Người dân Bến Tre kiến nghị khắc phục ô nhiễm nguồn nước kênh Xáng
Từ khi đập tạm ở ấp 2 được đắp để ngăn mặn, nguồn nước ở kênh Xáng ô nhiễm trầm trọng, nước đen bốc mùi hôi thối, rác ùn ứ, khiến cá chết nhiều.
Từ tháng Hai đến nay, hơn 1.000 hộ dân ấp 1, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre) bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ nguồn nước kênh Xáng ô nhiễm, không thể sử dụng để tưới tiêu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân trong ấp.
Theo người dân phản ánh, nguyên nhân nguồn nước ô nhiễm là do đập tạm được đắp ngăn mặn ở ấp 2 (cùng xã Sơn Đông) chặn dòng chảy lâu ngày khiến nước không lưu thông được. Người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng ô nhiễm đến các cấp chính quyền địa phương từ xã đến thành phố nhưng đến nay tình trạng vẫn chưa được giải quyết.
Người dân ấp 1 cho biết, trước đây, nguồn nước ở kênh Xáng không bị ô nhiễm. Người dân sống dọc kênh sử dụng nguồn nước này để tưới tiêu, chăn nuôi. Từ khi đập tạm ở ấp 2 được đắp để ngăn mặn, nguồn nước ô nhiễm trầm trọng, nước đen bốc mùi hôi thối, rác ùn ứ, khiến cá chết nhiều.
Gia đình ông Huỳnh Xuân Sơn trước đây nuôi khoảng 200 con lợn. Nguồn nước cho lợn uống, vệ sinh chuồng trại đều được ông Sơn bơm lấy trực tiếp từ kênh Xáng lên để sử dụng. Gần nửa năm nay, máy bơm của gia đình ông không hoạt động, nước để phục vụ chăn nuôi phải lấy từ nguồn nước máy.
“Trước kia, mỗi tháng gia đình sử dụng khoảng 500.000 đồng tiền nước máy nhưng từ khi phải dùng nước máy để phục vụ chăn nuôi, gia đình tôi tốn mỗi tháng 2 triệu đồng tiền nước. Chi phí quá cao nên tôi bán bớt phần lớn đàn lợn, không dám nuôi nhiều,” ông Sơn cho biết.
Theo ông Nguyễn Thanh Triều, trước đây, các phòng trọ của gia đình ông đều có người đến thuê ở. Thế nhưng từ khi nước kênh bị ô nhiễm bốc mùi hôi thối, muỗi xuất hiện nhiều, khiến người thuê phòng bỏ đi. Người ở lại, cửa phòng lúc nào cũng đóng kín.
Bà Lê Thị Ngọc Dung, Trưởng ấp 1 cho biết, toàn ấp có 1.181 hộ dân sinh sống đều bị ảnh hưởng bởi nguồn nước này. Đa số người dân ở đây đều làm nông nghiệp, chăn nuôi. Nhưng nguồn nước ô nhiễm, người dân không thể chăn nuôi, trồng trọt.
Cũng theo bà Dung, trước đây, ấp chưa có trường hợp nào bị bệnh sốt xuất huyết nhưng vài tháng gần đây đã có 5 trường hợp bị sốt xuất huyết. Vì nước tù đọng, nhìn dưới nước chỗ nào cũng thấy lăng quăng, buổi tối muỗi rất nhiều.
Người dân cho biết đã nhiều lần phản ánh tình trạng ô nhiễm này đến các cấp chính quyền nhưng vẫn không được giải quyết. Mong muốn của người dân lúc này là chính quyền sớm trả lại hiện trạng nguồn nước như trước kia.
“Xã Sơn Đông là xã nông thôn mới nhưng môi trường nước ô nhiễm như vậy không thể chấp nhận được,” ông Nguyễn Văn Khởi bức xúc.
Đập tạm ngăn mặn ở ấp 2, xã Sơn Đông được xây dựng nhằm ngăn mặn không cho ảnh hưởng đến nguồn nước thô cung cấp cho Nhà máy nước Sơn Đông vào đầu năm 2020.
Ông Nguyễn Thuần Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Đông, cho biết người dân ở địa phương rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm ở kênh Xáng và đã phản ánh nhiều lần với UBND xã. Thời gian qua, UBND thành phố Bến Tre và đại diện UBND tỉnh đã đến làm việc với xã về hướng giải quyết ô nhiễm ở kênh Xáng.
Trước mắt vẫn giữ đập tạm, không tháo dỡ đập. Vì nếu tháo đập, nguồn nước ô nhiễm sẽ chảy ra sông Mã, ảnh hưởng đến nguồn nước thô cung cấp cho Nhà máy nước Sơn Đông (nhà máy nước cung cấp nước sạch cho tỉnh Bến Tre).
Phương án được đưa ra là khơi thông dòng chảy cho nguồn nước thoát ra sông Bến Tre để xả bớt nguồn nước tù đọng. Đợi khi có trận mưa lớn mới tháo dỡ đập tạm cho nguồn nước từ kênh Xáng trôi nhanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước Sơn Đông.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thuần Vũ, đến thời điểm này, việc giải thoát nguồn nước ô nhiễm ở kênh Xáng vẫn chưa được thực hiện, gây bức xúc kéo dài trong người dân. Địa phương mong cấp trên sớm xử lý dứt điểm để người dân ổn định cuộc sống./.
-
Hôm nay tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam -
Ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam -
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 -
Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao
- Giá trị xuất khẩu cao su tăng cao, dự kiến kim ngạch đạt trên 10 tỷ USD
- Bộ Nội vụ phản bác thông tin không chính xác về chế độ chính sách đối với cán bộ
- Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Thủ đô đến năm 2030
- Thu gần 7 tỷ USD, rau củ Việt Nam đạt kỷ lục xuất khẩu
- Sắp xếp bộ máy: Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chung
-
Bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm ViệtĐể ngăn chặn tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng đến thương hiệu sâm quý Việt Nam, nhất là sâm Ngọc Linh, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam hay Lai Châu là những địa phương sở hữu giống sâm quý này đang vào cuộc quyết liệt, nỗ lực bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm Việt Nam.
-
'3 bám, 4 cùng' để góp phần xây dựng vùng biên giàu mạnhThời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang luôn tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khu vực biên giới chăm lo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giúp người dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
-
“Ký ức và niềm tin”: Câu chuyện của những người línhSắp xếp theo ba chủ đề: “Sẵn sàng lên đường”; “Niềm tin chiến thắng” và “Ngày trở về”, trưng bày “Ký ức và niềm tin” dẫn lối người xem theo những câu chuyện và thước phim sống động về những người lính cụ Hồ.
-
Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động, sáng ngày 20/12, Tạp chí Nông thôn mới phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức trao tặng quà cho Hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Na Hang.
-
Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân độiTổng Bí thư nêu rõ quan điểm, điều kiện tiên quyết để Quân đội nhân dân tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đó là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân.
-
Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt NamSáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
-
Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metanTheo chủ trương của Chính phủ, các doanh nghiệp đã và đang hiện thực hoá cam kết của Chính phủ tại COP 26 - phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những hành động này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, sản xuất xanh, mà còn tạo dựng hình ảnh và vị thế với đối tác khách hàng, nhất là thị trường xuất khẩu.
-
Hôm nay tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt NamNổi bật trong lễ kỷ niệm là Chương trình sử thi nghệ thuật với thời lượng hơn 30 phút, gồm các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, khái quát toàn bộ lịch sử ra đời, chiến đấu, chiến thắng của Quân đội.
-
Tạo động lực mới cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòngChia sẻ về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, đối tác Hoa Kỳ và Pháp đều bày tỏ mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
-
Quyền lợi của người lao động khi bị điều chuyển công việc khác so với hợp đồng lao độngKhi tiếp nhận lao động vào làm việc tại công ty ở một vị trí nhất định, doanh nghiệp có được phép chuyển lao động sang một vị trí khác không? Nếu được, thì lao động sẽ bị chuyển trong thời gian bao lâu? Chế độ tiền lương thế nào…? Những thắc mắc này đã được các chuyên gia về lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội giải đáp.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội