Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng
Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế-Xã hội và đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ Biên tập Kinh tế-Xã hội trình bày báo cáo về quá trình bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030 (gọi tắt là Báo cáo kinh tế-xã hội) từ sau Hội nghị Trung ương 10 đến nay, Báo cáo về một số kịch bản tăng trưởng kinh tế cao năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội (đứng đầu là đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính) đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ, phát huy được trí tuệ tập thể để xây dựng dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội; đồng thời, chủ động, tích cực phối hợp với các Tiểu ban xây dựng Văn kiện, bảo đảm sự nhất quán các nội dung văn kiện trình Đại hội trên nguyên tắc Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, Báo cáo kinh tế-xã hội là báo cáo chuyên đề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến việc hiện thực hóa các mục tiêu, quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội.
Với tầm vóc của Đại hội XIV của Đảng, các dự thảo Văn kiện, trong đó có Báo cáo kinh tế-xã hội phải tiếp tục "nâng tầm" hơn nữa.
Theo đó, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội, Tổng Bí thư cho rằng, sau 12 lần chỉnh sửa, Báo cáo đã đạt yêu cầu để trình ra Bộ Chính trị và nhấn mạnh, tiếp tục nhận thức sâu sắc tầm nhìn kỷ nguyên mới và quyết tâm thực hiện hai mục tiêu 100 năm (Mục tiêu trước mắt năm 2030 là kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và trở thành một nước đang phát triển công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao) mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định để rà soát, bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo; bảo đảm Báo cáo thực sự như "Chương trình hành động," phải thể hiện tinh thần của cả hệ thống chính trị, phải khởi xướng, phát động được phong trào, khí thế mới trong xây dựng, phát triển đất nước, trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, trước hết, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Tổng Bí thư nêu rõ, thống nhất quan điểm phát triển nhanh nhưng phải bền vững, tăng trưởng cao nhưng phải đảm bảo ổn định vĩ mô, hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; cần bám sát mục tiêu năm 2030, 2045 để xây dựng kịch bản tăng trưởng từng năm, từng giai đoạn, từng lĩnh vực ở mức cao nhất có thể để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
Phải đặt con người ở vị trí trung tâm, là chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.
Mọi chủ trương, chính sách đều phải xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân; lấy hạnh phúc và ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu.
Tổng Bí thư yêu cầu, cần phải có nỗ lực lớn, có giải pháp đột phá, đi tắt đón đầu, rút kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển đất nước và các nước phát triển đi trước, lường trước được khó khăn, những biến số không thuận lợi, tận dụng được thời cơ vàng, không để lãng phí cơ hội của giai đoạn hiện nay; xác định được những phương hướng, nhiệm vụ có tính lâu dài, căn bản để tạo nền tảng đạt được mức tăng trưởng cao và duy trì trong dài hạn.
Đặc biệt, quan tâm đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế phát triển nói chung, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng, coi đây là đột phá quan trọng nhất để khơi thông các điểm nghẽn, giải phóng mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh; tập trung thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển nhanh các mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản trị nhà nước…
Đánh giá, các ý kiến của các thành viên Tiểu ban Kinh tế-Xã hội là rất phong phú, mang nhiều giá trị thực tiễn, Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Thường trực Tiểu ban và Thường trực Tổ Biên tập nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến xác đáng để tiếp tục hoàn thiện, nâng tầm Dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội với hàm lượng trí tuệ và tính thực tiễn cao; trên cơ sở đó xây dựng bản tóm tắt Dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội với các nội dung cốt lõi, các điểm mới mang tính nổi bật, đột phá đã được thống nhất, trình Bộ Chính trị xem xét, trước khi gửi đại hội đảng bộ cấp cơ sở thảo luận, góp ý, tạo sự quan tâm, hưởng ứng, đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Chủ tịch Quốc hội: Chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượng -
Quốc hội tập trung thảo luận dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam -
Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất để vượt qua mọi khó khăn -
Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
- Quốc hội chất vấn Bộ Thông tin truyền thông và Thủ tướng Chính phủ
- Trao giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024 cho 90 tác phẩm báo chí xuất sắc
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng
- Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế 4 nhóm vấn đề nóng của ngành Y
- Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động
- Tuần làm việc thứ 4 với trọng tâm là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
- Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới
-
Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYTBộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2024/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2024 quy định về thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
-
Xây dựng 3 chương trình công tác, 6 đề án; nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa các Nghị quyếtNgày 13/11/2024, bà Bùi Thị Thơm- Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng lãnh đạo một số ban, đơn vị thuộc Trung ương Hội đã có buổi làm việc với Hội Nông dân Thành phố Hà Nội về các hoạt động, công tác của Hội Nông dân thành phố trong 10 tháng vừa qua. Tính đến hết tháng 10/2024, các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024 của Hội Nông dân Thành phố được thực hiện đảm bảo theo kế hoạch; trong đó có 16/18 chỉ tiêu vượt so với chỉ tiêu được giao.
-
Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa(Tapchinongthonmoi.vn) – Nhờ việc tích cực tham gia xây dựng các sản phẩm OCOP, những người nông dân và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn ở xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Đạt chứng nhận OCOP đã góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất-kinh doanh và tăng thu nhập cho các thành viên.
-
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau thời gian dài gặp khó khăn, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi tích cực. Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản hoàn toàn có thể cán đích mục tiêu 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của ĐảngTổng Bí thư đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ, phát huy được trí tuệ tập thể để xây dựng dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội.
-
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn.
-
Thanh Hoá: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường với nông dânTrong 2 ngày 12 - 13/11, Ban Quản lý xử lý rác thải thân thiện với môi trường (XLRT) Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức thực hành và học tập rút kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ phương pháp XLRT cho Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa (HND) tại huyện Yên Định và Quảng Xương.
-
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệmNgày 13/11/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm” cho các phóng viên, biên tập viên cơ quan báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương.
-
Sơn La: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dânNgày 12/11, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân. Ông Nguyễn Thành Công, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi đối thoại. Dư hội nghị có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, hội viên nông dân tiêu biểu.
-
Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hội Nông dân tỉnh Điện Biên (12/11/1974 -12/11/2024).
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh