Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Nghệ Bắc Kạn: sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh năm 2021

16:07 10/12/2021 GMT+7
Cây nghệ là cây trồng truyền thống được nông dân ở Bắc Kạn từ lâu đời. Trước đây người dân địa phương chỉ dùng để phục vụ gia đình. Nhưng từ năm 2010, tham gia chương trình OCOP củ nghệ đã bắt đầu trở thành hàng hóa chế biến thành nhiều sản phẩm và xuất bán ra thị trường trong và ngoài nước.

Đến nay, nghệ Bắc Kạn đã được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau và xuất bán ra thị trường trong và ngoài nước. Trong số những cơ sở chế biến nghệ nức tiếng ở Bắc Kạn đó chính là Công ty CP Nông sản Bắc Kạn.

Hiện Công ty này đã sản xuất ra 13 loại mặt hàng khác nhau từ củ nghệ, sản phẩm Tinh nghệ ở cả bột và dạng viên. Sản phẩm đã được bày bán ở tất cả 63/63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam

Tinh nghệ Bắc Kạn đã có mặt tại 6 nước gồm Ấn Độ, Ucraina, Đài Loan, Pháp, và đặc biệt là 2 thị trường khó tính, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nhất Thế giới là Mỹ và Nhật Bản.

Đặc biệt trong số đó sản phẩm tinh nghệ Bắc Kạn do công ty Cổ phần nông sản Bắc Kạn sản xuất đã nhận hàng loạt giải thưởng như sản phẩm nông nghiệp tiểu biểu toàn quốc; sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, sản phẩm OCOP 4 sao Băc Kạn.

Bên cạnh đó sản phẩm viên tinh nghệ mật ong của đơn vị này cũng là sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh. Cả hai sản phẩm tinh nghệ Bắc Kạn và viên tinh nghệ mật ong đều đang hướng tới mục tiêu đạt chứng nhận sản phẩm ocop 5 sao.

Đáng chú ý nhất chính là sản phẩm của Công ty CP Nông sản Bắc Kạn là đơn vị duy nhất ở Việt Nam sản xuất tỉnh nghệ được cấp giấy chứng nhận sản phẩm Oganic do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp. Điều đó đã khẳng định được tên tuổi và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp này.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới sản xuất theo quy trình hữu cơ và được tổ chức Oxfam hỗ trợ, Công ty đã quyết định áp dụng hệ thống GPS vào quá trình hoạt động và thành lập Ban điều phối, với mong muốn quản lý tổ nhóm cũng như giám sát nội bộ, từ đó cho ra những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Theo đó, khi hệ thống PGS đưa vào vận hành, nông dân, doanh nghiệp, khách hàng và cả các cơ quan chuyên môn... đều cùng tham gia vào quá trình giám sát chặt chẽ từ vùng nguyên liệu, thu hái, sơ chế, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. 

Với hệ thống PGS, trách nhiệm giữa nông dân và doanh nghiệp cũng được chia sẻ, đảm bảo chất lượng xuyên suốt chuỗi sản phẩm, tạo thuận lợi trong khâu bán hàng và tăng thu nhập cho người nông dân.

PV

 

.

TỪ KHÓA #Nghệ Bắc Kạn