Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Phổ biến Nghị định 91 sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng rừng

Công Duy - 13:24 31/07/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng rừng, tạo cơ sở pháp lý thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sáng 31/7 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến Nghị định 91 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 156 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì Hộị nghị.
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 91 tại điểm cầu Hà Nội.

Tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực Lâm nghiệp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để quản lý, khai thác đúng mục đích và hiệu quả 15,8 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng là hơn 14,8 triệu ha, đến nay các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 65 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp, bao gồm: 1 Luật, 16 Nghị định, còn lại là các Thông tư, Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quá trình triển khai thực hiện, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp đã bộc lộ những bất cập, hạn chế sau:

Chưa có quy định về điều chỉnh diện tích và phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng, điều chỉnh diện tích khu rừng phòng hộ hoặc chuyển loại giữa các khu rừng đặc dụng;

Chưa có quy định cụ thể về lập, thẩm định, phê duyệt dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; diện tích được xây dựng các công trình phục vụ kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng; lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng;

Pháp luật hiện hành quy định trình tự, thủ tục về giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, tuy nhiên việc triển khai trên thực tế rất khó khăn, do chưa có sự thống nhất về thủ tục hành chính giữa giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng; quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng còn bất cập, chưa giải quyết hết được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn;

Chưa có danh mục các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nguồn nước từ rừng; quy định phạm vi ảnh hưởng để xác định các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí có vị trí ngoài khu rừng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng; quy định điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng từ các cơ sở sản xuất thủy điện trong lưu vực liên tỉnh chưa thực sự hợp lý;…

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP là rất cần thiết.

Nghị định 91 sửa đổi, bổ sung với mục tiêu cụ thể hóa các quy định tại Luật Lâm nghiệp giao Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật; đồng thời điều chỉnh một số quy định hiện hành để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn, bổ sung những quy định mới đã được thực tiễn kiểm nghiệm; Góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp; Tạo cơ sở pháp lý thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghị định số 91/2024/NĐ-CP được kết cấu gồm: 4 Điều: Điều 1 (sửa đổi một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP); Điều 2 (Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản, phụ lục của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP); Điều 3 (Trách nhiệm tổ chức thực hiện); Điều 4 (Điều khoản thi hành).

Nghị định số 91/2024/NĐ-CP có một số điểm, khoản của 33 điều và bổ sung 01 điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP; bổ sung 03 Phụ lục (IA, VIII, IX) và thay thế 02 Phụ lục (II, VII); thay thế Nghị định số 83/2020/8NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ; cụ thể:

Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định về:

Một số giải thích từ ngữ; tiêu chí rừng tự nhiên, rừng trồng;

Thành lập khu rừng đặc dụng, phòng hộ; khai thác rừng đặc dung, phòng hộ và sản xuất;

Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện đề án, dự án và quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong phòng hộ, rừng sản xuất;

Kế hoạch Chuyển mục đích sử dụng rừng (CMĐSDR); trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừn. quyết định chủ trương CMĐSDR, thu hồi rừng, quyết định CMĐSDR;

Dịch vụ môi trường rừng; một số hoạt động được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng;

Bổ sung quy định về điều chỉnh chủ trương CMĐSDR sang mục đích khác.

Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ sẽ sớm triển khai Nghị định số 91 nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành Lâm nghiệp trong thời gian tới.

Một số nội dung chính được sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 91/2024/NĐ-CP

1. Bổ sung quy định về: Điều chỉnh tăng, giảm diện tích khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; chuyển loại rừng đặc dụng; về tiêu chí, trình tự thủ tục điều chỉnh phân khu chức năng của rừng đặc dụng;

2. Về quản lý hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng:

- Quy định cụ thể nội dung, trình tự phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí trong rừng; phân cấp thẩm quyền phê duyệt ở địa phương từ UBND cấp tỉnh bằng Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

- Bổ sung quy định cụ thể hơn lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng về: nội dung, thủ tục, cách thức thực hiện, tính điểm. Chủ dự án thuê môi trường rừng không phải thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trên diện tích thuê môi trường;

- Quy định cụ thể về quản lý các hoạt động xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng: Hướng tới quản lý rừng bền vững, có sự kiểm soát chặt chẽ thông qua quy định về quy mô, tỷ lệ phần trăm được phép xây dựng công trình trong các loại rừng và từng phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng; đồng bộ với quy định pháp luật về đất đai và xây dựng trong cấp phép xây dựng.

3. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng:

Nghị định đã quy định cụ thể, đầy đủ về trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng , thu hồi rừng, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để tháo gỡ được vướng mắc của NĐ 156/2018/NĐ-CP là thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất.

4. Chuyển loại rừng:

- Quy định đối tượng phải thực hiện xây dựng phương án chuyển loại rừng là các cơ quan, đơn vị tthuôc cơ quan nhà nước thay cho chủ rừng, cụ thể: UBND cấp huyện xây dựng phương án chuyển loại rừng đối với diện tích rừng của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, UBND cấp xã quản lý; Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng phương án chuyển loại rừng đối với diện tích rừng của chủ rừng là tổ chức, khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc UBND cấp tỉnh quản lý; Vườn quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng phương án chuyển loại rừng được giao quản lý;

- Giảm thời gian thực hiện TTHC từ 75 ngày làm việc xuống còn 50 ngày đối với trường hợp do địa phương phê duyệt; từ 45 ngày làm việc xuống còn 30 ngày đối với trường hợp do Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

5. Về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác:

- Thẩm quyền quyết định chủ trương CMĐSDR chỉ còn 1 cấp là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (không còn cấp Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ; HĐND quyết định chủ trương CMĐSDR gồm cả rừng tự nhiện và rừng trồng; không phân biệt về quy mô diện tích rừng để trình các cấp khác nhau);

- Đối với dự án dự án đầu tư có đề xuất CMĐSDR thuộc thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, HĐND cấp tỉnh thì Văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án đồng thời là chủ trương CMĐSDR của dự án;

- Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương CMĐSDR đơn giản về hồ sơ, giảm thời gian thực hiện TTHC (từ 50 ngày xuống 35 ngày);

- Quy định rõ tiêu chí dự án được CMĐSDR tự nhiên và đã được mở rộng hơn về đối tượng (Bổ sung dự án Khu công nghiệp, cụm công nghiệp);

- Bổ sung quy định mới về điều chỉnh chủ trương CMĐSDR.

5. Công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ và phát triển rừng:

- Việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Không phải thực hiện quy định về quyết định chủ trương CMĐSDR, quyết định CMĐSDR sang mục đích khác.

6. Về dịch vụ môi trường rừng:

- Bổ sung quy định về điều tiết phù hợp cho diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng:

Xác định số tiền cho 01ha rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng từ nhiều bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: Đối với diện tích rừng có số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ bình quân của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tùy theo đối tượng trên cùng địa bàn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức điều tiết phù hợp cho diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng tại các lưu vực có số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên.

- Bổ sung danh mục các cơ sở Công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước làm cơ sở để xác định cụ thể ngành nghề cơ sở công nghiệp có sử dụng nước để thực hiện nghĩa vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Luật Lâm nghiệp.

- Quy định cụ thể về vị trí của các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái có sử dụng dịch vụ môi trường rừng: “có vị trí nằm trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng hoặc có vị trí tiếp giáp với khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng”.

7. Quy định chuyển tiếp:

- Quy định các trường hợp về quyết định chủ trương CMĐSDR đã được thực hiện và đang thực hiện trước ngày Nghị định số 91/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì được thực hiện theo quy định hiện hành hoặc theo quy định của Nghị định này;

- Đối với cho thuê môi trường rừng đã ký hợp đồng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì được tiếp tục thực hiện theo thời gian của hợp đồng đã ký và nội dung quy định tại Nghị định này;

- Đối với hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, quyết định CMĐSDR đã được tiếp nhận, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện và hoàn thành trong thời gian 60 ngày kể từ ngày. Trường hợp không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Áp dụng rộng rãi dịch vụ hấp thụ Carbon rừng để tăng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng

Đồng tình cao với việc Nghị định số 91 được ban hành và sớm có hiệu lực thi hành để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực Lâm nghiệp, các đại biểu tham dự hội nghị đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có những văn bản hướng dẫn làm rõ thêm về việc phân cấp, phân quyền trong chuyển đổi diện tích sử dụng rừng; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng; các dự án liên quan đến rừng như: Chuyển đổi loại rừng, du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng, bán tín chỉ Carbon...

Ông Đỗ Ngọc Đoàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ nêu ý kiến: Về giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng nếu mà huyện và tỉnh đã có kế hoạch hoặc quy hoạch thì ngành Nông nghiệp sẽ không để tránh chồng chéo trong làm quy hoạch…

Ông Đỗ Ngọc Đoàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ đề nghị: Cần sớm có văn bản hướng dẫn Nghị định để địa phương triển khai.

Ông Hà Minh Quý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đề nghị: Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng yêu cầu phải có văn bản chấp thuận chủ trương hoặc quyết định chủ trương chuyển mục đích trồng rừng của các dự án. Tuy nhiên trên thực tế ở Bắc Giang, có những trường hợp đối với hộ gia đình, cá nhân được giao đất rừng và có sổ đỏ đất nông nghiệp từ trước đây nhưng theo quy định thì không có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, chuyển đổi mục đích rừng thì giải quyết như thế nào? vấn đề này cần có văn bản hướng dẫn để địa phương có căn cứ triển khai.

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, sau 2 năm rưỡi với 4 lần được lấy ý kiến Chính phủ và 18 Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nghị định số 91 đã được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 18/7/2024 bổ sung một số điều của Nghị định số 156. Nghị định số 91 bao gồm nhiều nội dung, có phạm vi áp dụng rộng, đối tương liên quan đa dạng. Nghị định đi vào cuộc sống sẽ tháo gỡ những vướng mắc các quy định mà thực tiễn còn thiếu, chưa phù hợp liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp, để ngành ngày càng đóng nhiều hơn nữa cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường.

Làm rõ thêm về dịch vụ lưu trữ Carbon rừng, ông Trần Quang Bảo cho biết: Dịch vụ rừng và lưu trữ hấp thụ Carbon rừng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đồng bộ hóa với quy định của ngành Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính. Trong thời gian tới, Cục Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ, ngành liên quan để tiếp tục áp dụng rộng rãi dịch vụ hấp thụ Carbon rừng để tăng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng. Trên cơ sở kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm sẽ sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết và tổ chức tập huấn đối với từng lĩnh vực được phân giao để các địa phương triển khai, đưa Nghị định vào thực tiễn trong thời gian sớm nhất.

*THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 81/2014/QĐ-TTG

Phát thải, giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và mối liên hệ với thị trường carbon
(Tapchinongthonmoi.vn) - Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải khí CO2 hoặc khí CO2 tương đương. Tín chỉ carbon được coi như một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng nhất định khí CO2tđ, có thể là CO2 hoặc khí nhà kính khác (CH4, N2O). Mỗi doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất đều có một định mức về lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường.