Sức sống ở làng nghề trăm tuổi
Những cây cói vươn lên từ bãi bồi trong công cuộc quai đê lấn biển, qua bàn tay khéo léo của người nông dân huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) đã tạo nên những sản phẩm hữu ích phục vụ cho cuộc sống. Kỳ công từ khi chọn nguyên liệu đến sự tỉ mỷ trong từng công đoạn, những người thợ lành nghề đã thổi hồn cho mỗi sản phẩm có sức cạnh tranh góp mặt tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cây làm giàu ở đất Kim Sơn
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, hàng trăm năm quai đê lấn biển, người dân Kim Sơn đã tạo nên những cánh đồng cói mênh mông trên những bãi bồi với tầng tầng những cây cói xếp dài. Từ bao đời nay, cây cói đã trở thành một phần cuộc sống của những con người cần cù nơi vùng đất nắng gió này. Tiếp nối truyền thống cha anh, từ những năm 1954, lớp lớp thế hệ người dân Kim Sơn đã lấn biển, mở đất canh tác. Sau 6 lần quai đê đã đạt tổng diện tích khoảng 4.000ha, tạo ra gần 200ha làm đất trồng cói và lập ra các xã mới như: Kim Trung, Kim Tiến, Kim Hải…
Theo chia sẻ của người dân nơi đây, cây cói có chu kỳ sinh trưởng tựa cây lúa. Cói chiêm thu hoạch vào dịp tháng Năm, cói mùa vào dịp tháng Mười (âm lịch). Lúc hoa nở trắng trên những bãi bồi ven biển cũng là lúc nông dân bắt đầu cắt cây cói ngoài đồng về. Quy trình trồng cói cũng giống như cây lúa: cày, xới, phơi ải, tháo nước, cấy cói, rồi làm cỏ, sục bùn, bón phân… Cói tươi thu hoạch về được chẻ nhỏ, phơi khô và đem ra chợ bán, rồi từ đó dệt thành chiếu hoa và các sản phẩm từ cói.
Để tăng năng suất, vùng trồng cói cũng được đầu tư hệ thống thuỷ lợi. Bởi vậy, năng suất của cây cói đồng hiện nay đạt khoảng 5-10 tấn cói khô/1ha. Một lần cấy cói, có thể cho 4-5 lần thu hoạch. Bởi vậy cây cói cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Mặt khác, cói là nguyên liệu tạo công ăn việc làm cho những làng nghề dệt cói. Từ cây cói đã hình thành nên những làng nghề nổi tiếng như: Thượng Kiệm, Kiến Thái, Đồng Đắc, Yên Bình, Yên Lộc, Tây Bắc, Văn Hải, Mỹ Hợp, Tân Khẩn…
Với khẩu hiệu “lúa lấn cói”, “cói lấn sú vẹt”, “sú vẹt lấn biển” cây cói đã theo bước chân những người lấn biển trở thành cây công nghiệp tiên phong, mang đến giá trị kinh tế, góp một phần không nhỏ để phát triển kinh tế, văn hoá và du lịch của tỉnh Ninh Bình.
Vang danh trên thị trường quốc tế
Làng nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng cói và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói. Sống trong cái nôi của làng nghề cói truyền thống, những người thợ cói Kim Sơn với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa đã tạo ra rất nhiều sản phẩm từ cói đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước.
Chiếu cói Kim Sơn và những sản phẩm được làm từ cây cói là truyền thống trăm năm của mảnh đất Kim Sơn. Những sản phẩm này đã trở nên nổi tiếng cả trong và ngoài nước với chất lượng tốt, độc đáo, gần gũi với cuộc sống và thiên nhiên. Sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên mỗi người dân đều có đầy đủ tố chất của một người thợ thủ công lành nghề. Nhờ đôi bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, sự nhanh nhạy và đam mê nghề nghiệp đã giúp cho họ đáp ứng được những đòi hỏi dù là khắt khe của nghề. Các thế hệ nối tiếp đã tạo dựng nên nghề trồng, chế biến cói ở huyện Kim Sơn được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Ông Đoàn Lan, một người cao tuổi ở huyện Kim Sơn, cho biết: “Trải qua thời gian biến cố của lịch sử, qua bao khó khăn, thăng trầm nhưng người dân Kim Sơn rất yêu nghề, sáng tạo trong lao động. Chính vì thế những mẫu mã mới chúng tôi đều làm được và thích ứng với thị trường như ngày nay”.
Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kỹ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói… cho đến khâu cuối cùng là đan và hoàn thiện sản phẩm. Điển hình như kỹ thuật sử dụng keo polyester phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm, nhất là trong quá trình xuất khẩu ra nước ngoài. Nhờ đó, sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hiện tất cả các làng, xã của huyện Kim Sơn đều tham gia chế biến cói, trong đó có 20 làng nghề cói được cấp bằng công nhận làng nghề với hơn 5.000 doanh nghiệp, cơ sở và hộ cá thể tham gia trồng cói. Để có những mẫu mã đẹp, đáp ứng thị hiếu khách hàng, các doanh nghiệp sản xuất cói cũng đã biết phối hợp chặt chẽ với phía đối tác để lên ý tưởng và thiết kế mẫu mã. Sau đó, những mẫu thiết kế này sẽ được đặt hàng nhờ các nghệ nhân làng nghề làm thử và khi đạt tiêu chuẩn sẽ hướng dẫn, giao cho các hộ gia đình sản xuất hàng loạt rồi chuyển đến doanh nghiệp gia công lại lần cuối.
Các doanh nghiệp sản xuất cói mỹ nghệ ở Kim Sơn không chỉ nhạy bén về thị trường, mà còn biết khéo léo kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống với công nghệ mới trong sản xuất. Bởi vậy đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của đối tác, kể cả những đơn hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hay buộc phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. Cho đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Các nước thuộc Liên Xô cũ, Đan Mạch, Na Uy, Nhật Bản, Trung Quốc…
“Người dân chúng tôi đặc biệt rất yêu nghề. Bản thân mình sinh ra trên mảnh đất này nên càng thấy mến trọng và yêu nghề. Đồng thời mình đóng góp xây dựng cho quê hương thì mình càng phải cố gắng cùng với bà con để giữ và phát triển nghề truyền thống”, ông Đoàn Lan tự hào cho biết.
Hiện tất cả các làng, xã của huyện Kim Sơn đều tham gia chế biến cói, trong đó có 20 làng nghề cói được cấp bằng công nhận làng nghề với hơn 5.000 doanh nghiệp, cơ sở và hộ cá thể tham gia trồng cói.
Ninh Sơn
-
Lập Hội đồng Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nghề thủ công mỹ nghệ -
Hưng Yên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với các làng nghề truyền thống -
Người giữ lửa, tiếp sức cho làng nghề làm đường phèn -
Hà Nội: 350 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu tham gia triển lãm
- Hà Tĩnh đặt mục tiêu “chinh phục” ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững
- Làng nghề Phú Vinh: Lưu truyền tinh hoa từ mây, tre
- Nghệ nhân luôn đau đáu với việc lưu giữ tinh hoa làng gốm cổ
- Giữ trọn hồn riêng Gốm Phù Lãng ở xứ sở Kinh Bắc xưa
- Nghệ An tham gia “Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024” tại Hà Nội
- “Nổi tiếng một thời” nghề làm nón làng Thổ Ngọa
- Những làng nghề nồng đượm hương vị Tết
-
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính thăm, tặng quà Tết cho nông dân tại Huế, Quảng Trị(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong hai ngày 13-14/1, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính đã thăm, trao quà Tết của tổ chức Hội cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025.
-
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai ChâuNgày 14/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíMục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức.
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoạiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới trong năm thứ 18 liên tiếp, chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Với kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị, khẳng định sức mạnh của ngành Điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thịTổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị.
-
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mớiThủ tướng cho biết bước sang năm mới 2025, Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai