Nghịch lý người nuôi lỗ lớn, giá thịt lợn ở chợ vẫn cao
Người chăn nuôi lỗ nặng
Là người chăn nuôi lợn đã từ nhiều năm nay, anh Nguyễn Đức Trọng ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên cho biết, trước đây trại chăn nuôi của anh có đến vài trăm đầu lợn thịt mỗi lứa. Song từ sau Tết Nguyên đán đến nay, lợn nuôi trong trại của anh giảm hẳn. Hiện anh chỉ duy trì 4 đôi lợn nái và khoảng 30 con lợn thịt, không dám tăng đàn vì giá bán quá thấp.
“Trại nuôi đã tiết giảm mọi chi phí để chăn nuôi có lãi cao hơn, nhưng giá lợn giảm thấp từng ngày khiến nguồn lực khó trụ vững. Dù chủ động được nguồn con giống nên chi phí đầu vào được giảm đáng kể, nhưng giá thức ăn vẫn cao, chi phí thuốc men phòng chống dịch, chi phí chăm sóc, chuồng trại…không thể thiếu, nên cộng các khoản để nuôi 1 con lợn đạt trọng lượng 100kg mất đến trên 5 triệu đồng. Với giá bán như hiện nay, trại đang lỗ từ 300.000 – 400.000 đồng/con nên càng nuôi nhiều lỗ càng lớn”, anh Trọng cho biết.
Cùng cảnh với anh Trọng nhưng ở mức độ thấp hơn, anh Đỗ Văn Bình ở Đông Anh, Hà Nội cho biết, vừa bán 1 lợn thịt 90kg sau gần 6 tháng nuôi với giá 48.000 đồng/kg, nên chỉ thu về được hơn 4,3 triệu đồng. Trong khi đó, tiền giống đã phải bỏ ra 2,8 triệu đồng, thức ăn và tiêm phòng dịch gần 2 triệu đồng, đó là chưa tính công chăm sóc, tiền điện, nước… nên lỗ nặng mà không biết kêu ai. “Tôi treo chuồng hoặc sẽ nuôi loài khác có kinh tế hơn”, anh Bình ngán ngẩm.
Nhu cầu tiêu thụ giảm thấp
Với giá lợn hơi thấp như hiện nay ai cũng nghĩ giá thịt bán tại các chợ, siêu thị sẽ giảm sâu, nhu cầu sử dụng thịt sẽ tăng lên nhưng thực tế lại khác. Khảo sát tại các siêu thị và chợ truyền thống tại Hà Nội ngày 22/3 cho thấy, giá thịt các loại dù có giảm so với dịp Tết Nguyên đán vừa qua, song mức giảm không đáng kể và vẫn duy trì ở mức quá cao so với giá lợn hơi.
Cụ thể, giá thịt heo tại một số siêu thị tại Hà Nội vẫn đang ở trong khoảng 60.000 - 150.000 đồng/kg. Thịt chân giò, nạc vai đang có giá bán 88.000 đồng/kg và 96.000 đồng/kg; thịt 3 chỉ 120.000 đồng/kg; sườn các loại 95.000 đồng/kg; thịt thăn 100.000 đồng/kg và thịt xay có giá 95.000 đồng/kg. Trong khi đó tại các chợ dân sinh, giá thịt lợn dao động trong khoảng từ 80.000 - 125.000 đồng/kg. Thịt 3 chỉ 110.000 đồng/kg; sườn non 125.000 đồng/kg, thịt nạc vai, chân giò đang là 95.000 đồng/kg…
Đáng chú ý là tại các siêu thị và các chợ truyền thống dịp này lượng tiêu thụ thịt lợn giảm rõ rệt. Trước đây, chỉ khoảng 10 giờ sáng là các quầy thịt đã gần như bán hết, nhưng hôm nay cho đến 11 giờ trưa lượng thịt tại các quầy vẫn còn khá nhiều, số người mua thịt lợn rất ít.
Anh Đinh Tiến Thắng, bán thịt tại chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, từ hơn 1 tháng nay lượng thịt bán ra ở chợ này giảm, tốc độ tiêu thụ rất chậm nên mỗi ngày các tiểu thương phải giảm bớt lượng nhập từ đầu mối mới mong bán hết được hàng.
“Trước và sau Tết có ngày tôi bán cả tạ thịt nhưng gần đây ngày nhiều chỉ bán được khoảng 40kg. Số người bán trong chợ vẫn vậy và lượng thịt nhập về đã giảm đi, giá bán cũng đã hạ hơn trước nhưng nhu cầu của người dân rất thấp, có thể do người dân hạn chế chi tiêu hoặc họ có nhu cầu mua các loại thực phẩm khác”, anh Thắng chia sẻ.
Dân buôn vẫn lãi đậm
Tìm hiểu lý do từ nhiều người nội chợ cho thấy, nhu cầu về thịt lợn và các loại thực phẩm khác vẫn là không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, họ tiếp nhận thông tin thời gian gần đây giá thịt lợn hơi giảm rất mạnh, nhưng giá bán thịt lợn tại các siêu thị, chợ dân sinh giảm không đáng kể nên đã không khuyến khích tiêu dùng. Bởi lẽ, ngoài thịt lợn trên thị trường còn nhiều loại thịt khác giá rẻ và đủ chất dinh dưỡng để cho họ lựa chọn.
Như vậy việc giảm nhu cầu về thịt lợn có phần nguyên nhân ở giá bán đến tay người tiêu dùng. Theo tính toán từ nhiều chuyên gia cũng như tiết lộ từ một số người buôn bán thịt lợn, giá thịt lợn khó giảm sâu do tốn quá nhiều chi phí. Đặc biệt, qua mỗi khâu trung gian, 1 kg thịt lợn từ chuồng nuôi đến chợ đã tăng giá từ vài chục đến vài trăm %.
Vì từ khi thu mua tại chuồng nuôi đến cơ sở giết mổ, giá thịt sẽ cộng thêm chi phí vận chuyển, giết mổ và kiểm dịch từ 200.000 – 300.000 đồng/con. 100 kg lợn hơi qua giết mổ sẽ thu được khoảng trên 70kg thịt móc hàm để bán cho người bán lẻ với mức từ giá từ 90.000 – 100.000 đồng/kg. Như vậy, chỉ qua thu mua và giết mổ 1 con lợn, người buôn đã có lãi tiền triệu. Tương tự, tiểu thương bán lẻ khi pha lợn ra các phần thịt có giá bán khác nhau, mức giá chênh lệch tiếp tục cao hơn là điều dễ hiểu.
Chăn nuôi và tiêu thụ theo hướng mới?
Từ thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ thịt lợn hiện nay, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho rằng, sở dĩ vẫn có tình trạng khủng hoảng nguồn cung thiếu - thừa thịt lợn là do công tác quy hoạch chưa bài bản. Đặc biệt, khâu chế biến và tiêu thụ thịt lợn chưa tổ chức được hệ thống, nên giữa giá lợn hơi đến thịt lợn thành phẩm vẫn chênh lệch rất cao, các khâu trung gian ăn lãi quá nhiều trong suốt quá trình này.
“Đơn cử như tiểu thương bán thịt tại các chợ, hiện nay do nhu cầu thấp nên họ cũng không nhập nhiều hàng để bán, ước tính vào khoảng 30 – 40kg/ngày nên khó lấy số lượng để bù cho giá bán. Tuy nhiên, nếu tính số lãi của 1 tiểu thương mỗi ngày khiêm tốn chỉ khoảng 300.000 đồng, chia cho lượng thịt bán ra sẽ thấy giá mỗi cân thịt đã tăng thêm trên 10.000 đồng”, ông Thủy tính toán.
Với giá bán lợn tại chuồng quá rẻ như hiện nay, ông Thủy cho rằng nhiều người nuôi đứng trước tình trạng phá sản, trực tiếp dẫn đến việc không còn dư địa cho chăn nuôi lợn hộ gia đình. Bởi giá thành chăn nuôi mô hình hộ gia đình đang ở mức từ 54.000 – 56.000 đồng/kg lợn hơi; giá thành tại các trang trại và các tập đoàn sẽ dao động từ 52.000 – 54.000 đồng/kg nhưng giá bán chỉ được từ 48.000 – 50.000 đồng/kg sẽ không thể tránh khỏi thua lỗ. Các mô hình trang trại hay các tập đoàn chăn nuôi lớn nếu may mắn và tính toán kỹ mới đủ sức cầm cự.
Do đó, trong bối cảnh mức tiêu thụ thịt thấp như hiện nay, khi nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người dân đang giảm xuống (còn 23,5kg/năm và còn có thể giảm tiếp) để chuyển sang các loại thực phẩm khác như hải sản, gia cầm và thịt bò… về dài hạn người nuôi cần cơ cấu lại đàn lợn của mình.
Cụ thể, đây là lúc người chăn nuôi phải nhìn lại và củng cố hệ thống chuồng trại theo phương pháp đệm lót sinh học. Phương pháp này vừa giảm ô nhiễm môi trường, vừa đẩy lùi đến 70% nguy cơ dịch bệnh - thường là khoản thua lỗ rất lớn cho người nuôi trong nhiều năm qua. Cùng với đó, người nuôi nên chuyển hướng sang chăn nuôi giống lợn bản địa, vì loại lợn này sẽ tận dụng được các nguồn thức ăn dư thừa, hoặc thức ăn dễ dàng được chế biến từ các loại cây có hạt như ngô, đậu tương… ít nhiều được gieo trồng từ nguồn đất đai sẵn có.
Đối với khâu tổ chức chăn nuôi, phân phối thịt lợn, ông Thủy cho rằng nên quy hoạch lại việc phân khu nguồn cung và chia phân khúc tiêu dùng. Hướng mới sẽ là để các tập đoàn chăn nuôi tổ chức nuôi và xuất khẩu thịt lợn; các trang trại nuôi và cung cấp thịt lợn cho siêu thị; để mô hình chăn nuôi theo hộ gia đình cung cấp thịt cho các chợ dân sinh hay các khu vực sở tại.
Ngoài ra, trong những lúc nguồn cung dồi dào, cơ quan quản lý cần tổ chức thu mua lợn cho người nuôi trên mức giá thành, đưa mặt hàng thịt lợn vào diện dự trữ từ 6 - 8 tháng để ổn định thị trường. Cùng với đó, nhà nước cần có chính sách giảm bớt khâu trung gian, hạn chế nhập khẩu thịt lợn mát để đảm bảo cho người nuôi có lãi và người tiêu dùng được hưởng nguồn thực phẩm thiết yếu theo đúng giá trị thật./.
Theo VOV
-
Thực phẩm Tứ Phương – đơn vị sản xuất và phân phối giò chả uy tín tại Nghệ Tĩnh -
Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0 -
Chuỗi siêu thị của WinCommerce ở Nghệ An đa dạng hàng hóa với nhiều ưu đãi dịp Tết -
Thịt mát MEATDeli tiếp tục được vinh danh Top 10 Tin dùng Việt Nam 2023
- WinCommerce cải tạo và mở mới 120 siêu thị, cửa hàng trong tháng cuối năm 2023
- Chuỗi bán lẻ WinCommerce với nhiều ưu đãi cho khách hàng dịp cuối năm
- Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ hỗ trợ các địa phương thu gom xử lý pin, chất thải rắn
- Thay đổi hành vi người tiêu dùng để động vật hoang dã không tuyệt chủng
- Nhiều chương trình khuyến mại nhân dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh
- Tăng cường năng lực kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết