Tượng gốm đất nung – Đỉnh cao gốm cổ Gò Sành
Tại Bình Định, có thể mục sở thị một cuộc hội tụ của đất và lửa, của kỹ thuật và nghệ thuật, của sự tạo tác và bàn tay thợ để nên hình một dáng gốm: Gò Sành.
Bình Định xưa – đất ấy vốn là chốn của hội ngộ, anh hùng và tài nhân, người hiền và tri kỷ. Bản thân mảnh đất đã là chốn hội tụ, hẳn nhiên, trong dòng chảy văn hóa bền bỉ mà không kém phần mãnh liệt ấy, ta bắt gặp không ít lần hội tụ và tiếp biến. Bằng chứng hiển hiện nhất chính là những di sản neo trụ lại như những giá trị tinh thần trong hành trang người Bình Định. Trong hành trang ấy, có di sản văn hóa Chăm, cả võ nghệ và các loại hình diễn tấu dân gian, chẳng hạn như Hát Bội và Bài Chòi có thành quách, kinh đô, cảng thị và đền tháp… Bên cạnh những đền tháp mang cái duyên thầm lặng với vẻ đĩnh đạc, khoan thai của người mẹ, cùng với những thành quách, cảng thị và kinh kỳ chìm sâu trong đất mà khảo cổ học đến nay vẫn chỉ chạm được một phần nhỏ, tại Bình Định, ta còn có thể mục sở thị một cuộc hội tụ của đất và lửa, của kỹ thuật và nghệ thuật, của sự tạo tác và bàn tay thợ để nên hình một dáng gốm: Gò Sành.
Nơi phát xuất của con đường gốm sứ trên biển
Sự hiện diện dày đặc của các trung tâm sản xuất gốm Gò Sành ở lưu vực sông Côn cho phép ta hình dung về buổi đầu của một khu công nghiệp gốm sứ với trình độ phát triển cao cả về quy mô và chất lượng sản phẩm, về tầm vóc của hoạt động thương mại gốm sứ qua con đường gốm sứ trên biển cũng như về vai trò của ngành công nghiệp ấy trong sự phồn thịnh của Vijaya thuở ấy.
“Trong một thời gian dài, các sản phẩm gốm Gò Sành đã trở thành một nguồn hàng quan trọng của Champa cùng với các sản phẩm lâm sản đặc trưng khác. Nếu chúng ta đồng ý với quan điểm cho rằng, sự bắt đầu và phát triển của các lò gốm Gò Sành ở vùng Bình Định nằm trong xu thế phát triển chung của các lò gốm Đông Nam Á trước sự đóng cửa của nhà Minh thì có thể thấy rằng chính thể Vijaya đã năng động như thế nào trong việc nắm bắt thị trường quốc tế và chủ động dấn thân vào mạng lưới giao thương quốc tế, đặc biệt là mạng lưới trao đổi gốm sứ trên biển (Giang, 2011). Sự hiện diện của chiếc bình ở Panadan (Philipines) cũng như ở Hoàng thành Thăng Long và một người anh em khác của nó hiện vẫn hiện diện tại Bình Định là minh chứng hiển nhiên, rằng gốm Bình Định đã được đón nhận và trân quý khắp cả vùng Đông Nam Á rộng lớn. Và nếu khẳng định như Aoyagi Yoji (1998), “Vương quốc Champa đã có một mạng lưới buôn bán đồ gốm nửa sau thế kỷ XV” thì Gò Sành là nơi sản xuất và Thị Nại là nơi phát xuất của mạng lưới đó. Và giá trị của những vật phẩm gốm tưởng chừng chỉ được bán – mua thương mại một thời ấy, chính là một di sản hiện tồn.
Sự xuất hiện của một khu công nghiệp gốm sứ, có thể xem là lớn nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó nếu so sánh với gốm Sawankalok (thế kỷ XIV- XVI) ở Thái Lan – cũng là một dòng gốm tham gia vào con đường tơ lụa trên biển – vậy là có thể bổ sung thêm thành tố: sản xuất và nghệ thuật trong hình dung chung về mô hình không gian văn hóa Chăm ở Bình Định.
Hội tụ vào trong dòng chảy của gốm, những sản phẩm gốm bạch định ngả xám (Tống bản địa) thuở đầu, khoảng thế kỷ XI, ắt hẳn để phục vụ cho nhu cầu trong cung đình, đến những loại gốm celadon cao cấp thế kỷ XV dùng để xuất khẩu mà theo Tạ Chí Đại Trường, bên cạnh con tàu đắm ở Philippines, người ta còn tìm thấy ở cả bờ biển Ai Cập, bán đảo Á Rập, Ấn Độ nữa. Nhưng tỏa sáng và đỉnh cao nhất vẫn là tượng gốm, đánh dấu cho sự thoát thai của gốm từ chỗ những vật dụng thuần túy trở thành tạo phẩm nghệ thuật.
Ở gốm, vừa là một ngành sản xuất mang lại sự phồn thịnh cho một vùng đất, là điều kiện cho sự lớn mạnh của Thị Nại như thương cảng cho những chuyến tàu chuyên chở gốm xuất khẩu ra thế giới. Nhưng ở gốm, ta lại có thể đọc thấy “mã nghệ thuật” Champa, bổ sung thêm những nhận thức cho phong cách Bình Định của nghệ thuật Champa.
Gốm Gò Sành trong “mã nghệ thuật” Champa
Liệu từ những dáng gốm, ta có thể đọc trong đó dòng chảy không ngừng nghỉ của sự tiếp biến và hội tụ của một vùng đất?
Hãy đặt gốm Champa bên gốm Sa Huỳnh. Ít nhất về chất liệu, các nhà khảo cổ học đã đọc trong gốm Chăm sớm có ít nhất hai dòng: thô và mịn. Trong đó, theo Lâm Mỹ Dung (2011), dòng gốm Champa thô chính là sự tiếp nối truyền thống gốm Văn hoá Sa Huỳnh, dòng gốm mịn mang phong cách gốm ngoại sinh (từ phía Bắc và Nam). Còn chúng tôi, với cách tiếp cận của những người yêu gốm, lại đọc từ gốm một cuộc “cách mạng lửa”. Đó là khi, kỹ thuật làm gốm theo chân những thợ gốm đời Tống sau thế kỷ XI, do những biến động lịch sử, chuyển cư đến Vijya. Với sự giúp đỡ của những người Hoa này, người Champa đã học được kỹ thuật xây lò ống, lò nung cấu tạo theo chu trình khép kín, kỹ thuật chế tác gốm tráng men và nhất là kỹ thuật lửa, để kết hợp với truyền thống gốm bản địa làm nên cuộc “cách mạng lửa” trong sản xuất gốm ở vùng Kinh đô Champa. Như vậy, chủ nhân của những lò gồm ấy chính là cư dân Chăm, bởi kỹ thuật dẫu ngoại sinh, một khi đã được thẩm thấu vào hồn Chăm, tạo tác qua đôi bàn tay của thợ gốm bản địa, hẳn nhiên những sản phẩm sẽ mang tâm hồn Chăm. Yếu tố quyết định ở đây, nhất là với những tạo phẩm mang tính nghệ thuật như gốm và tượng gốm, hẳn nhiên là tâm hồn và sự tạo tác chứ không phải là nguồn gốc của kỹ thuật.
Cách tiếp cận ấy của chúng tôi, phải chăng cũng gần khớp với cách tiếp cận khảo cổ học, khi Lâm Mỹ Dung cho rằng: “Sự khác biệt (gốm Sa Huỳnh và gốm Champa) trước hết xuất phát từ những thay đổi trong cấu trúc xã hội, từ xã hội dạng lãnh địa sang dạng nhà nước; Sự thay đổi trong lĩnh vực đời sống tinh thần, táng thức thay đổi, tiếp nhận những yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo mới…và sự thay đổi trong cường độ và xu hướng tiếp xúc, tiếp nhận những yếu tố văn hóa ngoại sinh…” (Dung, 2011). Và cũng nhờ những yếu tố ngoại sinh đã kết liền vào trong văn hóa Champa mà gốm Chăm được nâng lên một trình độ mới, từ những thô tháp của vật dụng hàng ngày đến những vật phẩm được đổi trao trên thị trường thế giới và tiếp đến một bậc nữa, thành những tạo phẩm dâng cúng thần linh – những tượng gốm.
Đi trọn một hành trình đất qua lửa, gốm đã không chỉ còn là tiếng nói của vỏ hình gốm mà còn là hóa thân một phần của tâm hồn Chăm. Chẳng là đến thời kỳ Vijaya, những đền tháp cũng như vươn mình lên, ngự trên đồi cao; thu lại trong ngôn ngữ của hình khối, vút thành những mũi giáo, nét vươn của tầng diểm mái như một khẳng định cho khí chất mạnh mẽ và bản lĩnh. “Tiết tấu biển cả”, dữ dội và cuồng say – đó là một sắc thái đậm nét của tâm hồn Chăm thể hiện trong kiến trúc và điêu khắc.
Nhưng phần khác của hồn Chăm, những u trầm, suy niệm, người xưa đã dành trọn cho gốm. Tận dụng nguồn đất sét trắng địa phương người Chăm đã pha thêm đất sét đỏ, bã thực vật và cát với tỷ lệ thích hợp để tạo độ sâu cho sắc gốm, tăng độ bền cho sản phẩm. Với xương gốm nặng đục, dày; độ sâu của sắc gốm được gia thêm bằng những nét trang trí đơn giản: hoa văn sóng nước, hoa lá, cánh sen, dây cúc… phủ một màu men dày, đều và nhiều diêu biến. Cộng vào đó là sự thăng hoa của kỹ thuật. Sắc độ men đa dạng; cấu trúc lò hình ống với kiểu đốt lửa độc đáo: lửa đốt từ bầu lò, dẫn qua ống, phả lên trần; toả nhiệt đều và ít gây bụi bám trên sản phẩm. Tất cả hợp thành một vẻ độc sáng riêng cho gốm Bình Định: khác với cái cầu kỳ, độc đáo của gốm Tàu; khu biệt với vẻ giản dị, chắc khoẻ, phóng khoáng, đầy chất dân dã của gốm Việt.
Vậy là những sản phẩm ấy, từ chỗ là những tạo phẩm đơn thuần, tiếp thu thêm kỹ thuật mới ngoại sinh, được phả lên bằng tâm hồn của người thợ gốm, ánh xạ của một mảnh tâm hồn Chăm. Để rồi, giữa những biến động quá dữ dằn, giữa những cuồng lưu của đời sống ở một vùng đất đã kinh qua không ít biến động lịch sử, gốm tồn tại như những giấc mơ dịu dàng và đượm buồn, nâng đỡ con người.
Đỉnh cao gốm Gò Sành: Tượng gốm
Không đơn thuần là sự thăng hoa về kỹ thuật, nghệ thuật gốm mà chất liệu mới, trên cơ sở kế thừa phong cách tháp Mẫm trong điêu khắc, tượng gốm Gò Sành đã tạo nên bước chuyển mới cho nghệ thuật tạo tượng Champa.
Thăng hoa về kỹ thuật, bởi những tác phẩm này, không chỉ đòi hỏi một kỹ thuật cao trong tạo hình mà ngay từ những khâu vốn khá đơn giản trong nghề gốm như làm đất, nung cũng đòi hỏi một sự chuẩn xác cao. Về nghệ thuật, bởi những sản phẩm này đã vượt thoát khỏi công năng sử dụng đơn thuần để trở thành tác phẩm nghệ thuật với đúng nghĩa của từ này.
Những tác phẩm này, như những chiếc đầu sư tử, mặt nạ, tượng thần hộ pháp, tượng tu sĩ thổi sáo, những tượng thú vật như cặp hươu… vẫn mang ấn tín riêng của phong cách tháp Mẫm. Tượng thú vật, ngộ nghĩnh với cặp mắt được thể hiện tài tình, có hồn và đáng yêu; đầu sư tử trang trí cầu kỳ với những dải hình tia lửa, gay gắt, nóng bỏng; tượng hộ pháp tuy có vẻ dữ dằn nhưng đằng sau vẫn như còn phảng phất nụ cười với kẻ hành hương… Sự so sánh tượng đá tháp Mẫm với đất nung Gò Sành có thể mang đến nhiều phát hiện mới. Trong gốm, tượng đất nung là đỉnh cao của nghệ thuật gốm Champa, của gốm đất nung vốn rất đặc trưng của cả vùng Đông Nam Á.
Từ phong cách tháp Mẫm đến tượng đất nung Gò Sành là sự lên ngôi của đất nung bên cạnh sự chuyển mình của điêu khắc đá. Nhìn trong tổng thể diễn trình nghệ thuật Champa, tượng đất nung khẳng định thêm một bước chuyển thẩm mỹ quan trọng: nền nghệ thuật Champa đang hướng thực. Nhưng cần lưu ý, đây là phong cách tháp Mẫm trong tượng đất nung, nghĩa là tất cả những đường nét đó đã được tinh lọc qua nét đặc thù của chất liệu vốn luôn được người nghệ sĩ Champa xem trọng. Đường nét đã bớt đi chút gân guốc, cầu kỳ; nét mộc mạc, chân thực được lộ tỏ. Những tạo phẩm mang màu của đất, tự nhiên và hồn hậu, như cái thánh thiện trong tâm hồn cần hướng tới, như muốn khơi gợi những ưu nhã riêng trong tâm hồn người thưởng ngoạn. Những tạo phẩm này đã là những tác phẩm nghệ thuật với đúng nghĩa của từ này.
Sự tổng hòa màu sắc và đường nét tượng đất nung và mỹ cảm không gian đền tháp cũng cần được nghiên cứu kỹ hơn trong những công trình khác. Nhưng điều ta có thể khẳng định: tượng đất nung hoàn toàn thể hiện cội nguồn Chăm của chúng một cách không bàn cãi. Trước hết, đây là những tượng phục vụ tôn giáo và chính vì thế, hơn trong bất cứ loại hình nào, chúng phải thể hiện được sắc thái cội nguồn của người Champa, chúng phải được người nghệ sĩ Champa đặt cược bằng tất cả tâm hồn mình trong một niềm tin dâng thần thánh.
Cần lưu ý, trước đây, tượng gốm đất nung Champa, chỉ được nhắc đến một cách khá sơ giản trong một vài công trình, được nêu ra như một dẫn chứng cho sự đa dạng trong các loại hình của nghệ thuật gốm Gò Sành. Hơn thế nữa, những tác phẩm tượng gốm được liệt kê khá ít ỏi: ngoài một số đồ gốm có tính chất trang trí cho các công trình kiến trúc (kalan) như đuôi phụng trang trí vòm cửa tháp, hay chiếc đuôi phụng khác có tráng men màu xanh lục cũng được tìm thấy khi khảo sát tại kalan hình yên ngựa thuộc cụm Bánh Ít; rồi tượng sư tử bằng đất nung trong tư thế ngồi, mặt nhìn nghiêng, đầu có bờm xuôi về phía sau, toàn thân màu đỏ nhạt. Tuy nhiên, số lượng những tạo phẩm được dẫn ra như vậy không nhiều và chưa thể nói là tiêu biểu cho đỉnh cao này của nghệ thuật gốm Gò Sành. Tất nhiên, những luận giải khả dĩ về những nét độc đáo của loại hình này, do đó, cũng chưa được xác lập một cách hữu lý và thuyết phục.
Tuy nhiên, với những tạo phẩm mới được sưu tập gần đây, bổ sung thêm những hiểu biết của chúng ta về tượng gốm Gò Sành. Trước những tác phẩm không chỉ phong phú về loại hình mà độc đáo cả về phong cách, đường nét nghệ thuật, chúng ta mới giật mình trước một sáng tạo độc đáo của tiền nhân.
Nhìn từ hành trình của gốm để thấy, trên mảnh đất Bình Định này, tự ngàn xưa, đã ủ sẵn một truyền thống của sự tiếp biến – một hội tụ tỏa sáng. Và truyền thống ấy sẽ còn như một sợi chỉ đỏ xuyên thấu qua những bước đi trong lịch sử một vùng đất, để rồi sau này, ta còn gặp lại, qua những di sản: từ võ, qua Hát Bội và cả Bài Chòi.
Vĩnh Hảo
-
Lập Hội đồng Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nghề thủ công mỹ nghệ -
Hưng Yên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với các làng nghề truyền thống -
Người giữ lửa, tiếp sức cho làng nghề làm đường phèn -
Hà Nội: 350 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu tham gia triển lãm
- Hà Tĩnh đặt mục tiêu “chinh phục” ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững
- Làng nghề Phú Vinh: Lưu truyền tinh hoa từ mây, tre
- Nghệ nhân luôn đau đáu với việc lưu giữ tinh hoa làng gốm cổ
- Giữ trọn hồn riêng Gốm Phù Lãng ở xứ sở Kinh Bắc xưa
- Nghệ An tham gia “Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024” tại Hà Nội
- “Nổi tiếng một thời” nghề làm nón làng Thổ Ngọa
- Những làng nghề nồng đượm hương vị Tết
-
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính thăm, tặng quà Tết cho nông dân tại Huế, Quảng Trị(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong hai ngày 13-14/1, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính đã thăm, trao quà Tết của tổ chức Hội cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025.
-
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai ChâuNgày 14/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíMục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức.
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoạiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới trong năm thứ 18 liên tiếp, chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Với kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị, khẳng định sức mạnh của ngành Điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thịTổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị.
-
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mớiThủ tướng cho biết bước sang năm mới 2025, Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai