Xuất khẩu lâm sản Việt Nam đứng thứ 5 thế giới
Gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN và đứng thứ hai châu Á và thứ 5 thế giới.
Ngày 26/1, tại TP.HCM diễn ra “Lễ mừng xuất khẩu lâm sản Việt Nam về đích trước kế hoạch và triển vọng ngành chế biến gỗ giai đoạn 2018 – 2020”.
Sự kiện do Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với các hiệp hội: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định ( FPA), Hiệp hội chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWOOHA).
Mặc dù trong năm 2017, ngành chế biến gỗ còn gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết không thuận lợi và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị trường, song xuất khẩu lâm sản của Việt Nam vẫn cán mốc 8 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2016, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020. Gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN và đứng thứ hai châu Á và thứ 5 thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, kim ngạch 8 tỷ USD xuất khẩu là dấu mốc hết sức quan trọng của ngành lâm nghiệp, qua đó đã thể hiện sự cố gắng vượt bậc của toàn ngành cả về sản xuất lẫn những nỗ lực tuân thủ các điều ước quốc tế…
Ông Cường nhận định, trong những năm tới, ngành chế biến gỗ đứng trước cơ hội rất lớn ở thị trường rộng lớn ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Cùng với đó, nguồn tài nguyên trong nước hiện cũng rất dồi dào với 4,1 triệu ha rừng trồng cùng với nhiều nguồn nguyên liệu tự nhiên khác như tre, nứa…
Tuy nhiên, yêu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng cao. Do đó, yếu tố cần thiết cho ngành chế biến gỗ hiện nay chính là việc đẩy mạnh đầu tư cho chất lượng sản phẩm, mẫu mã đẹp mắt, nhiều tính năng tiện dụng để thu hút khách hàng, gia tăng giá trị sản phẩm…
Đại diện cho các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, đã chỉ ra những cơ hội của ngành gỗ đến năm 2020. Theo đó, trong vài năm gần đây, các khu vực sản xuất đồ gỗ đều không tăng, trừ châu Á – Thái Bình Dương, nên áp lực cạnh tranh toàn cầu không tăng. Trong khi đí, nhu cầu thị trường đồ nội thất trên thế giới vẫn tăng trưởng. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành gỗ Việt Nam.
Tuy nhiên, thị trường nhập khấu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ đang có xu hướng tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp gỗ. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường lao động và nguyên liệu trong nước và có thể dẫn đến nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.
Trong năm 2018, ngành gỗ đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu lâm sản lên 9 tỷ USD, trong đó kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ đạt từ 8,5 – 8,7 tỷ USD.
Để thực hiện được mục tiêu này, ông Khanh cho rằng các doanh nghiệp cần tập trung đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, ổn định chất lượng. Đồng thời nâng cao giá trị gia tăng bằng thiết kế mới. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần thực hiện cam kết “nói không với gỗ bất hợp pháp” để đưa ngành chế biến gỗ trở thành ngành sản xuất bền vững bằng nguyên liệu gỗ hợp pháp.
N Hiền
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới -
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024 -
Hoa quả tươi Việt Nam có cơ hội xuất khẩu thị trường Thụy Điển -
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực
- Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trong bối cảnh mới
- Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam
- Tăng trưởng 21%, xuất khẩu gỗ dự kiến thu về 16 tỷ USD
- Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam "lao dốc", Trung Quốc giảm nhập khẩu tới 70%
- Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD
- Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024
- Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD
-
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính thăm, tặng quà Tết cho nông dân tại Huế, Quảng Trị(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong hai ngày 13-14/1, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính đã thăm, trao quà Tết của tổ chức Hội cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025.
-
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai ChâuNgày 14/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíMục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức.
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoạiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới trong năm thứ 18 liên tiếp, chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Với kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị, khẳng định sức mạnh của ngành Điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thịTổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị.
-
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mớiThủ tướng cho biết bước sang năm mới 2025, Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai