Trong khuôn viên khu cách ly Ma Lù Thàng (Lai Châu), vẫn nhộn nhịp tiếng nói cười của gần 100 công dân nhập cảnh về nước.
Dịch bệnh Covid -19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới, để ngăn chặn dịch lây lan vào nước ta, thời gian qua nơi tuyến đầu biên giới Lai Châu, những “chiến sĩ áo trắng” đã thầm lặng cùng các lực lượng khác ngày đêm nỗ lực kiểm soát người nhập cảnh từ bên kia biên giới về nước, thực hiện tốt việc cách ly tạm thời, ngăn ngừa dịch xâm nhập vào địa bàn.

Nhà cách ly tạm thời trên tuyến biên giới Lai Châu, nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng. Từ ngày tỉnh Lai Châu xiết chặt quản lý xuất nhập cảnh để phòng, chống dịch Covid-19, cửa khẩu trở lên vắng lặng. Thế nhưng trong khuôn viên khu cách ly, vẫn nhộn nhịp tiếng nói cười của gần 100 công dân nhập cảnh về nước và các lực lượng làm việc, trong đó có các y, bác sĩ đến từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, quân y biên phòng và đội ngũ cán bộ y tế cơ sở.
Chị Vàng Thị Thảo, một công dân cách ly tại Khu cách ly tạm thời, Cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ chia sẻ: “Tôi đi sang bên Trung Quốc chơi với bạn bè bên đó. Về đây cách ly là mình vì cộng đồng, vì tất cả mọi người và vì người thân của mình thôi. Trong thời gian tôi ở khu cách ly, tất cả các anh đã đối xử rất tốt và nhiệt tình. Công việc chăm sóc cũng rất tốt và khi về tôi sẽ nói với người thân của mình là phải đeo khẩu trang, với lại ít đi ra ngoài tiếp xúc nơi đông người”.
Hiện nay tại khu cách ly tạm thời, Cửa khẩu Ma Lù Thàng có 8 cán bộ y tế, được chia làm 3 ca trực trong ngày. Công việc chính của đội ngũ cán bộ y tế tại đây là hàng ngày kiểm soát, tiếp nhận công dân Việt Nam nhập cảnh về nước để đưa về quản lý, theo dõi và chăm sóc y tế tập trung. Hàng ngày các công dân trong khu cách ly đều được tổ chức thăm khám, kiểm tra thân nhiệt và tuyên truyền cách phòng dịch. Sau gần một tháng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tại khu vực cửa khẩu, dù công việc bận rộn, đối mặt với nguy cơ nhiễm dịch cao, nhưng các cán bộ y tế nơi đây vẫn lạc quan với công việc của mình.
Y sĩ Lý Kin Dùng, cán bộ Trạm y tế xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, người làm việc trực tiếp tại khu cách ly tạm thời, cửa khẩu Ma Lù Thàng cho biết: Cứ 7 giờ sáng là đội ngũ cán bộ y tế và các lực lượng trực đến từng phòng tổ chức khám và đo thân nhiệt cho từng người. Dù hàng ngày phải đối mặt với nhiệm vụ nguy hiểm, nhưng đội ngũ y, bác sĩ tại đều quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
“Hiện tại trong khu cách ly này chưa có trường hợp nào đặc biệt, nhưng khi đi làm tôi và mọi người vẫn chủ động đeo khẩu trang, mặc đồng phục, trang phục bảo hộ. Sau khi ra khỏi phòng cách ly thì phải thay bỏ khẩu trang, đồ mà mình sử dụng thì bỏ đi, ra khỏi phòng thì rửa tay chân bằng xà phòng hoặc sát trùng nhanh. Anh em cũng thực hiện các bước vệ sinh trước khi mình về nhà, nhưng gia đình cũng có một chút lo ngại, nhưng chúng tôi vẫn động viên gia đình tại khu cách ly vẫn chưa có biểu hiện gì”.

Tại Khu Liên hợp cửa khẩu Ma Lù Thàng, nơi làm thủ tục xuất nhập cảnh, những ngày qua đội ngũ y, bác sĩ đến từ Khoa Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu luôn chủ động với công việc kiểm dịch ban đầu. Dù là lực lượng đầu tiên tiếp xúc với các công dân nhập cảnh về nước, với các điều kiện bảo hộ còn hạn chế, nhưng họ đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để thực hiện nhiệm vụ. Các công dân khi về nước đều được kiểm tra bằng hệ thống đo thân nhiệt từ xa, máy đo thân nhiệt cầm tay và được tuyên truyền, hướng dẫn cách đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn y tế đúng cách.
Bác sĩ Nguyễn Quang Minh, Khoa Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu cho biết: “Trạm liên hợp cửa khẩu Ma Lù Thàng trong đó có lực lượng y tế và lực lượng biên phòng. Anh em đã tổ chức phối hợp chặt chẽ về công tác thực hiện khai báo y tế và vận chuyển các trường hợp nhập cảnh để cách ly. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác phòng, chống dịch thì toàn thể các anh em lực lượng bên y tế cũng đã nỗ lực, không quản ngại khó khăn để thực hiện nhiệm vụ. Dịch bệnh tuy rất nguy hiểm, nhưng anh em cũng đã thực hiện nghiêm việc nâng cao ý thức về công tác phòng hộ”.
Được thành lập từ đầu tháng 2, đến nay khu cách ly và kiểm soát dịch bệnh, cửa khẩu Ma Lù Thàng đã tiếp nhận gần 100 công dân Việt Nam nhập cảnh về nước và được tổ chức cách ly an toàn tại khu cách ly tạm thời. Ngoài ra, đội ngũ y tế tại đây đã thực hiện các biện pháp kiểm soát phòng dịch, đảm bảo an toàn cho hàng chục công dân Trung Quốc từ Việt Nam về nước. Trong đó, đội ngũ y tế đã kịp thời phát hiện gần chục công dân Việt Nam khi về nước xuất hiện các triệu chứng của dịch như ho, sốt, khó thở… để thực hiện cách ly, chuyển tuyến điều trị.

Ông Vũ Ngọc Phẩm, Phó trưởng Ban phụ trách, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết: Dù điều kiện bảo hộ khó khăn do thiếu thốn về trang thiết bị y tế phòng hộ, phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, nhưng đội ngũ y, bác sĩ đang làm việc tại Khu cách ly cửa khẩu Ma Lù Thàng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công dân ở khu cách ly đều được theo dõi, chăm sóc kỹ lưỡng về sức khỏe hàng ngày để đảm bảo kịp thời phát hiện nếu mắc bệnh.
“Chúng tôi đã thực hiện phương châm chỉ đạo của Trung ương là “4 tại chỗ”, tất cả những nhân lực, vật lực hiện có là đã được sử dụng hết. Về trang thiết bị như máy đo thân nhiệt tự động, máy để đo thân nhiệt hành khách cầm tay, trang thiết bị phòng, chống dịch cho các lực lượng làm nhiệm vụ ở đây vẫn còn thiếu. Kiểm tra y tế thông thường, nếu mà hành khách có virus trong người thì sẽ rất dễ lây qua. Nhân lực cũng thiếu nên cũng rất khó khăn cho các lực lượng làm việc trực tiếp, đặc biệt là đội ngũ y tế tiếp xúc trực tiếp với hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc về”.
Đến nay, tỉnh biên giới Lai Châu chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm bệnh Covid-19. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương, trong đó phải kể đến sự đóng góp của đội ngũ y, bác sĩ trên tuyến đầu biên giới, nơi cửa khẩu Ma Lù Thàng. Dù là làm nhiệm vụ kiểm dịch y tế tại Khu Liên hợp hay chăm sóc, thăm khám tại khu cách ly tạm thời, nhưng các cán bộ y tế nơi đây đều đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trở thành lá chắn sống đẩy lùi dịch bệnh./.
- Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay sẽ kéo dài gần bằng nghỉ Tết Quý Mão
- Xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng đến lấy nước ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Đại lễ cầu Quốc thái dân an tại chùa Viên Quang
- Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023
- Tháng 2/2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc Bộ
- Năm 2023 Bộ Nội vụ sẽ rà soát, xây dựng hàng loạt văn bản liên quan đến công chức, viên chức
- Báo chí phải nhanh, nhạy, chính xác, chuyên nghiệp, sát với thực tiễn hơn
-
Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí tại các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiChiều 7/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với Ủy ban Dân tộc về công tác dân tộc, việc thực hiện chính sách dân tộc và quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2022.
-
Người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồngDu lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đang phát triển mạnh tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Nhiều nơi đã thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.
-
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên cả nướcBộ Giao thông vận tải vừa ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX).
-
Tiếp tục triển khai thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đuaChiều ngày 7/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Hội đồng nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thốngPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 7/2/2023 về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống.
-
Chuẩn hóa vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung QuốcCục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong năm nay sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ chuẩn hóa vùng trồng để có thể xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đối với chanh leo, khoai lang, ớt, một số cây có múi và dừa.
-
Chủ tịch Quốc hội: Có thể làm việc cả ngày nghỉ, giờ nghỉ để hoàn thiện Luật Đất đaiÔng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để xem xét nội dung rất quan trọng là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho kịp tiến độ.
-
Hơn 3.000 công dân ở Nghệ An lên đường nhập ngũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2023, tỉnh Nghệ An được Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao gọi 3.102 công dân nhập ngũ với 16 đơn vị nhận quân. Nghệ An chốt quân số, phát lệnh gọi nhập ngũ vào Quân đội 3.257 công dân (chính thức 3.102 công dân, dự phòng 155 công dân).
-
Sau Tết, giá mít Thái tăng hơn 20.000 đồng/kgHiện nay, giá mít Thái tại tỉnh Đồng Tháp tăng trở lại sau Tết và có giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với đầu tháng 1/2023.
-
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng caoGiá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày 5/2 đã tăng 15 USD/tấn so với cuối tháng trước. Cụ thể, loại 5% tấm giao dịch ở 473 USD/tấn, gạo 25% tấm 453 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vài năm qua.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh