
Tiếp tục đổi mới toàn diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Cùng dự Hội nghị có ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh, các ban xây dựng Đảng của tỉnh; lãnh đạo Hội Nông dân các cấp của tỉnh Hưng Yên. Hội nghị nhằm tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023.
Theo báo cáo của Hội Nông dân (ND) tỉnh Hưng Yên, năm 2022, các cấp Hội tỉnh Hưng Yên đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên nông dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Hội cấp trên, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh để phát động các phong trào thi đua yêu nước, đạt được những kết quả tích cực:
Cán bộ, hội viên nông dân tỉnh Hưng Yên đã thực hiện tốt các chỉ đạo của T.Ư Hội NDVN, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; triển khai có hiệu quả các phong trào hoạt động do Hội và các cấp, các ngành phát động. Công tác vận động nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững được các cấp Hội Nông dân trong tỉnh triển khai qua việc chú trọng thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Các hoạt động hỗ trợ nông dân như vốn, chuyển giao KHKT, dạy nghề, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ mới theo chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn chất lượng từ đó tạo động lực thúc đẩy phong trào phát triển cả về bề rộng và chiều sâu.
Trong năm đã có 73.580 hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi, có 152.324 lượt hội viên nông dân sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm đăng ký, cam kết đảm bảo an toàn VSTP; phối hợp giúp đỡ 1.050 hộ thoát nghèo; hỗ trợ các hộ khó khăn trên 4.842 triệu đồng tiền mặt; 6.875 ngày công; cây, con, lương thực trị giá trên 4.220 triệu đồng và có 18 Câu lạc bộ sản xuất, kinh doanh giỏi được thành lập.
Công tác vận động nông dân tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường được các cấp Hội ND trong tỉnh chú trọng thực hiện, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với tổng số tiền đóng góp trên 8.667 triệu đồng; 9.322 ngày công; hiến 28.940m2 đất; đường giao thông được làm mới, sửa chữa 73km; khối lượng đào đắp 4.572m3; số cầu cống đã làm mới, sửa chữa 54 chiếc...
Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Hưng Yên đã tích cực chỉ đạo Hội Nông dân các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04, 05, 06 của Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN (Khoá VII) về đẩy mạnh xây dựng chi hội Nông dân nghề nghiệp, tổ hội Nông dân nghề nghiệp; về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên; về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Năm 2022, Hội ND các cấp đã kết nạp được 3.200 hội viên mới, đạt 106% so với chỉ tiêu giao đưa tổng số hội viên trong toàn tỉnh lên 215.534 hội viên; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội và kiến thức mới cho 329 lượt cán bộ chuyên trách; cán bộ chi hội, tổ hội được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, phương pháp công tác Hội là 1.212 người.

Công tác Thi đua - khen thưởng được Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên phát động, triển khai ngay từ đầu năm bằng việc phối hợp tổ chức ký kết giao ước thi đua với các đơn vị trong khối, chủ trì hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2022 giữa Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh... Qua triển khai đã có nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được các cấp biểu dương, khen thưởng, điển hình là: Có 1 hội viên nông dân vinh dự được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; có 4 nông dân vinh dự được Ban Chấp hành Trung ương Hội tặng Bằng khen; có 2 trong tổng số 100 "Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022 đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước... Bên cạnh đó các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng được các cấp Hội ND tỉnh triển khai đạt kết quả, tiêu biểu như: Hội thi ”Nhà nông đua tài” cấp tỉnh lần thứ V năm 2022, tham gia và đạt giải Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc” lần thứ V năm 2022 tại TP. Hải Phòng; Hội thi ”Nông dân tìm hiểu pháp luật” năm 2022 ...
Việc đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh được các cấp Hội trong tỉnh chú trọng thực hiện, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã tích cực chỉ đạo Hội ND các cấp tăng trưởng nguồn vốn từ ngân sách và huy động hội viên nông dân tiết kiệm xây dựng nguồn vốn cho Quỹ HTND các cấp trong tỉnh. Kết quả, năm 2022 đã tăng trưởng được 8.211,34 triệu đồng, đạt 182,5% kế hoạch giao.
Ngoài ra, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với các ngành chức năng và tham mưu giúp Tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2022. Tổ chức nhiều các hoạt động như quảng bá và tiêu thụ sản phẩm; công tác tư vấn, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và các hoạt động khác được các cấp Hội Nông dân trong tỉnh thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, đạt kết quả cao, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên, nông dân trong tỉnh….
Phát biểu tại hội nghị, ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN ghi nhận và đánh giá cao những kết quả công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Hưng Yên đã đạt được trong thời gian qua, khẳng định sự đóng góp của cán bộ, hội viên, nông dân vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thành tích chung của Hội Nông dân Việt Nam năm 2022.

Để công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023 và những năm tiếp theo hoạt động ngày càng hiệu quả, Chủ tịch Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Hưng Yên cần tập trung làm tốt một số việc:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền vận động để các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, của Hội NDVN đến với đông đảo hội viên nông dân một cách thiết thực, hiệu quả nhất. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, thông qua các hoạt động thiết thực để mang lại quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên, nông dân.
Thứ hai, đổi mới phương pháp tập hợp hội viên nông dân trên cơ sở gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên nông dân, lấy lợi ích chính đáng và giải quyết những khó khăn, bức xúc của nông dân làm nội dung hoạt động của Hội. Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc củng cố chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp đã có, đẩy mạnh xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp mới. Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, không ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hội các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thứ ba, tập trung nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, tham gia tích cực các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ, Trung ương MTTQ Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh phát động. Các cấp Hội ND tỉnh Hưng Yên cần tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào, thể hiện rõ hơn vai trò của tổ chức Hội trong hướng dẫn nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, nòng cốt là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Hội cần có trách nhiệm trong việc hỗ trợ các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi duy trì, phát huy, phát triển mạnh thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ. Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi phải là phong trào mũi nhọn, hàng đầu, cần thường xuyên tổ chức cho hội viên nông dân tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Hội ND các cấp trong tỉnh phải trở thành cầu nối, tạo dựng niềm tin giữa những người nông dân, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với doanh nghiệp, HTX, với nhà khoa học để tạo mối liên kết bền vững trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Thứ tư, Hội ND tỉnh cần đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh, phát triển các hình thức kinh tế tập thể. Đó là tư vấn trợ giúp pháp lý; hỗ trợ về vốn, dạy nghề, chuyển giao KHKT, chuyển đổi số trong nông nghiệp; về kết nối; hỗ trợ vật tư đầu vào; xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản... Xây dựng nhiều mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với người dân để phát triển vùng nguyên liệu, tạo ra những sản phẩm chủ lực có chất lượng cao phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.
Thứ năm, Hội ND tỉnh Hưng Yên cần thực hiện và chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, tích cực nắm bắt tình hình thực tiễn đời sống, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân, kịp thời, trực tiếp tham mưu, phối hợp tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong đời sống và sản xuất, kinh doanh của hội viên nông dân. Tham gia thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở góp phần xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; củng cố liên minh công nhân, nông dân, trí thức thông qua các hoạt động liên kết, hợp tác sản xuất, kinh doanh.
Thứ sáu, Ban Chấp hành Hội ND tỉnh Hưng Yên tập trung chỉ đạo công tác chuẩn bị, tổ chức tốt Đại hội các cấp, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến công tác văn kiện và nhân sự của Đại hội. Văn kiện Đại hội phải bám sát nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của Hội NDVN. Công tác nhân sự cần chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, đúng quy trình, quy định, thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng để bầu vào BCH Hội ND các cấp. Đại hội Hội ND các cấp phải thực sự trở thành ngày hội của tổ chức Hội ND và giai cấp Nông dân.
Cũng tại Hội nghị, Hội ND các huyện, thị xã, thành phố đã ký giao ước thi đua 2023. Nhân dịp này, có 2 tập thể, 2 cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu trong các phong trào thi đua tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2022 được Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen; Hội Nông dân tỉnh cũng khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022.
-
Nghệ An: Phong trào “Viên gạch nghĩa tình” được hưởng ứng mạnh mẽ
-
T.Ư Hội Nông dân Việt Nam bàn giao mô hình trồng sầu riêng theo GAP tại Bến Tre
-
Hội Nông dân tỉnh Hà Nam: Đẩy mạnh các phong trào thi đua thu hút hội viên nông dân
-
Trung ương Hội NDVN bàn giao vật tư hỗ trợ mô hình thâm canh chè VIETGAP
- Thái Nguyên: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân
- Nghệ An: Trang bị kiến thức bảo vệ môi trường, sử dụng nước sạch cho nông dân
- Xây dựng Hội Nông dân thành phố Hà Nội ngày một vững mạnh
- TP. Hồ Chí Minh khai mạc phiên chợ nông sản lần I năm 2023
- Các trường thuộc T.Ư Hội Nông dân Việt Nam kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
- Lãnh đạo Hội NDVN đón tiếp, làm việc với Đoàn công tác Mặt trận Lào xây dựng đất nước
- Khai giảng lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng phát triển chi hội, tổ hội
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửPhí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; Đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; Di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"
-
5 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại