Quốc hội nghe báo cáo tổng kết cuộc bầu cử ‘rất đặt biệt’
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là cuộc bầu cử rất đặc biệt, một sự kiện chính trị quan trọng thu hút sự quan tâm của Nhân dân cả nước và quốc tế, đã thành công rất tốt đẹp.
Một cuộc bầu cử rất đặc biệt
Theo đó, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công rất tốt đẹp. Với tỉ lệ 99,60% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu, Ngày bầu cử 23/5/2021 đã thực sự trở thành Ngày hội lớn của toàn dân.
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là cuộc bầu cử rất đặc biệt, một sự kiện chính trị quan trọng thu hút sự quan tâm của Nhân dân cả nước và quốc tế. Đặc biệt, cuộc bầu cử diễn ra trong khó khăn, thử thách, khi mà cùng lúc vừa phải tổ chức cuộc bầu cử thành công, đúng pháp luật, vừa phải bảo đảm an toàn trong điều kiện phòng, chống đại dịch COVID-19 và thực hiện tốt nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống và an toàn cho người dân.
Vào thời điểm gần sát Ngày bầu cử, đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại lần thứ 4 với diễn biến nhanh hơn, biến thể virus mới mạnh hơn và nguy hiểm hơn. Đến Ngày bầu cử, đại dịch COVID-19 đã lây lan nhanh trên địa bàn ở 30 tỉnh, thành phố, gây tác động rất nặng nề về mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, nhiều nơi phải thực hiện yêu cầu nghiêm ngặt về giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa xã hội.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết cuộc bầu cử được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, thống nhất, sát sao, toàn diện, đồng bộ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự vào cuộc, chung sức đồng lòng, đoàn kết thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân và cử tri cả nước.
Cuộc bầu cử lần này có số lượng cử tri lớn nhất từ trước đến nay, với gần 70 triệu lá phiếu tại 84.914 khu vực bỏ phiếu, cử tri đã lựa chọn trong số gần 450.000 người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp để bầu những người thực sự tiêu biểu, xứng đáng cả về phẩm chất, đạo đức và năng lực, trí tuệ đại diện cho mình tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương.
Trong bối cảnh khó khăn, tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều cử tri ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, phương tiện đi lại khó khăn hoặc đang phải điều trị hoặc thực hiện cách ly y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng vẫn tự nguyện, hăng hái, tích cực tham gia bỏ phiếu. Vì vậy, tỉ lệ cử tri đi bầu cử lần này rất cao, đạt 99,60% tổng số cử tri cả nước.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, công tác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử thể hiện sự chủ động, quyết liệt, sát sao, trách nhiệm, sáng tạo, thể hiện sự quyết tâm, đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở trong triển khai công tác bầu cử.
Với ý thức trách nhiệm cao và tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã hoàn thành tốt việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đối với các địa phương và cơ quan, tổ chức hữu quan, bảo đảm kịp thời, chi tiết, cụ thể, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với bối cảnh tình hình thực tế của địa phương qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho địa phương trong tổ chức thành công cuộc bầu cử.
Việc thành lập và hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử được thực hiện kịp thời, bảo đảm số lượng, thành phần theo đúng quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Bầu cử, các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương được thành lập, gồm: 63 Ủy ban bầu cử cấp tỉnh; 682 Ủy ban bầu cử cấp huyện; 10.195 Ủy ban bầu cử cấp xã; 184 Ban bầu cử đại biểu Quốc hội; 1.059 Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; 6.188 Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện; 69.474 Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã và 84.914 Tổ bầu cử. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương đã xây dựng kế hoạch công tác, phân công các thành viên và triển khai các công việc chuẩn bị tổ chức cuộc bầu cử theo từng lĩnh vực cụ thể và theo địa bàn.
Công tác nhân sự, hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử được triển khai bài bản, dân chủ, khách quan, thận trọng, khoa học, bảo đảm nguyên tắc và quy trình, thủ tục.
Đối với nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội, căn cứ quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 người. Đối với nhân sự ứng cử đại biểu HĐND các cấp, tỉ lệ ứng cử viên đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện là nữ, người dân tộc thiểu số, trẻ tuổi, ngoài đảng ở nhiều địa phương đều đạt và cao hơn quy định
Việc lập, niêm yết danh sách cử tri được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, rà soát, cập nhật kịp thời, bảo đảm quyền bầu cử của công dân. Số cử tri trong danh sách bầu cử đại biểu Quốc hội là 69.523.277 cử tri; số cử tri trong danh sách bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh là 69.522.419 cử tri; số cử tri trong danh sách bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện là 65.104.277 cử tri; số cử tri trong danh sách bầu cử đại biểu HĐND cấp xã là 60.799.050 cử tri.
Việc vận động bầu cử được tổ chức linh hoạt, sáng tạo, bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật, bình đẳng giữa những người ứng cử. Nhiều địa phương đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử theo hình thức trực tiếp kết hợp với kết nối trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.
Công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ, sáng tạo, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng tin, bài về công tác bầu cử trong giai đoạn này đã tăng 5,8 lần so với trước. Từ ngày 17/5/2021 đến 11h00 ngày 23/5/2021, trên không gian mạng có 56.116 bài viết, bài chia sẻ, bình luận liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đặc biệt, trong ngày 23/5/2021, số lượng tin, bài về bầu cử chiếm tỷ lệ trung bình 31% tổng số tin, bài của các báo, đài.
Công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm tuyệt đối; quán triệt đầy đủ, nghiêm túc, triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong công tác bầu cử. Lực lượng Công an đã xây dựng, triển khai phương án bố trí, phân công 123.047 cán bộ, chiến sĩ bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn 100% khu vực bỏ phiếu trong Ngày bầu cử. Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo nắm, dự báo đúng tình hình, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các Bộ, ngành chức năng chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang bị, dự kiến phương án xử lý các tình huống để bảo vệ cuộc bầu cử.
Công tác xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử được tiến hành chủ động, kịp thời, nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật. Số vụ việc khiếu nại, tố cáo về bầu cử, nhất là các đoàn đông người, phức tạp giảm nhiều, số lượng đơn thư gửi Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ bằng 18% so với kỳ bầu cử trước; số vụ việc khiếu nại, tố cáo về bầu cử được Hội đồng bầu cử quốc gia tiếp nhận từ ngày 12/5/2021 (10 ngày trước Ngày bầu cử) đến ngày 4/6/2021 (10 ngày sau Ngày bầu cử) là 35 đơn, bằng 9,8% so với cùng thời điểm ở kỳ bầu cử trước.
Công tác giám sát, kiểm tra về bầu cử được coi trọng, triển khai bài bản, theo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức 3 đợt kiểm tra, giám sát trong thời gian chuẩn bị bầu cử và ngay trước, trong Ngày bầu cử, đảm bảo hầu hết các tỉnh, thành phố được kiểm tra, giám sát theo đúng quy định.
Công tác tham mưu, phục vụ bầu cử chuyên nghiệp, trách nhiệm, chủ động và kịp thời. Kinh phí bầu cử, cơ sở vật chất – kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm cho cuộc bầu cử được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, phục vụ tốt nhất cho cuộc bầu cử. Công tác thi đua, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử được tổ chức sâu rộng, kịp thời, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.
Có thể nói, với tỉ lệ 99,60% cử tri đi bầu cử, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Với kết quả bầu được 499 đại biểu Quốc hội, cơ bản bầu đủ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, khẳng định công tác nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng, dân chủ, đúng quy định của pháp luật.
Năm bài học kinh nghiệm
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết từ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Quốc hội đã rút ra năm bài học kinh nghiệm.
Thứ nhất, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc, sự tin tưởng, đồng thuận của Nhân dân, ý thức trách nhiệm của công dân, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị đối với công tác bầu cử là yếu tố quyết định, bảo đảm chắc chắn cho thành công của cuộc bầu cử.
Thứ hai, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy Đảng đối với công tác chuẩn bị bầu cử là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cuộc bầu cử. Song song với đó là sự quyết liệt, sâu sát, chủ động, sáng tạo trên cơ sở kế thừa bài học kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước đây của Hội đồng bầu cử quốc gia, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố trong quá trình tổ chức thực hiện; sự phân công, hợp tác tích cực, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác bầu cử tạo sự thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở.
Thứ ba, thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền sâu, rộng, có trọng tâm, trọng điểm đến mọi người dân với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, nội dung phong phú trong từng giai đoạn chuẩn bị, kết hợp các phương thức truyền thống với ứng dụng tối đa công nghệ thông tin hiện đại. Bảo đảm sự công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, bình đẳng trong từng công việc chuẩn bị bầu cử; phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trong việc vận động khuyến khích người dân, cử tri cả nước tham gia vào các bước trong quá trình bầu cử để tạo không khí tin tưởng, phấn khởi đối với cuộc bầu cử, nâng cao ý thức, trách nhiệm chính trị của công dân tham gia xây dựng bộ máy nhà nước, chính quyền các cấp.
Thứ tư, bảo đảm thực hiện tốt quy trình nhân sự; từ việc hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử, lấy ý kiến cử tri về người ứng cử, vận động bầu cử để lựa chọn được những ứng cử viên xứng đáng, đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định. Đặc biệt, quán triệt quan điểm công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và công tác chuẩn bị nhân sự cho Quốc hội, HĐND các cấp có mối quan hệ mật thiết, mang tính tổng thể, liên thông và có tính kế thừa. Lựa chọn thành viên tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương có năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm, nắm vững luật pháp về bầu cử, thành thạo công việc, giữ vững nguyên tắc trong việc bỏ phiếu, việc kiểm phiếu; làm tốt công tác tập huấn nghiệp vụ bầu cử cho các tổ chức phụ trách bầu cử, nhất là các Tổ bầu cử.
Thứ năm, chủ động nắm bắt tình hình, bám sát địa bàn cơ sở; chuẩn bị đầy đủ phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và y tế; kiên quyết đấu tranh với các phần tử cơ hội, phản động để bảo vệ thành công cuộc bầu cử; phối hợp chặt chẽ các lực lượng an ninh, quốc phòng, dân phòng và sự ủng hộ của Nhân dân để bảo đảm an toàn tuyệt đối cuộc bầu cử; giải quyết tốt các đơn, thư khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử và nhân sự ứng cử viên. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo về tiến độ triển khai công tác bầu cử; thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời chỉ đạo, giải quyết những vướng mắc, khó khăn ở địa phương, cơ sở; thực hiện tốt công tác bảo đảm về cơ sở vật chất, kỹ thuật, chế độ tài chính.
(Theo Chính phủ)
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình -
Nghị quyết Chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội -
Tổng Bí thư làm trưởng ban chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số -
Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024
- Tròn 80 năm quân đội ra đời: Bản hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh
- Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội
- Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- Tạo động lực mới cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng
- Phát biểu của Tổng Bí thư tại Đại hội IX Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
- Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024Năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thách thức với Sơn La như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường… Đặc biệt, cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Sơn La ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật.
-
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024Trong năm 2024, cà phê, hạt điều là những mặt hàng nông sản tăng trưởng tích cực về xuất khẩu thu về 4-5 tỷ USD.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cựcTrong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
-
“Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng của VinamilkQuy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
-
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu họcCuối năm 2024, MobiFone chính thức ra mắt sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 mang tên English Beat – Primary.
-
Thêm gần 100 sản phẩm của tỉnh Phú Thọ được công nhận OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PT NN) Phú Thọ cho biết: Năm 2024, tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao do UBND cấp huyện quyết định công nhận và 5 sản phẩm hạng 4 sao do UBND tỉnh quyết định công nhận.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội