không vất vả mấy, keo khai thác xong được mọi người đưa lên đường sau đó bốc lên xe lớn và vận chuyển ra nhà máy luôn, nhưng giờ thì phải bốc lên xe tăng bo ra ngoài đường lớn rồi mới tiếp tục khuân vác sắp lên xe có tải trọng lớn hơn. Làm như này vừa tốn sức người vừa tốn chi phí vận chuyển, bây giờ cấm tải trọng thì khổ dân, đáng bán được 200 triệu nhưng bây giờ chỉ được 150 triệu, mua bán thì tính cái gì có lợi mới mua, nếu không có barie thì bớt được cả chi phí vận chuyển và cả sức người, nhìn nhỏ vậy thôi chứ thiệt hại nhiều lắm, thực tế đổ lên đầu người dân hết, khổ dân lắm”
Về thực trạng này, ông Lê Hải Lý - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu cho biết: “Năm 2019 nhà máy nâng cấp lên thành đường nhựa và sau khi làm xong phía nhà máy xây dựng barie chắn lại, họ nói là “đường của họ”. Nhưng trên thực tế, đây là con đường sản xuất của người dân và khi nhà máy về xây dựng họ xin đường đó để vận chuyển nguyên vật liệu. Phía nhà máy nói là đường này họ sẽ làm, tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế dân sinh đi lại, khi họ làm xong đường thì họ cấm không cho xe tải vào với lý do hư đường. Trước tình hình đó, vừa rồi người dân họp cũng kiến nghị cử tri yêu cầu nhà máy tháo chắn đường, để cho người dân họ phát triển sản xuất, mời 3 lần nhưng phía nhà máy không có phản hồi”.
Nhận thấy rằng quyết định “đóng đường” trực tiếp ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo của đồng bào, UBND huyện Quỳ Châu chủ động đấu nối, đích thân mời chủ đầu tư xuống làm việc. Đơn cử ngày 26/5/2022 đã ban hành Văn bản số 599/UBND-KTHT ngày 26/5/2022 gửi trực tiếp cho Công ty CP Za Hưng, đơn vị vận hành thủy điện Nậm Pông yêu cầu phải “tháo dỡ khung chắn đường để đảm bảo phương tiện vận tải được phép lưu thông, đảm bảo lợi ích của nhà máy cũng như sinh kế của người dân tại các vùng lân cận”.
Đáp lại, Công ty Za Hưng kiến nghị UBND huyện Quỳ Châu xem xét xây dựng quy chế phối hợp, quản lý và sử dụng tuyến đường thi công vận hành nhà máy thủy điện Nậm Pông. Mặc dù vậy nhưng đến nay phía Công ty Za Hưng vẫn chưa có phương án xử lý để việc khai thác, vận chuyển lâm sản của người dân được diễn ra thuận tiện hơn.
“Tôi đã thông tin với lãnh đạo nhà máy, xác định khi hoạt động trên địa bàn thì phải phối hợp với chính quyền địa phương, ngoài công tác phòng chống thiên tai phải có trách nhiệm thúc đẩy phát triển KT-XH. Nếu doanh nghiệp vẫn kiên quyết chặn đường thì huyện sẽ gửi văn bản xuống tỉnh, nếu giao đất rồi huyện sẽ đề nghị thu hồi lại. Doanh nghiệp muốn hưởng lợi mà chặn đường sống của người dân là không được”, ông Lê Hải Lý khẳng định.
Qua tìm hiểu được biết, tuyến đường phục vụ thi công và vận hành nhà máy thủy điện Nậm Pông đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng doanh nghiệp không thể áp dụng hình thức “ngăn sông cấm chợ”, nhất là khi tuyến đường hình thành trước khi doanh nghiệp vào xây dựng, nâng cấp.
Thấp thỏm lo âu trước miệng hà bá
Thủy điện Nậm Pông mọc lên, trước mắt quyền lợi của người dân trên địa bàn bị ảnh hưởng không ít buộc chính quyền huyện Quỳ Châu phải trực tiếp đấu mối với chủ đầu tư; việc này chưa xong thì tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại xã Châu Tiến (Quỳ Châu, Nghệ An) tiếp diễn nhiều năm nay, ảnh hưởng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của 22 hộ dân xóm Minh Tiến. Đáng nói, việc này chỉ xuất hiện kể từ khi Nhà máy thủy điện Châu Thắng mọc lên.
Thủy điện Châu Thắng nằm trên địa phận của 2 huyện miền núi là Quỳ Châu và Quế Phong. Công trình có công suất 14 MW với tổng dung tích hồ chứa là 18,21 triệu m3. Nhà máy tích nước từ cuối năm 2016, tháng 5/2017 chính thức đi vào hoạt động.
Đáng quan tâm, ngay sau khi đi vào hoạt động, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hàng chục hộ dân. Trước tình hình đó, UBND huyện Quỳ Châu đã có văn bản số 335/UBND-NN ngày 30/3/2021 gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc xử lý sạt lở bờ sông Hiếu đoạn qua xã Châu Tiến, văn bản nêu rõ: “Hiện nay tình trạng sạt lở đã ở mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của 22 hộ dân, nguy cơ sạt lở QL48 đoạn qua xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu chiều dài khoảng 400m. Theo phản ánh của các hộ dân, nguyên nhân chính là do nhà máy thủy điện Châu Thắng có thiết kế cửa xả hướng thẳng vào khu dân cư nên khi vận hành xả lũ đã gây sạt lở”.
Qua tiếp xúc với người dân, họ khẳng định: “Trước đây dòng chảy của sông Hiếu hiền hòa, yên ả, người dân an tâm định cư ngay sát bên bờ. Có những thời điểm mưa lũ tràn về, nước dâng cao nhưng không chảy xiết, khó đoán như bây giờ. Kể từ khi thủy điện Châu Thắng đi vào hoạt động mọi thứ đã thay đổi, dòng chảy nay hung hãn hơn, ngày qua ngày càng lấn sâu vào khu vực dân sinh”.
Từ thực tế đó, người dân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị đến chính quyền các cấp. UBND huyện đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh và đề nghị chỉ đạo các sở, ngành hỗ trợ xác định nguyên nhân gây sạt lở, tuy nhiên qua các cuộc làm việc của các sở, ngành vẫn chưa đưa ra được kết luận cụ thể để trả lời các hộ dân dẫn đến một số hộ dân có biểu hiện bức xúc.
Ông Đặng Ngọc Phan, một hộ dân đã sống già nửa đời người bên bờ sông Hiếu bức xúc nói: “Tôi ở đây hơn 40 năm rồi, trước đây chẳng có vấn đề gì cả, từ lúc thủy điện Châu Thắng chính thức vận hành mới nảy sinh những sự cố bất thường. Hết lần này lượt khác bị sóng nước tác động liên hồi khiến nhà cửa, các công trình sinh hoạt nứt nẻ toang hoác, xuống cấp trầm trọng, rõ ràng tính mạng và tài sản của nhân dân không được đảm bảo ở thời điểm này. Chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị nhưng chưa được xử lý. Riêng gia đình tôi không cần thủy điện phải đền bù kinh phí, chỉ cần họ nhìn nhận đúng thực trạng qua đó có phương án gia cố, kè chắc chắn các điểm sạt lở để người dân an tâm sinh sống”.
Cùng tình cảnh với ông Phan, gia đình ông Phan Huy Ngọc cũng canh cánh lo sợ cảnh bị nước cuốn trôi lúc nào không hay, vừa bức xúc vừa lo lắng, ông Ngọc bộc bạch: “Gia đình tôi đang trong cảnh đi chẳng được mà ở cũng không xong khi mà móng nhà, nền nhà, sàn gạch đều nứt nẻ, xiêu vẹo hết cả, đến cả những bụi mét được trồng để gia cố cũng bị nước cuốn trôi từ lâu. Gian nan nhất lúc này là 2 căn nhà gỗ chẳng biết xử lý như thế nào, lâu nay nghiêng, đổ đến đâu thì chằng lại đến đó, lâu dài thực sự không ổn”.
Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn xã Châu Tiến, phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cũng đã có báo cáo UBND tỉnh vè việc kiểm tra, tham mưu xử lý sạt lở nói trên. Tại hiện trường, đoàn kiểm tra ghi nhận bờ sông Hiếu đoạn qua xóm Minh Tiến, xã Châu Tiến bị sạt lở mạnh, chân bờ sông bị nước cuốn xoáy sâu gây hỗng chân. Một số vị trí sạt lở ở mức nghiêm trọng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn về tính mạng và tài sản của các hộ dân. Tại những vị trí này, một số bui tre, mét và công trình phụ của các hộ dân đã bị đổ xuống sông, một số bị lún nghiêng, nền nhà, tường nhà dân trong khu vực xuất hiện nhiều vết nứt lớn. Chiều dài tuyến sạt lở khoảng 1km, trong đó có khoảng 400m sạt lở nghiêm trọng.
Theo điều 4, Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ban hành kèm Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì sạt lở nói trên được phân loại là sạt lở đặc biệt nguy hiểm.
Từ thực tế đó, năm 2019 phía Nhà máy thủy điện Châu Thắng đã có động thái cử người xuống kiểm tra tổng thể mức độ thiệt hại, để hỗ trợ cho một số hộ dân với tổng kinh phí khoảng 350 triệu đồng. Riêng hộ ông Phan Huy Ngọc bị nặng nhất, từ nguồn hỗ trợ 100 triệu gia đình tự xoay xở thuê mướn nhân công, khuân vác vật liệu, bỏ công suốt nhiều ngày trời mới tạm ổn nhưng về lâu dài cũng không thể yên tâm.
Trước diễn biến sạt lở ngày càng khó lường, trong năm 2022 huyện Quỳ Châu đã đứng ra vận động doanh nghiệp số tiền hơn 400 triệu đồng để vận động gia đình đi dời đến nơi an toàn nhưng ông Ngọc kiên quyết chối từ: “Chúng tôi sinh sống ở đây đã lâu, nay tuổi đã cao sức đã yếu xét thấy không có nhu cầu chuyển đi nơi khác. Nhà máy thủy điện Châu Thắng là tác nhân chính gây nên tình trạng sạt lở, họ phải có phương án thấu tình đạt lý để xử lý ổn thỏa vấn đề này”.
Dù đã nhiều lần kiến nghị và mong muốn các cấp chính quyền tìm ra nguyên nhân để có phương án tốt nhất đảm bảo an toàn cho người dân thoát khỏi tình trạng thấp thỏm, lo âu nhất là khi trời tối mùa mưa lũ về kết hợp với thủy điện xả lũ. Thế nhưng đến nay vẫn còn “án binh” khiến cho hàng chục hộ dân không thể “an cư” ngay chính trong ngôi nhà mình sinh sống lâu nay.
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu -
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng -
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" -
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
- Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam
- Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica
- Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng
- "Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộTổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầuCác nhà khoa học cảnh báo rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C mà các quốc gia đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đang bị đe dọa nghiêm trọng.
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên: Chuyển đổi số toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên xác định chuyển đổi số sẽ là động lực để phát triển và là hướng đi mới trong nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó thầy và trò nhà trường đã triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực: Tuyển sinh, dạy/học, quản lý và đào tạo…
-
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng(Tapchinongthonmoi.vn) - Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua (lượng mưa đêm 24/11 lên đến 800mm) gây ra rất nhiều điểm sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tuyến đường quốc lộ 40B đoạn qua xã Trà Bắc của huyện Bắc Trà My nhiều điểm bị sạt lở xuống nền gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
4 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
5 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa