Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản
Ngày 7/1, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, khơi thông và huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản.
Tại Phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Về Dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu thảo luận sôi nổi các nội dung nhằm cụ thể hóa đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, định hướng của Đảng, đẩy mạnh phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương; tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở, trong đó có các nội dung liên quan tổ chức chính quyền đô thị; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp.
Thủ tướng yêu cầu không đưa nội dung nghị định, thông tư vào luật, vì Quốc hội không quyết những việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ không quyết những việc thuộc thẩm quyền của bộ, địa phương; đồng thời phải làm rõ hơn về mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, chính quyền hải đảo, cũng như thẩm quyền ban hành chính sách của các cấp chính quyền địa phương.
Đối với Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các thành viên Chính phủ thảo luận sâu sắc về các nội dung liên quan nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường trách nhiệm; việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến của các đại biểu; đồng thời nghiên cứu, bám sát quy định tại Hiến pháp để hoàn thiện dự thảo Luật, nhất là các nội dung liên quan nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ; mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các cơ quan khác như Quốc hội, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao…
Về Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, các thành viên Chính phủ cho biết việc sắp xếp tổ chức bộ máy liên quan đến rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, các đại biểu đề nghị có Nghị quyết quy định một số nội dung để có cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tránh khoảng trống pháp luật và bảo đảm mọi hoạt động bình thường, không bị gián đoạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, người dân, doanh nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cơ quan chủ trì và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của để chỉnh lý, hoàn thiện Đề nghị xây dựng Nghị quyết; đồng thời tiếp tục hoàn thiện trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trước ngày 14/1/2025 để Chính phủ kịp xem xét, trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV dự kiến vào tháng tới.
Yêu cầu khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết nhằm sau khi sắp xếp, bộ máy hoạt động thông suốt, hệ thống pháp luật đồng bộ, bao quát được tất cả khía cạnh, Thủ tướng chỉ đạo trong quá trình xây dựng Nghị quyết phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan của Quốc hội liên quan đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Cho các ý kiến mang tính nguyên tắc và các nội dung của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành trong chuẩn bị, trình các nội dung, cũng như các ý kiến tâm huyết, sâu sắc, trách nhiệm, sát thực tiễn của các thành viên Chính phủ; yêu cầu cơ quan chủ trì tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các thành viên Chính phủ; giao các Phó Thủ tướng Chính phủ theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện 7 nội dung quan trọng nêu trên.
Cho biết tại kỳ họp bất thường sắp tới của Quốc hội khóa XV, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội thông qua 4 dự án luật, 3 nghị quyết quan trọng, trong khi thời gian vật chất từ nay đến kỳ họp bất thường còn rất ngắn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.
Thủ tướng yêu cầu trong quá trình thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, dự thảo nghị quyết theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Nhấn mạnh thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" cũng là "đột phá của đột phá," là "động lực, nguồn lực cho sự phát triển," Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; tích cực tham gia ý kiến với các luật do các cơ quan khác xây dựng; tiếp tục ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư thời gian, công sức, nguồn lực con người, cơ sở vật chất trong công tác thể chế.
Thủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, khơi thông và huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản; cái gì nhân dân, doanh nghiệp làm tốt thì Nhà nước không làm; một việc chỉ giao cho một người, ai làm tốt nhất thì giao.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; rà soát lại, kiên quyết bỏ các cơ chế xin-cho; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng pháp luật; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, giảm tiếp xúc và giao dịch trực tiếp, giảm tiêu cực, tham nhũng vặt.
Lưu ý Chính phủ và các bộ, ngành tập trung quản lý nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, luật pháp, xây dựng các công cụ kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giao quyền cho các cấp nhiều hơn đi đôi với phân bổ nguồn lực, kiểm soát quyền lực, nâng cao năng lực thực thi các cấp; khi phân công phải rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm; diễn đạt các nội dung của các dự án luật, nghị quyết phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, rõ ý, rõ nghĩa, rõ quyền hạn, rõ trách nhiệm, dễ hiểu, dễ kiểm tra, dễ giám sát.
Công việc thì nhiều, thời gian thì ít, yêu cầu thì cao, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ các cơ quan soạn thảo tiếp tục lấy ý kiến của các đối tượng bị tác động, cơ quan liên quan, nhà khoa học, chuyên gia, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đồng thời làm tốt công tác truyền thông chính sách, nhất là với những vấn đề mới, vấn đề khó; tập trung chỉ đạo kịp thời soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy định chi tiết và khẩn trương triển khai hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua để pháp luật sớm đi vào cuộc sống.
Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát các luật đã ban hành, nhất là những vấn đề vướng mắc, lạc hậu hoặc chưa theo kịp với thực tiễn để hoàn thiện hệ thống pháp luật, vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đó, thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó giải quyết, nếu vượt thẩm quyền thì đề xuất có thẩm quyền; quán triệt yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân khu 7 góp phần vào sự nghiệp xây dựng vững chắc Tổ quốc -
Tổng Bí thư tin tưởng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vững -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chiến thắng Phước Long mãi mãi là bản anh hùng ca bất tử -
Thủ tướng chốt thời hạn và hướng tháo gỡ hàng loạt dự án lớn kéo dài tại TPHCM
- Tân Chủ tịch UBND tinh Bắc Giang 45 tuổi
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình
- Tổng Bí thư: Tăng cường phòng, chống tham nhũng gắn với sắp xếp tinh gọn bộ máy
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt với đội ngũ văn nghệ sỹ
- Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương
- Chủ tịch Quốc hội: Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu để phát triển kinh tế - xã hội
-
Hà Tĩnh: Thắm tình quân dân trong xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2010, Hà Tĩnh bắt tay vào triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng thuận từ Nhân dân, sau 15 năm thực hiện, toàn tỉnh có 100% xã đã về đích NTM; 10/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong thành quả chung ấy, có sự đóng góp quan trọng của lực lượng vũ trang (LLVT) với những công trình, việc làm thiết thực, ý nghĩa.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân khu 7 góp phần vào sự nghiệp xây dựng vững chắc Tổ quốcTổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng Lực lượng vũ trang Quân khu 7 anh hùng sẽ thực hiện thắng lợi và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, lập nhiều chiến công to lớn hơn, góp phần xây dựng Tổ quốc.
-
Ký kết phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác Hội Nông dân, trong chiều ngày 07/01/2025 tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang đã ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2025-2030.
-
Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyềnỞ Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.
-
Nông sản miền núi tỉnh Quảng Ngãi hút khách dịp TếtTại tỉnh Quảng Ngãi, các sản phẩm nông sản đặc trưng miền núi đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt nhu cầu này, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở sản xuất, hợp tác xã đã đẩy mạnh sản xuất, chế biến nhằm cung cấp hàng đặc sản đến người tiêu dùng.
-
Cần Thơ vượt chỉ tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu và nâng caoĐến thời điểm này, thành phố Cần Thơ đã đạt và vượt chỉ tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
-
Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quảnThủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm.
-
Tổng Bí thư tin tưởng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vữngTổng Bí thư tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên sẽ thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ để Hưng Yên sớm trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
-
Đề ra 7 nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ VChiều 6/1, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Rau Quả Việt Nam tổ chức Đại hội Hiệp hội Rau Quả Việt Nam nhiệm kỳ V (2024-2029). Từ năm 2023 đến nay, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc.
-
Các cấp Hội tập trung, quyết tâm thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025Sau 1 ngày làm việc khẩn trương, với không khí làm việc tập trung, nghiêm túc, trách nhiệm, ý kiến tâm huyết, chất lượng, chiều 6/1, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII đã bế mạc, thành công tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix