Xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia là bài toán khó
Nông sản là ngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch mỗi năm gần 49 tỷ USD, trong đó rau quả chiếm chủ lực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, gần 80% nông sản của Việt Nam ra thị trường chưa có thương hiệu, logo, nhãn mác…, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều loại nông sản tiêu biểu, chất lượng rất cao ở trong nước như: gạo ST25, cà phê, điều vải thiều, dừa, xoài, thanh long,… nhưng khi xuất ngoại chủ yếu với dạng thô, chưa được quan tâm xây dựng, phát triển thương hiệu. Việc thiếu các tổ chức ngành hàng dẫn dắt khiến nông sản Việt Nam khó định vị được thương hiệu, định giá mỗi khi thâm nhập thị trường.
Ông Huỳnh Thanh Sử, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.Cần Thơ chia sẻ câu chuyện thực tế từ địa phương, lúa gạo của Cần Thơ đã nổi tiếng qua ca dao xưa “Cần Thơ gạo trắng nước trong/Ai đi đến đó lòng không muốn về” - bao hàm ý nghĩa trọn vẹn về một vùng sông nước trù phú, với những sản vật và môi trường sinh thái níu chân du khách thập phương… Song đến nay thương hiệu lúa gạo, thuỷ hải sản của Cần Thơ vẫn chưa thể vươn xa.
“Chính quyền địa phương rất tập trung chỉ đạo các ngành để làm, nhưng rất nhiều khó khăn, khó lớn nhất là nguồn kinh phí để thực hiện. Thực tế là muốn làm cũng cần sự chung tay, đồng lòng của toàn thể doanh nghiệp. Rồi chuẩn bị kể cả vùng nguyên liệu thì TP.Cần Thơ cũng có những khó khăn nhất định”, ông Huỳnh Thanh Sử bộc bạch.
Bàn về xây dựng thương hiệu, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho rằng, câu chuyện tài chính là nhóm vấn đề có phần quyết định, song vẫn cần những doanh nghiệp thật sự tận tâm, nhìn xa trông rộng để có thể bước vào cuộc chơi, chung tay với Nhà nước trong sứ mệnh xây dựng thương hiệu cho nông sản quốc gia. GS.TS Võ Tòng Xuân thẳng thắn chỉ ra rằng, sở dĩ đến nay Việt Nam chưa có thương hiệu cho nông sản bởi các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc quảng bá thương hiệu cho nông sản Việt.
So sánh câu chuyện xây dựng thương hiệu của Việt Nam với một số nước trên thế giới, ông Võ Tòng Xuân mong muốn hình ảnh lãnh đạo quốc gia đi đến đâu cũng quảng bá ít nhất một thương hiệu đặc trưng của đất nước mình, như cà phê, ca cao, sầu riêng… cần được duy trì thường xuyên. Lãnh đạo phải dùng thì mới chọn và đánh giá được sản phẩm tiêu biểu nhất.
“Tôi nghĩ là Nhà nước có chủ trương xây dựng thương hiệu quốc gia, thì Nhà nước phải là người đi trước để chọn những doanh nghiệp thực sự có tâm, có tài, giúp cho những đơn vị này liên kết với nông dân, tài trợ cho bà con sản xuất. Như vậy vai trò của Nhà nước trong việc này rất là lớn”, GS.TS. Võ Tòng Xuân nói.
Xây dựng thương hiệu từ sự khác biệt
Hiện nay mới chỉ có 20/124 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản đạt thương hiệu quốc gia. Số lượng này quá ít so với năng lực thực tế.
Theo doanh nhân Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn TTC Group, để xây dựng thương hiệu thì những doanh nghiệp nhỏ có thể làm vệ tinh cho các thương hiệu lớn. Các doanh nghiệp cần nhìn nhận một cách đúng đắn, cụ thể điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững uy tín để hướng tới phát triển thương hiệu quốc gia.
Từ kinh nghiệm xuất khẩu mía đường với nhiều sản phẩm đặc trưng, sau 3 năm gia nhập ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN), TTC Group đã góp phần tạo nên vị thế cho mía đường Việt Nam. Hiện doanh nghiệp này đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm sữa dừa, được cộng đồng Hồi giáo tin dùng. Ông Thành cho rằng, muốn xây dựng thương hiệu thì phải chuẩn bị vùng nguyên liệu, thực hiện canh tác đúng quy trình để nâng cao chất lượng sản phẩm.
“Thực sự để làm được đòi hỏi trách nhiệm từ doanh nhân, doanh nông và sự hỗ trợ của Nhà nước từ những hiệp định thương mại song phương, đa phương. Tôi cũng mong muốn vai trò của tham tán thương mại nên quan tâm hơn nữa để nâng tầm được thương hiệu Việt nói chung”, ông Đặng Văn Thành nêu ý kiến.
Trao đổi về sự khác biệt trong kinh doanh, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Vina T&T, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau củ quả Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp trong nước đưa sản phẩm ra thị trường cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu bằng giá cả chứ không phải bằng chất lượng.
Ông Tùng cũng cho rằng, nếu chưa ổn định về sản lượng, chất lượng thì việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt là rất khó khả thi: “Để xây dựng thương hiệu quốc gia, chúng ta phải chọn 1 - 2 sản phẩm đại diện cho quốc gia, từ đó mới bàn tiếp làm sao để phát triển. Không chỉ Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, hay Bộ Công Thương vào cuộc, mà cả Bộ Văn hóa - thể thao và Du lịch cũng phải vào cuộc. Các nghệ sỹ cũng cần tham gia truyền thông, khi có một sản phẩm ra đời thì tất cả cùng ủng hộ, ngành du lịch cũng tham gia vào”.
Việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi chúng ta mở được nhiều cánh cửa thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU... qua các hiệp định thương mại được ký kết và có hiệu lực. Theo các chuyên gia, Việt Nam xuất khẩu rất nhiều loại nông sản, nhưng phải chọn lựa sản phẩm độc đáo để tập trung quảng bá và có chiến lược marketing bài bản. Để làm được điều này, cần thiết phải có sự đồng lòng của các bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân, từ đó mới có thể xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt./.
Theo VOV
-
Đồng Tháp: Đẩy mạnh phát triển các ngành hàng chủ lực -
Đồng Nai: Một công ty phân bón bị phạt số tiền 320 triệu đồng -
Giá xăng tiếp tục giảm 300 đồng/lít từ 15 giờ ngày 5/9 -
Đắk Lắk: Cơ hội xây dựng "hệ sinh thái sầu riêng" bền vững
- Thị trường nông sản ngày 30/8: Giá nhiều mặt hàng đồng loạt giảm
- Thị trường nông sản ngày 29/8: Giá nhiều mặt hàng nông sản “quay đầu” giảm
- Hơn 500 thương hiệu hàng hiệu giảm giá 80% trong sự kiện “Khuyến mãi hàng hiệu - City Sale”
- Thị trường nông sản ngày 28/8: Giá nhiều mặt hàng đồng loạt tăng mạnh
- Thị trường nông sản ngày 27/8: Giá gạo tăng nhẹ, cà phê, hồ tiêu đi ngang
- Thị trường nông sản ngày 26/8: Giá gạo xuất khẩu, cà phê tăng cao
- Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫuNgày 17/9, tại Hội trường UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc), Hội Nông dân Quảng Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoThủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quán triệt phương châm "4 tại chỗ," chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoNgày 18/9/2024, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra công điện khẩn số 37 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện và sẵn sàng chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của thời tiết.
-
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung thu cho trẻ em mọi miềnVinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!