Bắt tay với doanh nghiệp nông dân hưởng lợi kép
Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân đang được triển khai tại tỉnh Phú Thọ đã giúp người chăn nuôi yên tâm về đầu ra cho nông sản. Mặt khác họ còn được hỗ trợ về ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư hạ tầng từng bước tiếp cận phương thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Liên kết tăng giá trị sản xuất
Những mô hình liên kết đang được triển khai rất hiệu quả tại tỉnh Phú Thọ. Theo đó hợp tác xã (HTX) đóng vao trò cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp. Tại xã Tân Phương (huyện Thanh Thủy) hiện đang triển khai mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giữa HTX chăn nuôi gà xã Tân Phương với các DN cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Hiện đã có 20 hộ tham gia, tổng quy mô nuôi trên 60.000 con gà, gồm các giống gà ri Dabaco, Hòa Phát, Ja Fa và gà lai trọi Tiến Đạt… Đây là những giống gà dễ nuôi, ít bệnh tật, thịt ngon, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu thị trường.
Tham gia liên kết từ năm 2019, anh Nguyễn Văn Tuấn (ở khu 6, xã Tân Phương) cho biết: “Từ năm 2019, gia đình tôi tham gia liên kết với Công ty Dabaco – Bắc Ninh thực hiện nuôi gà ri thả vườn sử dụng đệm lót an toàn sinh học với 5.000 con/lứa, thời gian nuôi 105 ngày, nuôi gối liên tục. Nhờ được tập huấn, hướng dẫn và áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm đảm bảo, được bao tiêu sản phẩm đầu ra nên gia đình hoàn toàn yên tâm, giá bán ổn định, sản phẩm làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường…”.
Hiện nay, trên diện tích 3ha, gia đình anh Tuấn đầu tư trang trại tổng hợp gồm 3 khu chuồng trại nuôi gà ri thả vườn, lợn siêu nạc và lợn rừng sử dụng đệm lót an toàn sinh học; trồng cây ăn quả, thả cá… mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ cho biết, không chỉ ở Tân Phương, các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã được nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp các DN tạo ra vùng nguyên liệu lớn, mở rộng sản xuất, đưa nông sản đến với thị trường thế giới.
Điều này cho thấy nỗ lực của tỉnh Phú Thọ nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước qua việc khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát triển HTX, xây dựng cánh đồng lớn… Đồng thời cụ thể hóa Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mà các bên đối tác đều được hưởng lợi, trực tiếp là nông dân. Thông qua đó, tạo kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững, ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật nông nghiệp thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cung ứng thị trường.
Hỗ trợ đầu tư hạ tầng, công nghệ
Người dân và doanh nghiệp khi tham gia liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được Nhà nước hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn. Theo Sở NN&PTNT, hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã hình thành và phát triển trên 20 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên rau, quả, chè, thịt. Trong đó có 33 HTX, 115 trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt quy mô lớn đã liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi với hơn 40 DN. Giá trị sản phẩm liên kết sản xuất và tiêu thụ chiếm khoảng 5,5% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp toàn tỉnh. Nhiều cơ sở, DN liên kết đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị trên địa bàn như Big C, Coop mart, Vinmart… góp phần tạo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, đảm bảo cho điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm.
Ông Trần Ngọc Đương- Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn cho biết: Huyện đã có cơ chế tạo điều kiện để phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, trong đó có các sản phẩm đặc thù của địa phương; thực hiện hỗ trợ cho người dân theo chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh tại Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND ngày 19.7.2016 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, huyện khuyến khích nông dân phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, chăn nuôi an toàn sinh học, trồng cây ăn quả… theo hướng hàng hóa. Trên địa bàn huyện nhiều mô hình liên kết hiệu quả như chăn nuôi gà ri lai thả vườn của HTX nông nghiệp An Phú (xã Địch Quả); trồng và chế biến chè ở các HTX chè an toàn Thanh Hà (xã Võ Miếu, Văn Miếu); chè Cẩm Mỹ, chè Suối reo, chè xanh Núi Vân, chè sạch Sơn Hùng…; nuôi ong mật ở xã Tinh Nhuệ, thịt chua Thanh Sơn, nuôi cá lồng… góp phần tạo ra sản phẩm đặc trưng và nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.
Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, các địa phương đã và đang tăng cường thực hiện hỗ trợ các HTX đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thành lập mới; phối hợp đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ… Huyện cũng chỉ đạo các phòng chuyên môn, các xã, thị trấn thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn bà con đẩy mạnh áp dụng KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản; tăng cường liên kết đưa cây, con giống mới năng suất cao vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, xây dựng các mô hình trình diễn để các HTX, bà con nhân rộng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết: Thời gian qua, tỉnh đã hỗ trợ về bao bì, tem điện tử, quảng bá và truy xuất nguồn gốc cho một số cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi. Chuỗi liên kết cung ứng thực phẩm an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc sẽ tạo ra sự khác biệt của nông sản an toàn đối với các sản phẩm thông thường khác. Người tiêu dùng dễ nhận biết và lựa chọn các sản phẩm mong muốn thông qua lô gô nhận diện sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc điện tử.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh cho nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân, tỉnh Phú Thọ xây dựng các đề án nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phát triển nông nghiệp…; đồng thời, thực hiện chủ trương phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, giải quyết việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản theo hướng chế biến sâu, bền vững.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hình thành và phát triển trên 20 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên rau, quả, chè, thịt. Trong đó có 33 HTX, 115 trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt quy mô lớn đã liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi với hơn 40 doanh nghiệp. Giá trị sản phẩm liên kết sản xuất và tiêu thụ chiếm khoảng 5,5% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp toàn tỉnh.
Ngọc Lam
-
Nông dân thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường -
Trợ giúp hội viên dân tộc thiểu số, miền núi vượt khó làm giàu -
Giúp hội viên làm giàu song hành bảo vệ an ninh Tổ quốc -
Khơi dậy khát vọng làm giàu cho nông dân xứ Nghệ
- Giỏi trồng “sầu” và góp sức giữ gìn an ninh thôn xóm
- Giúp nông dân mở rộng vùng nông nghiệp công nghệ cao
- Trồng rừng gỗ lớn - cánh cửa mở rộng giúp nông dân làm giàu
- "Bác sĩ Nông học": Giúp nông dân Yên Châu nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp
- Hội thi Tài năng Văn nghệ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước năm 2024
- Ngày hội dưới "mái nhà" Tạp chí Nông thôn mới
- Nông dân Nghệ An tình yêu trong trang viết của tôi
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bãoThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
-
Đoàn công tác của Phó Chủ tịch Nước hỗ trợ 500 triệu đồng giúp tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả sau bão Yagi(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong chiều ngày 13/9, tại thôn Đồng Bụt (xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 (bão Yagi) và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân địa phương.
-
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn LaChiều 13/9, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tới kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ do tác động của hoàn lưu cơn bão số 3 tại xã Hua Păng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3