Nhiều đóng góp thiết thực để nhiệm kỳ tới gặt hái thành công
Bà Nguyễn Thị Mạnh Hiền - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hiệp Hoà: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2018 -2023, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân.
Nhiệm kỳ 2018 -2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức; song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang các cấp Hội Nông dân trong tỉnh luôn tích cực, chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 13/13 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, trong đó có một số chỉ tiêu đạt cao như: Phát triển hội viên (276%), xây dựng mô hình kinh tế tập thể (208%), số hộ nông dân đạt danh hiệu SXKD giỏi (155%)... Để nối tiếp những thành công đó trong nhiệm kỳ 2023-2028 trong Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cần quan tâm một số giải pháp như:
Một là: Cần xây dựng Chương trình, Kế hoạch cụ thể phù hợp với thực tế của tỉnh để tập trung tuyên truyền, giáo dục, làm cho cán bộ, hội viên, nông dân nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò chủ thể của giai cấp nông dân, về Đảng, về tổ chức Hội; phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, tương thân, tương ái, khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật...
Hai là: BCH luôn đổi mới nội dung trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Hội theo hướng thiết thực, hướng về cơ sở, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của hội viên, nông dân.
Ba là: Thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉ đạo hoạt động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, khơi dậy động lực thu hút hội viên nông dân tích cực tham gia.
Bốn là: BCH cần chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp để có chủ trương, biện pháp phát triển mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn; tập trung phát triển hợp tác xã nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu, với lợi thế của địa phương; Nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với nhu cầu, lợi ích của các thành viên; tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Ông Nguyễn Đức Tỉnh - Chủ tịch HND thành phố Bắc Giang: Hội Nông dân với công tác bảo vệ môi trường góp phần xây dựng thành phố Bắc Giang phát triển theo hướng xanh, thông minh.
Ô nhiễm môi trường ngày nay đã không chỉ còn là nguy cơ, mà thực tế đang ngày càng nghiêm trọng hiện hữu. Ở thành phố thì khói bụi giao thông, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, rác thải; ở nông thôn thì rác thải sinh hoạt, chất thải gia súc, chất thải công nghiệp, làng nghề, vỏ đựng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng đô thị hóa, biến đổi khí hậu... Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường là những thách thức cùng với sự phát triển không ngừng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì vai trò, vị trí của tổ chức Hội Nông dân ngày càng được khẳng định.
Với vai trò trung tâm và nòng cốt trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội Nông dân thành phố Bắc Giang tiếp tục tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ thực trạng trên, Hội Nông dân thành phố Bắc Giang đã chủ động phối hợp với Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố xây dựng kế hoạch phối hợp về công tác Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố, đồng thời đã đề xuất và được UBND thành phố phê duyệt, triển khai mô hình về xây dựng bể chứa rác thải thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng.
Sau khi được giao, Hội Nông dân thành phố đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành khảo sát, rà soát lắp đặt 279 thùng đựng vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật bằng bê tông cốt thép đặt trên các cánh đồng thuộc 09 phường, xã với tổng kinh phí 498,8 triệu đồng. Các thùng thu gom rác được lựa chọn, bố trí vị trí phù hợp, điểm đặt bể thuận tiện đường giao thông, phân bố hợp lý giữa các cánh đồng, thuận lợi cho người nông dân khi tiến hành pha chế, tránh xa nguồn nước sinh hoạt, xa khu dân cư, ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và có thể di chuyển đi nơi khác khi không có nhu cầu sử dụng tiếp.
Sau khi đưa vào hoạt động, các bể chứa rác thuốc bảo vệ thực vật đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân, nâng cao ý thức vai trò trách nhiệm về bảo vệ môi trường, từ đó hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Hội Nông dân thành phố thường xuyên chỉ đạo các cơ sở Hội và phát động cán bộ, hội viên nông dân tham gia các hoạt động thể dục, thể thao theo gương Bác Hồ và thực hiện vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm, khu dân cư vào ngày chủ nhật hàng tuần. Đồng thời chỉ đạo thành lập và duy trì hoạt động 11 mô hình câu lạc bộ “Nông dân với công tác bảo vệ môi trường” ở các phường, xã với 375 thành viên.
Ngoài ra Hội Nông dân thành phố còn phối hợp với Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ - Sở Khoa học và công nghệ tỉnh, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thành phố tổ chức 25 buổi hội thảo, thăm quan mô hình, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; trồng hoa chất lượng cao, rau an toàn, phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và vệ sinh môi trường tới 3.063 lượt hội viên nông dân.
Trong thời gian tới, Hội Nông dân thành phố tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn cho cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thay đổi hành vi và thái độ về bảo vệ môi trường cho các thành viên mô hình; hướng dẫn và vận động hội viên nông dân thu gom, phân loại rác thải ngay tại gia đình. Đồng thời, tiếp tục duy trì nhân rộng và thành lập các mô hình câu lạc bộ, tổ tự quản về bảo vệ môi trường.
Ông Lê Bá Thành – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang: Công tác phối hợp giữa Sở nông nghiệp và PTNT với Hội Nông dân tỉnh trong xây dựng sản phẩm OCOP, tôn vinh sản pshẩm nông nghiệp tiêu biểu góp phần phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn tỉnh Bắc Giang
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa; Là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.
Chương trình tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu nhằm ghi nhận công sức, tài năng, sự cần cù sáng tạo của các hộ nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp đã tạo ra những sản phẩm hàng hoá nông nghiệp với chất lượng, giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm cho xã hội, có khả năng phát triển.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tỉnh Bắc Giang đã xác định phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng thế mạnh của các địa phương trong tỉnh là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong phát triển nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tỉnh ủy đã ban hành Chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 xác định “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phát triển toàn diện nông thôn; tập trung phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng thế mạnh các địa phương và của tỉnh”; UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Hội Nông dân các cấp là nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, giai đoạn 2022-2025”. Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân Việt Nam xây dựng Chương trình phối hợp về việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025. Đây chính là cơ sở quan trọng để Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch phối hợp thực hiện giữa 2 ngành.
Từ năm 2018 đến nay, hai cơ quan đã tổ chức lồng ghép hàng trăm buổi tuyên truyền, phổ biến nội dung các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về vai trò của Hội Nông dân đối với sự phát triển kinh tế; đăng 1.000 tin, bài viết, phóng sự, phát 1.500 cuốn cẩm nang tuyên truyền về chương trình và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang. Sở đã phối hợp với Hội Nông dân tư vấn, phát triển mới 23 sản phẩm, củng cố 21 sản phẩm OCOP theo Đề án do UBND tỉnh phê duyệt; Tổ chức 20 lớp tập huấn cho 1.570 lượt học viên về chương trình OCOP; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap gắn với sản xuất theo chuỗi giá trị cho trên 102 nghìn hội viên; tư vấn, hướng dẫn nông dân thành lập 97 hợp tác xã, luỹ kế toàn tỉnh có 687 hợp tác xã nông nghiệp; Ký chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025; phối hợp tổ chức tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang lần 2, 3 với 47 lượt sản phẩm.
Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được đẩy mạnh, toàn tỉnh đã có 205 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 31 sản phẩm đạt 4 sao và 174 sản phẩm 3 sao, đưa Bắc Giang xếp thứ 2 khu vực Trung du Miền núi phía Bắc, thuộc tốp đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, trong đó đã có 10 sản phẩm được xuất khẩu, 56 sản phẩm vào chuỗi cửa hàng, siêu thị; doanh thu các sản phẩm OCOP đạt trên 626 tỷ đồng, mang lại giá trị kinh tế cao cho các chủ thể, người nông dân. Đặc biệt tỉnh 01 sản phẩm (vải thiều Hồng Xuân Lục Ngạn) tiềm năng 5 sao cấp quốc gia và 01 sản phẩm điểm du lịch nông thôn (Du lịch sinh thái, văn hoá Bản Ven) đã tạo sức lan tỏa lớn trong phát triển du lịch nông thôn (thu hút 5 nghìn lượt khách/tháng) tạo tiền đề cho sản xuất nông nghiệp chuyển từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị.
Đến nay Nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang phát triển nhanh và toàn diện trong điều kiện không gian ngày càng thu hẹp; tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2018-2022 bình quân đạt 2,86%/năm, dự kiến năm 2023 đạt 2,46% (gấp gần 2,5 lần kế hoạch đề ra). Hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như vùng trồng cây ăn quả trên 51 nghìn héc ta, vùng rau an toàn trên 12 nghìn héc ta; nhiều sản phẩm đứng tốp đầu cả nước như đàn lợn gần 1 triệu con đứng thứ 4 toàn quốc, đàn gia cầm gần 20 triệu con đứng thứ 5 toàn quốc. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đứng thứ nhất khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 4 miền Bắc, đóng vai trò quan trọng là trụ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo sự ổn định.
Ông Lương Ngọc Duy - Chủ tịch Hội nông dân huyện Sơn Động: Công tác phối hợp với ngân hàng hỗ trợ hội viên nông dân vay vốn góp phần xây dựng củng cố tổ chức Hội Nông dân vững mạnh ở vùng đồng bào dân tộc miền núi
Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong huyện luôn nhận thức được tầm quan trọng của công tác ủy thác vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng mà chủ yếu là Ngân hàng Chính sách xã hội; ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với các hộ hội viên nghèo, các đối tượng chính sách, hội viên dân tộc thiểu số, đó là một trong những động lực góp phần thúc đẩy vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo cho các hộ hội viên có vốn phát triển sản xuất, ổn định đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Trong nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân huyện Sơn Động đã tập trung cao trong việc chủ động phối hợp với hệ thông ngân hàng, đặc biệt là ngân hành Chính sách Xã hội; ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hội Nông dân huyện quản lý 17 cơ sở Hội, có 124 chi hội với hơn 12.221 hội viên nông dân, trong đó hội viên là người dân tộc thiểu số chiếm trên 53%, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Với số dư nợ, Hội Nông dân huyện Sơn Động đã triển khai phối hợp tín chấp đến nay có 6.447 hộ vay với tổng số tiền trên 458 tỷ đồng, đã góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế có thu nhập ổn định, xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Công tác phối hợp giữa ngân hàng với Hội Nông dân đã tạo ra một nguồn động lực mạnh mẽ trong các hoạt động của tổ chức chính trị xã hội nói chung và phong trào Hội Nông dân nói riêng, tác động thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nhất là trong chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Sơn Động.
Với những đóng góp thực tế, thiết thực của các Đại biểu tham dự Đại hội tin tưởng rằng trong nhiệm kỳ lần thứ X, 2023-2028 Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang sẽ gặt hái được nhiều thành công, là chỗ dựa vững chắc để hội viên nông dân, nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ vươn lên làm giàu ngay trên chính quê hương mình.
-
Thái Nguyên: Nhiều phần quà thiết thực được trao cho người dân vùng lũ thông qua Hội -
Hội ND Tuyên Quang tiếp nhận hỗ trợ từ hơn 100 tổ chức, cá nhân trong cả nước -
Xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống, thu nhập cho nông dân; để nông thôn thực sự là miền quê đáng sống -
Kiên Giang lần đầu kết nối giới thiệu sản phẩm Ocop đến người tiêu dùng
- Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam ký hợp tác đào tạo nghề cho lao động thôn Bến Tre
- Ninh Thuận: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tỏi tươi, tỏi khô
- Lâm Đồng: Phê duyệt đề án Hội Nông dân phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến 2030
- Bài 2: Viên gạch nghĩa tình "nở hoa" trên thủ phủ khoáng sản
- Hữu Lũng: 100 cán bộ Hội cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ
- Tham gia giám sát Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn
- Đoàn công tác Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam thăm, làm việc tại Bến Tre
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3