Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo
UBND Đồng Tháp đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp theo Quyết định 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp; chủ trì, theo dõi việc thực hiện của các tổ chức tín dụng tham gia chương trình. Bên cạnh đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng kịp thời nắm bắt thông tin về nhu cầu vay vốn, những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của chương trình theo quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, UBND các huyện, thành phố tham gia đề án tiến hành rà soát, tổng hợp, tham mưu, trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên cơ sở đó, công bố những vùng chuyên canh đủ điều kiện, các liên kết và chủ thể đủ điều kiện tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa chất lương cao, phát thải thấp để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.
UBND Đồng Tháp yêu cầu UBND các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò và thành phố Hồng Ngự chủ trì, phối hợp đơn vị có liên quan xác định vùng chuyên canh lúa đủ điều kiện, các liên kết và chủ thể đủ điều kiện tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp để tham mưu UBND tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố theo quy định.
Từ vụ Thu Đông năm 2024, Đồng Tháp đã thực hiện thí điểm Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp với diện tích gần 50 ha tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười và đã được thu hoạch. Theo ông Trần Thanh Tâm, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, nông dân tham gia thí điểm Đề án đã áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp; đẩy mạnh sử dụng cơ giới hóa. Lượng lúa giống giảm xuống chỉ còn 70 kg/ha; giảm sử dụng vật tư nông nghiệp; rơm rạ được thu gom, xử lý... Kết quả bước đầu, diện tích tham gia Đề án giảm chi phí sản xuất hơn 1,6 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn gần 4,3 triệu đồng/ha so với diện tích lúa đối chứng. Về phát thải khí nhà kính, đã giảm 4,92 tấn CO2/ha.
Với hiệu quả phấn khởi mang lại, trong vụ lúa Đông Xuân, Đồng Tháp triển khai nhân rộng Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại nhiều địa phương trong tỉnh. Mỗi huyện chọn 1 hợp tác xã thực hiện quy mô từ 100 ha trở lên để áp dụng quy trình canh tác bền vững và những tiêu chí của Đề án. Cùng với Tháp Mười, sẽ nhân rộng tại các huyện còn lại của tỉnh Đồng Tháp với 11 mô hình, tổng diện tích hơn 1.300 ha, thực hiện liên tục trong 3 vụ. Tỉnh Đồng Tháp đặt ra mục tiêu đến 2025, sẽ có khoảng 50.000 ha lúa tham gia đề án và đến năm 2030 nâng lên khoảng 161.000 ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Các địa phương xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản -
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen -
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phê -
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp - con đường phát triển bền vững của APEC
- Nông dân tích cực tái đàn chăn nuôi phục vụ thị trường cuối năm
- Quảng Ngãi tổ chức phiên chợ kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP miền núi
- Long An: Huyện Tân Thạnh trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải
- An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới
- Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam tăng cường kết nối, hỗ trợ các đơn vị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh
- Liên kết tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ
- Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩu
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại các trường đào tạo của Hội Nông dân Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 20/11, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Dự buổi lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024Với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, sáng 20/11 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 20 -23/11/2024.
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa“Tăng cường nhận thức, thúc đẩy hợp tác và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý an toàn hồ đập”, ngày 19/11 tại Hà Nội, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh