Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

“Bí mật” giúp cây lúa mùa 2022 chắc, khoẻ từ bên trong

Việt Hà – Nam Phong - 14:11 17/06/2022 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, hiện nay, ở nước ta duy nhất có phân bón Văn Điển được công nhận là loại phân bón đa yếu tố (có từ 10 – 16 loại dinh dưỡng chứa trong từng loại phân). Điều đáng chú ý là, những chủng loại này có khả năng giúp cây lúa mùa năm 2022 chống chịu cực tốt với điều kiện mùa mưa bão.
Thu hoạch lúa mùa ở HTX nông nghiệp Gia Trấn (Gia Viễn, Ninh Bình). Ảnh minh hoạ. Nguyễn Minh.

Các dữ liệu của ngành nông nghiệp và khí tượng thuỷ văn cho thấy, vụ mùa năm nay 2022 dự kiến diễn ra trong điều kiện khó khăn: Vụ lúa Đông Xuân thu hoạch muộn từ 10–15 ngày, gặt lúa Đông Xuân xong phải làm đất cấy ngay vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 dương lịch, đất không có thời gian nghỉ, rơm rạ bừa vùi, nền nhiệt độ cao > 350C, phân hủy thối rữa sản sinh các chất độc có mùi thối như sunfuahydro (H2S), mê tan (CH4) và các sản phẩm axit hữu cơ làm cho đất chua (khi cày bừa chất này bám vào chân tay màu bã trầu), rất độc cho lúa cấy, gây nên nghẹt rễ, vàng úa lá ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Các chất độc hại trong đất cũng làm cho đất chua, giảm hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, làm cho đất thiếu lân, vôi, magie nghiêm trọng.

Không nên bón đạm nhiều cho lúa mùa

Theo phân tích của các nhà khoa học, sau khi thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, nền ruộng giảm sút rất nhiều chất dinh dưỡng do cây lúa đã lấy đi. Bên cạnh đó, sự khắc nghiệt của thời tiết thường diễn ra ở vụ mùa như: Bão, áp thấp, mưa dông, lốc xoáy, làm cho cây lúa yếu, đổ ngã, nhiễm sâu bệnh, giảm năng suất.

Các công trình nghiên cứu khoa học đã đi đến kết luận: Cây lúa vụ mùa cần ít đạm hơn vụ xuân, do đó không nên bón đạm nhiều gây lãng phí. Cây yếu dễ nhiễm sâu bệnh, không nên dùng đạm đơn mà nên dùng đạm có trong phân tổng hợp để bón. Cây lúa cũng chỉ cần đạm trong giai đoạn đẻ nhánh. Các giai đoạn, đứng cái, làm đòng, trổ bông tuyệt đối không bón đạm lúc này đã có một lượng đạm khí trời thông qua mưa rào sấm sét cung cấp cho cây. Còn lại các chất dinh dưỡng như: Lân (P2O5), vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2) và vi lượng: Bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), sắt (Fe), đồng (Cu), coban (Co)… Cây lúa cần rất nhiều và cần liên tục qua các giai đoạn như đẻ nhánh, làm đòng và trỗ bông chín.

Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều công ty phân bón tung ra thị trường nhiều chủng loại phân. Một số bà con nông dân hiểu biết về phân bón còn hạn chế, chưa hiểu cặn kẽ về dinh dưỡng và tác dụng đến cây lúa vụ mùa. Vì vậy, tạp chí Nông Thôn Mới xin được giới thiệu tới bạn đọc nội dung phân tích, tư vấn của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia hướng dẫn sử dụng phân bón) để hỗ trợ cách nhận biết các loại phân bón và kỹ thuật chăm bón cho cây lúa hiệu quả nhất.

Phân bón lót dành cho lúa mùa. Ảnh tư liệu

Các loại phân bón thông thường hiện nay

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết, hiện thị trường các loại phân bón đơn phổ biến có ba loại:

- Đạm urê (N) có 46%N, bón urê cây lúa chỉ được cung cấp đạm mà thôi (Vụ mùa cây lúa cần ít), hạn chế hoặc không nên dùng để giảm đổ ngã và giảm sâu bệnh.

- Supe lân (P2O5): Có 16% P2O5, bón supe lân lúa chỉ được cung cấp duy nhất là chất lân, tuy nhiên supe lân là loại phân có gốc chua nên sẽ ảnh hưởng đến độ chua trong đất, và dễ rửa trôi

- Kali (K2O), nếu kali Canađa thì có 60% K2O, bón kali cho lúa vụ mùa cũng cần lượng ít hơn vụ xuân, chủ yếu nên dùng kali trong phân tổng hợp.

Còn về các loại phân bón NPK thông thường, theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, hầu hết các nhà máy hiện nay đều sản xuất phân NPK hỗn hợp có 3 thành phần dinh dưỡng chính được phối hợp đó là Đạm (N); lân (Supe) và kali, vê viên, nhuộm màu, sấy khô, thành phẩm NPK theo tỷ lệ % các chất trong phân. Nếu bà con dùng loại phân N.P.K thông thường chăm bón lúa, thì cũng chỉ cung cấp cho cây được 3 thành phần dinh dưỡng là đạm, lân, kali mà thôi. N.P.K thông thường thiếu hoàn toàn các chất trung lượng như vôi, magie, silic, và chất vi lượng. Bón phân N.P.K thông thường cho cây lúa mùa vẫn chưa khắc phục được đổ ngã, nghẹt rễ, sâu bệnh, chưa bứt phá năng suất, chất lượng gạo.

Phân bón đa yếu tố - sản phẩm độc đáo của Văn Điển

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết: Hiện nay, ở nước ta duy nhất có phân bón Văn Điển được công nhận là loại phân bón đa yếu tố (Có từ 10 – 16 loại dinh dưỡng chứa trong từng loại phân).

Phân bón Văn Điển có 2 loại sản phẩm đa yếu tố, đó là: Lân nung chảy và NPK. Phân lân nung chảy được nấu chảy hỗn hợp của ba loại quặng giàu dinh dưỡng:

- Quặng apatit có 28 – 32% chất P2O5 tổng số và canxi vi lượng.

- Sepentin chứa 42% canxi, magie, vi lượng.

- Sa thạch chứa 76% silic, vi lượng.

Sản phẩm phân lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24%; vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… Từ lân nung chảy Văn Điển, phải trộn đạm urê, kali, trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển cho ra thành phẩm đa yếu tố N.P.K các chủng loại phù hợp từng loại cây trồng. Riêng cây lúa loại chuyên dùng đặc biệt hiệu quả trong canh tác lúa nhất là vụ mùa là:

- Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 10.7.3: Có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2= 4%; S = 2%; vi lượng B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co… Tổng thành phần dinh dưỡng > 38% (Có 13 loại chất dinh dưỡng.

- Phân ĐYT NPK 8.8.4 (Lúa 1), ĐYT NPK 10.10.5; ĐYT NPK 6.11.3… mỗi loại đều chứa 13 loại chất dinh dưỡng. Các loại phân này chuyên dùng bón lót trước cấy.

- Cùng với phân lót, nhiều loại phân bón thúc đa yếu tố như: ĐYT NPK 12.5.10; ĐYT NPK 13.3.10; ĐYT NPK 13.3.13; ĐYT NPK 16.5.17… cũng chứa đầy đủ 13 – 16 loại dinh dưỡng đáp ứng thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng cây lúa cần.

Những yếu tố bất lợi của thời tiết vụ mùa năm nay đang được dự đoán trước, nhưng theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, nó hoàn toàn có thể hạn chế được, nếu bà con nông dân chọn đúng, trúng loại phân bón và áp dụng kỹ thuật chăm bón khoa học. Hơn thế nữa, giá phân tăng cao đòi hỏi nhà nông phải tiết kiệm chi phí. Một trong giải pháp hay là cách sử dụng loại phân bón một đợt là đủ dinh dưỡng cả vụ,giá trị đầu tư thấp nhưng năng suất, chất lượng vẫn đảm bảo.

NPK-12-5-10 dùng bón thúc cho lúa. Ảnh tư liệu

Cách dùng phân bón Văn Điển cho lúa vụ mùa năm 2022

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay có đến trên 60% diện tích trồng lúa ở đồng bằng Bắc bộ, bà con sử dụng phân bón đa yếu tố trong suốt thời gian hàng chục năm qua, có nơi dùng trên 20 năm, đều cho hiệu quả cao. Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển hoàn toàn khác biệt so với các loại NPK thông thường ở chỗ:

- Ba chất cơ bản N – P – K cân đối theo yêu cầu của cây lúa.

- Chất vôi (CaO) khử chua, khử độc đất giúp cho lúa không nghẹt rễ sau cấy, đẻ nhánh sớm;

- Chất magie (MgO) giúp cho bộ lá lúa dày, khỏe tăng tiếp thụ ánh sáng để quang hợp tạo năng suất;

- Chất silic (SiO2) giúp cho thân, lá, bẹ nhiều gai, cứng cây, chống đổ, chống sâu bệnh, giảm công phun thuốc trừ sâu;

- Chất lưu huỳnh (S) giúp cho cây lúa lưu chuyển nhựa đều đặn;

Sáu chất vi lượng giúp cho cây lúa tổng hợp chất đặc biệt tổng hợp các loại vitamin trong gạo, làm cho hạt gạo trắng bóng, cơm ngon hơn.

Như vậy, sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển vượt trội hơn tất cả các loại NPK thông thường bà con không phải bỏ thêm tiền đầu tư cho việc bón vôi, bón silic, bón magie, và bón vi lượng.

Sau đây là một số công thức bón phân Văn Điển cho lúa vụ mùa:

+ Bón lót trước cấy hoặc trước khi gieo sạ. Sử dụng 10–12 kg phân bón ĐYT NPK 6.11.3 hoặc ĐYT NPK 8.8.4 trên một sào Bắc bộ (360m2). Đối với những chân ruộng thấp trũng nên dùng ĐYT NPK 10.10.5, lượng bón 8 – 10kg/sào. Nếu dùng ĐYT NPK 10.7.3 thì lượng bón từ 8 – 9 kg/sào.

+ Bón thúc sau cấy 7 – 10 ngày (Nếu gieo sạ bón khi cây lúa có 3 – 4 lá). Bà con có thể sử dụng một trong các loại phân thúc sau:

Bón phân ĐYT NPK 13.3.10 hoặc ĐYT NPK 12.5.10 hoặc ĐYT NPK 13.3.13. Lượng bón từ 8–9 kg/ sào. Nếu dùng loại ĐYT NPK16.5.17 thì bón 6–8 kg/sào. Khi rải phân, chú ý trời tạnh ráo, mực nước ruộng nông dưới 5cm. Vụ mùa hay có mưa dông và sấm sét nên chỉ bón thúc sớm một lần, hạn chế bón đón đòng vì lúc này mưa rào sấm sét, thiên nhiên đã "tưới" cho cây một lượng đạm.

Khi nhà nông bón khép kín phân lót, phân thúc đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ cung cấp cho lúa đủ 13 – 16 loại dinh dưỡng mà ít thấy loại phân NPK thông thường trên thị trường có được.

Thực tế trên đồng ruộng hàng chục năm qua ở nhiều địa phương cho thấy, tổng chi phí phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển trên đơn vị sào Bắc bộ thấp, cây lúa khỏe, sức đề kháng cao, chống úng, chống đổ, chống sâu bệnh, giảm tối đa thuốc trừ sâu bệnh. Cây lúa khi được bón phân này có bộ lá xanh vàng sáng dày, đẻ nhánh tập trung, đòng to, trổ bông đều, mẩy hạt, cho năng suất, chất lượng lúa gạo bền vững.

Vì vậy, người trồng lúa hoàn toàn có thể an tâm và chờ đón vụ mùa bội thu khi sử dụng phân bón Văn Điển trong vụ lúa mùa năm nay 2022.