Cà Mau: Dịch Covid – 19 cơ bản được kiểm soát
Chiều 16/9/2021, tại Hội nghị sơ kết Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Cà Mau đánh giá: “Tình hình dịch bệnh Covid-19 của tỉnh Cà Mau cơ bản đã được kiểm soát…”
Tập trung phòng, chống dịch, nhưng phải đảm bảo an dân
Tại Hội nghị được tổ chức trực tuyến 3 cấp hôm qua 16/9/2021, ông Nguyễn Tiến Hải nhận định: “Cà Mau cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, trừ một số ổ dịch đã phát hiện, được khoanh vùng, phong toả, kiểm soát chặt”.
Qua các đợt dịch, Cà Mau đã thiệt hại rất lớn về kinh nhưng vẫn dồn toàn lực để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch làm tốn kém không nhỏ nguồn kinh phí lớn của địa phương. Dịch bệnh gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế – xã hội, đặc biệt ở lĩnh vực chế biến thuỷ sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Lượng lao động của các cơ sở sơ chế thuỷ sản giảm từ 30%-70% dẫn đến năng suất giảm, nhưng chi phí lại tăng, dẫn đến giá thu mua nguyên liệu thuỷ sản giảm mạnh từ 20%-30%, có một số mặt hàng giảm từ 30%-50%.
Tuy vậy, đến nay Cà Mau đã trang bị 5 máy xét nghiệm PCR với công suất 4.000 mẫu đơn/ngày. Đã xét nghiệm PCR cho hơn 98.200 mẫu/hơn 810.000 người. Duy trì 24/24 với 108 trạm chốt kiểm soát trên đường bộ, đường thuỷ, cửa biển để kiểm soát chặt người, phương tiện ra vào tỉnh. Mặt khác, tổ chức 45 tổ tuần tra kiểm soát 24/24 và hơn 5.800 Tổ Covid-19 cộng đồng với hơn 17.800 người bao phủ đến tận khu dân cư ấp, khóm với phương châm 3 vòng khép kín. Với việc thực hiện test nhanh tại các chốt trạm kiểm soát, Cà Mau đã phát hiện 20 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Về năng lực thu dung, điều trị, Cà Mau hiện có 4 bệnh viện dã chiến với 550 giường, nâng tổng số giường điều trị bệnh nhân Covid-19 lên gần 790 giường. Toàn tỉnh có 152 máy thở, gồm 8 máy thở chức năng cao, 4 máy lọc máu liên tục, 5 máy xét nghiệm đông máu, 8 máy X quang di động. Tỉnh có 26 khu cách ly với gần 2.200 giường. Sắp tới, Cà Mau có kế hoạch mở rộng thêm các khu cách ly để sẵn sàng tiếp nhận đối tượng cách ly tập trung lên 5.000 giường. Ngoài ra, đã dự phòng phương án lập thêm các bệnh viện dã chiến để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 khi số bệnh nhân vượt trên 1.000 ca. Cà Mau đã điều trị khỏi cho 113 bệnh nhân Covid-19, đang điều trị 151 bệnh nhân. Đã tổ chức 180 điểm tiêm vắc xin với năng lực tiêm 40.000 liều/ngày. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Cà Mau tổ chức 9 đợt tiêm vắc-xin với hơn 158.800 liều cho hơn 145.400 người, chiếm tỷ lệ 12,2% dân số, trong đó mũi 2 đạt gần 31.600 người, đạt khoảng 2,6% dân số.
Mặc dù dồn lực cho công tác phòng chống dịch, nhưng công tác đảm bảo an sinh xã hội của Cà Mau vẫn triển khai quyết liệt. Cụ thể, từ đầu năm 2021 đến nay, tổng kinh phí ngân sách địa phương đã bố trí cho công tác phòng chống dịch của tỉnh Cà Mau hơn 230 tỷ đồng. Nhu cầu kinh phí phòng chống dịch thực tế của địa phương hơn 1.000 tỷ đồng. Đến nay, đã hỗ trợ cho các nhóm đối tượng theo quy định Nghị quyết 68 hơn 40 tỷ đồng. Công tác quyên góp, ủng hộ đạt hơn 40 tỷ đồng. Tỉnh đã đón tổ chức đón công dân về quê 2 chuyến gần 400 người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Quyết liệt đưa Cà Mau về trạng thái bình thường mới
Theo đánh giá, một số địa phương vẫn còn nguy cơ như thành phố Cà Mau và huyện Trần Văn Thời; Có 2 đơn vị cấp xã thuộc mức nguy cơ rất cao là xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời và phường 4, thành phố Cà Mau; 4 đơn vị cấp xã ở mức nguy cơ cao là xã Đông Thới, huyện Cái Nước và phường 1, 8 và 9, thành phố Cà Mau; 8 đơn vị cấp xã thuộc nhóm nguy cơ gồm phường 5, 6, 7, thành phố Cà Mau; xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước; xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi; thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển; xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình và xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời; 87 đơn vị cấp xã còn lại thuộc nhóm bình thường mới.
Hiện tại, các ổ dịch cơ bản đã được kiểm soát nhưng tỉnh Cà Mau đang ở mức nguy cơ. Mặt khác, chủng vi rút gây bệnh đang diễn biến khó lường khi có nhiều trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài hơn khuyến cáo, làm phát sinh các ổ dịch mới trong cộng đồng. Mới đây, vừa xuất hiện thêm ổ dịch mới tại phường 4, thành phố Cà Mau với nhiều ca nhiễm. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh một số tỉnh trong khu vực có nguy cơ bùng phát, việc quản lý đường biên giáp ranh các tỉnh khó khăn, do đó vẫn còn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Tại hội nghị, người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Cà Mau thay mặt Ban Chỉ đạo đã biểu dương và gởi lời tri ân đối với toàn hệ thống chính trị, toàn dân, doanh nghiệp, đặc biệt là lực lượng ở tuyến đầu phòng chống dịch, không quản ngại nguy hiểm, vất vả, góp sức bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Ông yêu cầu tiếp tục xét nghiệm sàng lọc cho người dân trong toàn cộng đồng bằng các hình thức RT-PCR và test nhanh tuỳ theo nguy cơ, loại tách mầm bệnh, làm sạch địa bàn. Địa phương nào làm trước, địa bàn sạch, không có mầm bệnh thì trở lại bình thường mới sớm hơn. Chậm nhất là tới cuối tháng 9 phải hoàn thành công việc này.
Song song đó, phải đẩy mạnh hơn nữa thực hiện “3 mũi giáp công” gắn với kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19. Quản lý chặt người từ ngoài tỉnh vào địa phương, trong đó có người trên các phương tiện vận chuyển hàng hoá vào, người đi về từ ngoài tỉnh tự phát xâm nhập vào địa bàn, ngư dân trên các tàu cá. Xét nghiệm RT-PCR cho vùng có nguy cơ cao, do lực lượng y tế chuyên môn làm; test nhanh thì Sở Y tế phải có ngay hướng dẫn rất kỹ để thực hiện.
Đối với hộ nghèo, cận nghèo và những hộ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt được nhà nước hỗ trợ tiền test nhanh. Test nhanh không trùng lặp đối tượng. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm cho việc test nhanh cho người thuộc đơn vị mình quản lý. Chủ các doanh nghiệp chịu trách nhiệm test nhanh cho công nhân. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về test nhanh cho người dân. Khi người dân tự test thì cán bộ trong Tổ Covid cộng đồng phải giám sát, ghi kết quả kèm theo khay test của từng hộ, báo về trạm y tế cấp xã. Khi làm 3 lần liên tục theo tần suất 3 ngày/lần, nếu không phát hiện mầm bệnh thì vùng đó được công nhận là sạch, an toàn.
Các Tổ Covid-19 cộng đồng, phải kiện toàn tổ chức, nhiệm vụ cụ thể để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động. Đảm bảo quản lý người đi/về địa phương, kịp thời thông tin chủ trương, biện pháp phòng chống dịch, nắm được hoàn cảnh đời sống của từng người dân. Vận động, giám sát và tổng hợp báo cáo kết quả test nhanh của người dân theo quy định.
Đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch, phải làm cho người dân hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về đặc điểm, cơ chế hoạt động, sự tồn tại không thể chấm dứt nguồn lây của vi rút, để mọi người cùng thống nhất thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch lâu dài trong thời gian tới.
Những nơi có ổ dịch, mới xuất hiện ổ dịch thì phải khoanh vùng, phong toả thật nhanh, thật chặt, phạm vi phong toả phải phù hợp với thực tế điều tra dịch tễ.
Ông Hải lưu ý, việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 tại Cà Mau nhiều nơi làm còn chưa chặt chẽ nên các địa phương phải làm nhanh về thủ tục, đúng đối tượng để hỗ trợ kịp thời cho người dân, tuyệt đối không được chậm trễ. Rà soát đề xuất để bổ sung vào diện được hỗ trợ đối với những đối tượng bị ảnh hưởng mà chưa thuộc đối tượng theo qui định. Huy động tất cả các nguồn lực để hỗ trợ cho những đối tượng yếu thế, dễ tổn thương; Lập ngay đường dây nóng để người dân có hoàn cảnh khó khăn phản ánh về, phát hiện và xử lý những hiện tượng tiêu cực, sai phạm trong thực hiện chính sách hỗ trợ.
Theo Sở y tế Tỉnh Cà Mau, tính đến sáng ngày 17/9/2021, tỉnh Cà Mau có 279 trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (trong đó có 1 ca nhập cảnh); có 32 ca ghi nhận cộng đồng (chiếm tỷ lệ 11,9% trên tổng số ca mắc và bằng 0,0027% dân số), 238 ca được ghi nhận trong khu cách ly tập trung, khu phong toả, cách ly tại nhà. Đã điều trị khỏi 127 người. Đã tiêm mũi 1 cho 127.245 người, tiêm 2 mũi cho 42.755 người.
Hoàng Nam
-
Trách nhiệm của truyền thông với nguy cơ an toàn thực phẩm -
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học” -
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi -
Đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục liên quan đến an ninh quốc gia
- Xuất khẩu thủy sản lập kỷ lục tự tin cán mốc 10 tỷ USD
- Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống xưa
- Nghiên cứu đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng thuộc Trung ương, 5 bộ và 2 cơ quan thuộc Chính phủ, 4 uỷ ban của Quốc hội
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, về thể chế
- Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
-
Bón phân Văn Điển – giải pháp âm thầm vun đắp giá trị cho cây “vàng đen tỷ đô” ở Tây NguyênTheo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, chăm bón cây hồ tiêu ở Tây Nguyên bằng các sản phẩm phân bón Văn Điển trong giai đoạn ra hoa và đậu quả sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất chất lượng hồ tiêu – cây được mệnh danh là “vàng đen”, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho nhà nông Tây Nguyên.
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máyNhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực.
-
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con sốSáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
-
Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027.
-
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vữngKết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dânXác định công tác chuyển đổi số có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung raKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”Chiều 6/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Họp báo công bố chương trình Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”.
-
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia LaiNhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội