Bão số 5 qua nhanh ở các tỉnh miền Trung, 1 người chết
Trên nhiều tuyến đường của thành phố Huế, gió lớn đã làm gãy đổ hàng chục số cây xanh cổ thụ gây tắc đường cục bộ, tốc mái tôn, biển hiệu, nhiều dây điện thoại giăng mắc ngoài đường.
Sáng sớm nay, bão số 5 đã đi qua thành phố Đà Nẵng sau đó di chuyển chếch lên phía Bắc, đổ vào Thừa Thiên Huế. Như vậy, bão đi lệch và sớm hơn so với dự báo trước đó.
Bão qua nhanh, các tỉnh miền Trung đang tập trung phòng chống sạt lở, triều cường và mưa lớn sau bão có thể gây ngập lụt.
Tại tỉnh Quảng Trị, sáng nay trời mưa to và gió giật mạnh ở một số nơi, đến khoảng 10 giờ thì gió lặng. Mưa lớn trong thời gian ngắn, gây ngập cục bộ tại huyện miền núi Đakrông. Một phụ nữ bị nước cuốn trôi khi đang cùng chồng đi xe máy đoạn qua địa phận xã Tà Rụt, huyện ĐakRong, người chồng may mắn thoát nạn. Chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tìm kiếm nạn nhân. Đêm qua, tỉnh này đã sơ tán gần 18 ngàn người đến các khu vực an toàn để tránh trú bão.
Trung tá Ngô Quang Thiên, Chính trị viên Đồn Biên phòng Triệu Vân, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp với địa phương để di dời những hộ dân có nguy cơ nằm trong vùng bão đến nơi an toàn. Đồng thời phối hợp với địa phương chằng chống nhà cửa cho nhân dân; đưa những hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, người già đến nơi trú ẩn”.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn lưu bão số 5 đã gây thiệt hại ban đầu. Khoảng 9 giờ đến 9h30 cơn bão số 5 đã đổ bộ, gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 kèm theo mưa lớn. Trên Tỉnh lộ 4 đi qua nhiều xã của huyện Phong Điền, cây cối ngã đổ la liệt, cột điện bị đổ sập, gần 100 nhà dân ở các xã Điền Hòa, Điền Hải, Phong Chương… huyện Phong Điền bị tốc mái, hư hại. Tại các huyện Phú Vang, Phú Lộc và thành phố Huế cây cối gãy đỗ la liệt, nằm ngang giữa đường. Đến thời điểm này hệ thống lưới điện, tỉnh thừa Thiên Huế bị tê liệt; nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở do xâm thực triều cường. Bão số 5 đã làm 1 người chết và 1 người bị thương.
Theo Thiếu tá Trần Bá Hướng, Trưởng Công an thị trấn Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, tốc độ của gió rất lớn. Cơn bão này tàn phá rất mạnh và tất cả hệ thống cây xanh dọc tuyến Quốc lộ 1A đều bị đổ gãy và ảnh hưởng đến an toàn giao thông, ách tác giao thông trên tuyến Quốc lộ cũng như các tuyến chính của thị trấn Phong Điền nên hiện nay lực lượng đã huy động tối đa cùng với bảo vệ dân phố và dân quân để dọn dẹp các tuyến đường được an toàn.
Tại thành phố Đà Nẵng từ sáng sớm nay trời mưa rất to, gió giật liên hồi, sấm sét dữ dội. Đến khoảng 8 giờ sáng, trời đã quang mây, không mưa. Ông Lê Văn Lộc ở phường Thạch Gián, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho biết: “Mưa từ tối hôm qua đến giờ, trong vòng 2-3 tiếng đồng hồ là bị ngập nước tràn vào các nhà ở mặt tiền. Ngập nước cản trở giao thông đi lại rất khó khăn nhất là đoạn từ Lý Thái Tổ và Hùng Vương và Hàm Nghi đi về hướng Nguyễn Văn Linh”.
Đêm qua và rạng sáng nay, tại tỉnh Quảng Nam có nơi mưa rất to, gió mạnh. Đêm qua, địa phương này đã sơ tán hơn 1.000 dân ở các vùng nguy hiểm vào điểm tập trung tránh bão.
Tại thành phố Hội An, Quảng Nam, mưa to gây ngập cục bộ nhiều tuyến phố. Đêm qua, triều cường tiếp tục xâm thực, gây sạt lở nặng bờ biển Cửa Đại, thành phố Hội An, nặng nhất là đoạn bờ biển qua phường Cẩm An. Một dãy nhà hàng, khách sạn khu nghỉ dưỡng dọc biển này bị triều cường đánh sập tường rào, gây xói lở hàm ếch. Bà Nguyễn Thị Nhung, chủ nhà hàng ở bãi biển Hội An, thuộc phường Cẩm An, thành phố Hội An cho biết, đợt bão năm ngoái, hàng quán bị sóng đánh sập, sạt lở, vừa mới gia cố lại thì nay bị xói lở trở lại.
Tại tỉnh Quảng Bình, sáng nay gió nhẹ. Từ chiều hôm qua đến sáng nay, huyện Minh Hóa đã phân bổ khẩn cấp 10 tấn gạo hỗ trợ cho 2 xã Thượng Hóa và Trọng Hóa, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đường sá đi lại khó khăn và thường bị cô lập do mưa lũ. Một số xã khác thường bị chia cắt cục bộ khi mưa to, như: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Tiến, Hóa Thanh, huyện Minh Hóa cũng tích cực vận động người dân nhanh chóng trở về nhà.
Ông Bùi Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết: “Từ hôm qua, huyện đã phối hợp với 2 đồn biên phòng trên địa bàn để đưa gạo vào dự trữ ở đồn đề phòng mưa lớn gây cô lập. Nếu có mưa lớn xuống thì sẽ gây ngập đường đi vào một số bản. Chắc chắn nếu mưa lớn thì sẽ ngập lụt ở vùng Tân Hóa nên đã cử cán bộ xã thường trực phối hợp với biên phòng để giúp dân”.
Một số hình ảnh sạt lở, cây cối gãy đổ sau bão ở các tỉnh miền Trung
Sạt lở trên QL 9 đoạn qua xã Húc Nghì, huyện Đakrong- tỉnh Quảng Trị (ảnh: Thành Long)
-
Trách nhiệm của truyền thông với nguy cơ an toàn thực phẩm -
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học” -
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi -
Đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục liên quan đến an ninh quốc gia
- Xuất khẩu thủy sản lập kỷ lục tự tin cán mốc 10 tỷ USD
- Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống xưa
- Nghiên cứu đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng thuộc Trung ương, 5 bộ và 2 cơ quan thuộc Chính phủ, 4 uỷ ban của Quốc hội
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, về thể chế
- Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máyNhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực.
-
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con sốSáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
-
Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027.
-
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vữngKết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dânXác định công tác chuyển đổi số có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung raKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”Chiều 6/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Họp báo công bố chương trình Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”.
-
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia LaiNhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
-
Bài cuối: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luậtThời gian qua, tỉnh Sơn La đã đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật gắn với đời sống bà con các dân tộc thiểu số, qua đó, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội